PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA VÀ QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TM – DVTH TRẦN TRƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty
2.2.3. Quản lý hàng hóa tồn kho
2.2.3.2. Phân tích tình hình nhập xuất tồn qua các năm
Bảng 5: Bảng phân tích tình hình nhập xuất tồn
Đvt: Đồng Tình hình nhập xuất tồn
2010 2011 2012
So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Nhập 57,825,221,137 58,478,665,186 60,785,615,853 653,444,049 1.13% 2,306,950,667 3.94%
Xuất 56,786,183,937 59,240,646,572 59,719,838,262 2,454,462,635 4.32% 479,191,690 0.81%
Tồn 2,555,434,043 1,793,452,657 2,651,089,820 -761,981,386 -29.82% 857,637,163 47.82%
(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính của CN Công ty TNHH Trần Trương)
Biểu đồ 4: Phân tích tình hình nhập xuất tồn Nhận xét:
Nhìn từ bảng phân tích ta có thể thấy được tình hình nhập xuất tồn là tăng giảm khác nhau qua từng năm ,nhưng tổng giá trị thì luôn tăng lên,điều đó chứng tỏ quy mô kinh doanh của CN luôn luôn phát triển,chính sách kinh doanh của CN là đúng đắn.
Cụ thể,về lượng hàng nhập vào,như đã phân tích ở trên, về giá trị thì lượng hàng nhập vào đều tăng theo từng năm,nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy được lượng nhập vào của năm 2012 đã tăng vượt so với các năm khác,cụ thể là tăng 3.94% so với năm 2011.
Ta thấy được trong 3 năm thì chỉ có năm 2011 là lượng HTK ít nhất so với các năm khác,cụ thể là năm 2010 là 2.5 tỷ đồng thì năm 2011 giảm xuống chỉ còn 1.8 tỷ đồng tương ứng với 1 lượng giảm 761 triệu đồng tức giảm gần 29.82 % giá trị HTK năm trước,đến năm 2012 thì giá trị HTK lại tăng lên lại thành 2.65 tỷ đồng,tăng lên 857 triệu tăng 47.82% so với 2011. Từ những số liệu ta có thể thấy được một dấu hiệu bất thường của HTK, giá trị HTK đang ở mức cao sau đó giảm xuống rất thấp để rồi năm sau lại tăng rất lớn ,gần 1.5 lần so với năm trước. Điều này có thể coi là một dấu hiệu bất thường cần phân tích.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Ta đã biết tồn kho cuối kỳ là do ảnh hưởng của các nhân tố như tồn đầu kỳ,nhập và xuất ra trong kỳ. Lấy các số liệu của năm 2010 làm mốc để so sánh ta có thể thấy: đầu năm 2010 lượng tồn kho là xấp xỉ 1.5 tỷ , giá trị nhập trong kỳ là gần 57 tỷ trong khi giá trị xuất ra là 56 tỷ nên lượng HTK còn lại cuối kỳ tăng lên gần 2.55 tỷ . Cho nên các nhà quản lý luôn luôn cần phải xem xét giữa việc bán ra được bao nhiêu để tính toán lượng nhập vào một cách hợp lý nếu không muốn doanh nghiệp của mình phát sinh thêm các chi phí trong việc tích trữ thêm HTK.
Năm 2011,tình hình kinh doanh lại trái ngược với năm 2010,lượng nhập vào lại bé hơn lượng xuất ra, nhưng do cuối năm 2010 CN đã có lưu kho một lượng hàng tồn lớn nên vẫn đủ khả năng cung cấp,giúp CN không phải chịu cảnh cầu lớn hơn cung.
Do vậy giá trị HTK cuối năm 2011,giảm xuống chỉ còn gần 1.8 tỷ đồng. Điều này là rất tốt bởi vì giảm được số vốn đang ở trong HTK thì doanh nghiệp có thể lấy được số vốn đó để đưa vào kinh doanh tiếp nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó ,giảm được giá trị HTK cũng sẽ làm giảm được các chi phí liên quan đến quản lý HTK,việc này cũng sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho CN.
Năm 2012, do năm 2011 tình hình buôn bán khả quan nên sang năm nay CN đã quyết định nhập về nhiều hàng quá mức dẫn đến việc giá trị hàng nhập vào lớn giá trị hàng xuất ra ,cụ thể giá trị nhập vào tăng hơn 2 tỷ nhưng giá trị bán ra chỉ tăng có hơn nữa tỷ,do vậy nên lượng HTK tăng lên thành gần 2.6 tỷ đồng. Điều này có thể là một dấu hiệu không tốt,có thể cho ta thấy được là nhân viên kế toán trong năm 2012 đã không làm tốt nhiệm vụ của mình,không tính toán ra được số lượng hàng cần thiết phải nhập về trong năm mà sử dụng theo số liệu của tình hình kinh doanh khả quan của năm trước làm cho lượng hàng tồn kho trong năm 2012 bị tăng lên quá nhiều, điều này có ảnh hưởng xấu đến CN ,như tăng thêm một loạt chi phí về HTK như:
CP về nhà cửa và kho hàng.
CP sử dụng thiết bị phương tiện:tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị dụng cụ ,ôtô,năng lượng .
CP về nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý.
Phí tổn về việc đầu tư vào hàng tồn kho: thuế đánh vào HTK ,bảo hiểm cho HTK
Trường Đại học Kinh tế Huế