Chương 2. TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC CÔNG TÁC CHỦ YẾU
6. Khối lượng công tác đào
Hình 2.1. Mặt cắt hố đào
H là độ sâu hố đào được xác định dựa vào độ sâu đặt móng, H=1200mm;
m là hệ số mái dốc phụ thuộc vào cấp đất; Đất cấp 2 (đất cát pha) tương đối tốt Chọn góc nghiêng mái dốc = 76⁰
m = cotg 76 = 0,25⁰
Lb là khoảng cách giữa hai trục móng, được xác định theo số liệu đề bài z là khoảng cách giữa hai mép hố đào
b là khoảng đào mở rộng tính từ mép bê tông lót, được xác định dựa trên ý đồ tổ chức và hướng dẫn của tiêu chuẩn TCVN 4447:2012, b = 200mm
z = Lb – [a + 2*(b +100) + 2*m*H]
Khoảng cách giữa 2 mép móng:
ZM1-M1 = 6000 – [1600 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3200 (mm)
ZM1-M4 = 6000 – [ *(1600 + 1600) + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3200 (mm) ZM2-M2 = 6000 – [1800 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3000 (mm)
ZM2-M3 = 7000– [*(2200 + 1500) + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3950 (mm) ZM3-M3 = 7000 – [1500 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 4300 (mm)
ZM3-M4 = 7000 – [ *1500 + 1375 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3675 (mm) ZM3-M5 = 7000 – [*1500 + 1375 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3675 (mm) ZM5-M5 = 6000 – [1600 + 2*(200+100) + 2*0,25*1200] = 3200 (mm)
Vậy tiến hành đào độc lập.
2.2. Tính khối lượng đất đào a) Đào móng độc lập
B
h
a
b
A
Hình 2.2. Hình dáng hố đào độc lập Công thức tính thể tích hố đào:
V = [a*b+(a+A)*(b+B)+A*B]
Trong đó:
a, b: chiều rộng và chiều dài mặt đáy A, B: chiều rộng và chiều dài mặt trên.
A = a + 2*m*H B = b + 2*m*H
H: chiều sâu hố đào, H = 1,2m.
Bảng 2.1. Khối lượng đất hố móng cần đào
TT a (m) b (m) A (m) B (m)
Thể tích đào 1 móng (m3)
Số lượng móng
Thể tích cần đào
(m3)
Móng M1 2,2 2,8 2,8 3,4 9,336 46 429,46
Móng M2 2,4 2,8 3 3,4 10,08 75 756,00
Móng M3 2,1 2,1 2,7 2,7 6,948 24 166,75
Móng M4 2,2 2,8 2,8 3,4 9,336 4 37,34
Móng M5 2,2 4,85 2,8 5,45 15,486 50 774,30
Tổng 199 2.163,85
b) Đào giằng móng
Hình 2.3. Hình dáng hố đào giằng móng
Chiều sâu hố đào được xác định qua hình vẽ là : hd = 0,4m, đồng thời mở rộng hai bên đáy móng 1 khoảng 0,2m để tiện cho việc đi lại và công tác sửa, chống ván khuôn cho móng,...
Công thức tính thể tích đào:
V=x*h*L Trong đó
x : chiều rộng hố đào
H : chiều cao hố đào h= 0.4m L : chiều dài rãnh đào
Sau khi tính toán ta có bảng tổng hợp khối lượng đất giằng móng
Bảng 2.2. Tính khối lượng đất đào giằng móng Giằng móng x (m) L (m)
Thể tích đào 1 giằng
móng (m3)
Số lượng
móng Thể tích cần đào (m3)
GM1-1 0,75 3,2 0,96 44 42,24
GM1-4 0,75 3,2 0,96 4 3,84
GM2-2 0,75 3 0,9 72 64,8
GM2-3 0,75 3,95 1,185 12 14,22
GM3-3 0,75 4,3 1,29 12 15,48
GM3-4 0,75 3,675 1,103 4 4,412
GM3-5 0,75 3,675 1,103 8 8,824
GM5-5 2 3,2 2,56 48 122,88
TỔNG 276,696
Bảng 2.3. Tổng khối lượng đất cần đào
Loại đất Khối lượng (m3) Đất hố móng 2.163,85 Đất giằng móng 276,696
Tổng 2.440,55
c) Chọn phương pháp và loại máy đào - Chọn phương án máy:
Tổng khối lượng đất đào nhỏ, điều kiện mặt bằng cho phép máy hoạt động dễ dàng và có thể đào liên tục nên ta sử dụng máy đào là chủ yếu kết hợp với sửa hố móng bằng thủ công. Máy thi công trong trường hợp này được doanh nghiệp đi thuê.
