PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM – DVTH TRẦN TRƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.2.3. Quản lý hàng hóa tồn kho
2.2.3.1. Các chỉ tiêu về đánh giá quản lý HTK
Bảng 4: Bảng phân tích các chỉ số tồn kho
TT Khoản mục 2010 2011 2012
1 Doanh thu 56,786,183,937 59,240,646,572 59,719,838,262
2 Giá vốn 56,786,183,937 59,240,646,572 59,719,838,262
3 Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ 1,524,940,235 2,555,434,043 1,793,452,657 4 Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 2,555,434,043 1,793,452,657 2,651,089,820 5 Trị giá hàng tồn kho bình quân [(3) + (4)]/2 2,040,187,139 2,174,443,350 2,222,271,239
6 Số ngày trong năm 365 365 365
7 Số vòng quay hàng tồn kho (2)/( 5) 27.833 27.244 26.873
8 Thời hạn tồn kho bình quân (ngày) (6)/(7) 13.113 13.397 13.582 9 Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu (5)/(1) 3.59% 3.67% 3.72%
10 Tổng chi phí cho quản lý HTK 64,528,400 68,453,700 71,056,200 11 Chi phí quản lý tính cho 1 vòng quay HTK 2,318,346 2,512,611 2,644,115
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhận xét:
Thông qua số liệu thực tế đã được tính toán trên ta thấy được một bảng tính các chỉ số chỉ tiêu,do đặc điểm kinh doanh của công ty là DN thương mại, lợi nhuận thu được là từ chiết khấu thương mại của hàng bán ra, cụ thể là được 2.75% tính trên hoá đơn nhập vào .Trong đó 0.5% là chiết khấu nếu thanh toán đúng thời hạn 16 ngày mà công ty đề ra,còn lại 2.25% là chiết khấu thương mại, nên ta sẽ thấy ở bảng trên giá vốn hàng bán sẽ bằng với doanh thu bán ra.
Như đã phân tích ở bảng số liệu giá trị hàng hoá xuất ra ,ta thấy mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng quy mô kinh doanh của CN ngày càng tăng lên, điều đó được thể hiện qua việc DT qua các năm đều tăng lên,mặc dù trong năm 2012,mức tăng lên là ít so với năm 2011,nhưng việc có tăng lên chứng tỏ các chính sách phát triển của CN công ty đề ra vẫn đúng đắn.
Ta thấy,giá trị HTK bình quân qua các năm đều tăng lên,nhưng giá trị HTK đầu kỳ và cuối kỳ của từng năm là khác nhau.Cụ thể,trong 2 năm 2010 và 2012,ta thấy được lượng HTK đầu kỳ luôn bé hơn lượng HTK cuối kỳ, chỉ có năm 2011 là ngược lại. Điều này có thể là do trong năm 2011, CN nhận được nhiều đơn đặt hàng,lượng hàng bán xuất ra nhiều nên đến cuối năm lượng HTK còn lại ở kho ít. Ngược lại,cũng có thể do trong năm 2011,nguồn cung hàng hoá bị khan hiếm nên cuối năm kho chỉ còn lại ít hàng hoá ,điều này cũng có thể làm cho số liệu về HTK cuối kỳ giảm đi.
Do đây là các chỉ số về HTK ,mà HTK được lưu giữ ở trong kho của CN quanh năm nên thời gian hoạt động của HTK tại CN 1 năm là 365 ngày,chứ không phải 300 ngày như bình thường.
Trong năm 2010, HTK quay vòng được gần 28 vòng ,năm 2011 giảm xuống còn 27 vòng và đến năm 2012 giảm chỉ còn xấp xỉ 27 vòng/năm.Chỉ tiêu này phản ánh cho ta thấy nếu doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh,nhập hàng đến đâu bán hết đến đó thì hàng tồn kho giảm.Do đó ,sẽ làm cho hệ số vòng quay HTK tăng lên và như vậy sẽ giúp cho rủi ro về mặt tài chính của công ty giảm và ngược lại. Đồng thời,khi hệ số vòng quay hàng tồn kho tăng lên ,thời gian sản phẩm hàng hoá nằm trong kho ngắn lại sẽ giúp giảm chi phí bảo quản,giảm được hao hụt mất mát.Do đó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trong năm 2010,số vòng quay HTK là 28 nhưng đến năm 2011 số vòng quay là 27,giảm 1 vòng ,điều này kéo theo thời gian HTK nằm chờ trong kho bị tăng lên.Cụ thể thời hạn tồn kho bình quân đã tăng từ 13.1 ngày (năm 2010) lên thành 13.4 ngày (năm 2011) ,diễn biến tiếp tục không tốt khi sang năm 2012 số vòng quay đã tiếp tục giảm còn gần 27 vòng/năm kéo theo thời hạn tồn kho bình quân tăng lên 13.6 ngày .Điều này có nghĩa là số ngày HTK chuyển thành doanh thu đã tăng lên làm cho thời gian thu hồi vốn chậm ,khả năng sinh lời giảm, chi phí cho việc bảo quản lưu kho cũng tăng lên . Nguyên nhân của việc tăng giảm bất thường này là do:năm 2011 doanh số bán ra tăng lên cộng với việc trị giá hàng tồn kho lại giảm,dẫn đến số vòng quay tăng lên. Trong khi đó năm 2012 doanh số bán ra vẫn tăng so với năm 2011 nhưng giá trị HTK lại tăng lên nhiều ,dẫn đến số vòng quay HTK trong 1 năm giảm xuống.
Nếu phân tích theo Tổng CP quản lý HTK theo từng năm thì năm 2010 là gần 64.5 triệu đồng,năm 2011 thì tăng lên thành 68.4 triệu đồng/năm, đến năm 2012 là gần 71 triệu đồng/năm. Ta có thể thấy được là CP quản lý luôn tăng qua từng năm,điều này là có thể giải thích được ,lý do là các loại CP trong Tổng CP thì luôn tăng lên qua từng năm,ví dụ như tiền lương nhân viên quản lý, tiền vận chuyển tăng do giá xăng dầu ngày một tăng… làm cho Tổng CP tăng lên là điều dễ hiểu. Điều cốt lõi ở đây là từ bảng phân tích này CN sẽ thấy được CP qua từng năm sẽ là theo quy luật năm sau cao hơn so với các năm trước,để từ đó CN có thể tìm ra các biện pháp nhằm cắt giảm được những CP không cần thiết đi.
CP quản lý tính cho 1 vòng quay của HTK như sau: năm 2010,HTK quay vòng được 27.8 vòng,thời gian mỗi vòng quay sẽ là 13.1 ngày,tổng CP của 1 vòng quay là 2.3 triệu đồng. Đến năm 2011,HTK quay được xấp xỉ 27.2 vòng với thời gian mỗi vòng quay là 13.4 ngày thì tổng CP của mỗi vòng quay là 2.5 triệu đồng. Bỏ qua lạm phát thì ta có thể thấy được,trong năm 2010 thời gian quay 1 vòng của HTK là nhanh hơn nên CP phải bỏ ra cho mỗi vòng quay là ít hơn so với năm 2011,điều này có thể là do khi HTK bị lưu lại trong kho lâu hơn thì sẽ phát sinh thêm các loại chi phí như CP quản lý,CP bảo hiểm.. làm cho Tồng CP bị tăng lên. Trong năm 2012, HTK quay được chỉ gần 26.8 vòng nên thời gian quay 1 vòng của HTK tăng lên thành gần 13.6 ngày,
Trường Đại học Kinh tế Huế
gian quay 1 vòng gần bằng năm 2011 nhưng do có Tổng CP 1 năm tăng so với năm trước nên CP tính cho thời gian quay 1 vòng của năm 2012 vẫn tăng lên,điều này có thể do ảnh hưởng của thời gian quay 1 vòng tăng lên hoặc các CP liên quan tăng lên.
Từ chỉ tiêu này,CN cần có các biện pháp thích hợp để giảm CP cho mỗi vòng quay HTK bằng các cách như sau: tăng số vòng quay HTK trong 1 năm hoặc tìm cách cắt giảm các loại CP không cần thiết nhằm giảm Tổng CP,từ đó CP tính cho 1 vòng quay sẽ được giảm xuống.
Tỷ lệ HTK so với doanh thu năm 2010 chiếm 3.59% trên tổng doanh thu,năm 2011 tăng lên 3.67% và năm 2012 lại tăng lên 3.72% so với doanh thu. Ty lệ này cho ta biết tồn kho trong kỳ so với doanh thu là bao nhiêu. Và như vậy ,tỷ lệ tồn kho trên doanh thu càng thấp càng tốt ,điều đó chứng tỏ được sản phẩm bán ra được nhiều,tồn kho thấp. Ta thấy được trong 3 năm 2010,2011,2012 thì tỷ lệ HTK so với doanh thu đều tăng lên ,điều này là không tốt đối với CN .
Nhìn vào bảng này ta có thể thấy trong các năm tiếp theo đây ,CN phải có các biện pháp thích hợp nhằm giảm bớt được các tỷ số về quản lý HTK có ảnh hưởng xấu vừa nêu ra ,giúp cho CN hoạy động được một cách hiệu quả hơn.
Trường Đại học Kinh tế Huế