Từ điều kiện thi công của công trình, mặt bằng công trình và khối lượng công tác đất cần thi công ta chọn phương án máy đào gầu nghịch để thi công.
Hình 2.4. Mô tả cống tác đào đất bằng máy
Giả thiết mức cơ giới hóa khi đào móng độc lập là 85%, đào đất giằng móng sâu 0,3m bằng máy so với 0,4m do đó tương đương với mức cơ giới hoá 75%, ta tính toán được khối lượng đất được đào bằng máy và sửa bằng thủ công như sau:
Bảng 2.4. Tính toán khối lượng đào đất bằng máy và thủ công Loại móng Tổng khối lượng
đất cần đào (m3)
Mức cơ giới hóa
(%)
Khối lượng đất đào bằng máy
(m3)
Khối lượng đất sửa thủ công
(m3)
Móng độc lập 2.163,85 85% 1.839,27 324,58
Giằng móng 276,696 75% 207,52 69,17
TỔNG 2.046,80 393,75
Đất đào là đất cấp II và kế hoạch doanh nghiệp sẽ thuê và sử dụng máy xúc một gầu nghịch dó đó sẽ chọn sử dụng máy đào có dung tích từ 0,4 – 0,65m³. Dựa vào điểu kiện thị trường và sổ tay chọn máy thi công chọn máy đào gầu nghịch dẫn động thủy lực KOMATSU MS110WS(W)
Bảng 2.5. Thông số kỹ thuật của máy
STT Nội dung Ký hiệu Thông số
1 Dung tích gầu (m3) Q 0,4
2 Bán kính đào (m) R 7,33
3 Chiều sâu đào (m) H 4,5
4 Chiều cao đổ (m) h 5,5
5 Trọng lượng máy (tấn) Q 10,81
6 Thời gian một chu kỳ (s) khi góc quay ϕ = 90o,
đất đổ tại bãi tck 18,5
- Tính toán năng suất giờ thực tế của máy đào:
Trong đó:
Ntt: là năng suất định mức của máy đào (m3/ca máy);
Tck: thời gian của một chu kỳ (s), tính theo công thức:
Tck = tck x Kvt x Kquay
tck: Thời gian một chu kỳ khi góc quay ϕ = 90 đất đổ tại bãi ⁰
Kvt: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy đào, Kvt = 1 khi đổ tại bãi Kvt =1,1 khi đổ lên thùng xe
Kquay: Hệ số phụ thuộc vào góc quay cần với của máy đào, ϕquay = 90ο nên Kquay = 1,0.
Tck = 18,5x1,1x1 = 20,35 (s)
Kđ: hệ số đầy gầu, phụ thuộc vào loại gầu, cấp và độ ẩm của đất, Kđ = 0,95.
Kt: hệ số tơi của đất Kt = 1,1 ÷ 1,4
Ktg: hệ số sử dụng thời gian, Ktg = 0,7 ÷ 0,8 Tca: thời gian làm việc của một ca, Tca = 8h.
Bảng 2.6. Tính toán năng suất đào thực tế của máy Nội dung Ký hiệu Thông số
Dung tích gầu (m3) q 0,4
Hệ số đầy gầu Kd 0,95
Hệ số tơi của đất Kt 1,15