XIII Cơ sở lập tổng mặt bằng thi công 1 Khái niệm, ý nghĩa
Tổng mặt bằng thi công công trình là bình đồ bố trí tổng thể hiện trường thi công hạng mục công trình, phản ánh bố cục không gian phục vụ hoạt động xây lắp trên công trường xây dựng.
Trên tổng mặt bằng thi công, ngoài sự thể hiện các công trình đã có và sẽ xây dựng, cần mô tả rõ gải pháp bố trí các hạng mục tạm thời phục vụ thi công trên phạm vi toàn công trường như: các cơ sở sản xuất phụ trợ, hệ thống kho bãi, nhà cửa và các hạng mục kèm theo ăn ở làm việc, phúc lợi sinh hoạt đáp ứng nhu cầu của những hoạt động trên công trường, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, hệ thống giao thông và bến bãi…
25.Nguyên tắc thiêt kế tổng mặt bằng thi công
- Tiết kiệm sử dụng đất tạm thời, việc này vừa ngăn chặn tình trạng chiếm dụng đất canh tác 1 cách bừa bãi, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý sản xuất trên công trường và tiết kiệm kinh phí thuê đất thi công.
- Đưa ra giải pháp xây dựng tạm có chi phí xây dựng thấp nhất.
- Phải chọn phương án giảm chi phí vận chuyển, tạo cho công tác vận chuyển nội bộ trên công trường được thuận lợi nhất.
- Phải tôn trọng yêu cầu phòng hỏa và kỹ thuật an toàn.
- Đối với những dự án xây dựng lớn, thời gian thi công dài thì nhà làm việc, ăn ở và công trình sinh hoạt – phúc lợi phải đặt ở địa điểm sạch sẽ, thoáng mát, thuận lợi cho làm việc và sinh sống.
- Trên bản vẽ tổng mặt bằng, các hạng mục vĩnh cửu và tạm thời phải được thể hiện rõ rang, đúng vị trí, đúng kích thước tỷ lệ, phù hợp các quy định về ký hiệu hình vẽ.
Phải có dấu hiệu chỉ phương hướng và hoa gió.
- Phải làm rõ yêu cầu về đảm bảo vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường trong khu vực.
26.Nội dung khi bố trí tổng mặt bằng
Trên bản vẽ tổng mặt bằng cần thực hiện và làm rõ các nội dung sau đây:
- Vị trí, kích thước của hạng mục công trình
- Vị trí đặt và di chuyển của các loại cần cẩu, các phương tiện vận chuyển lên cao (thăng tải, thang máy thi công…).
- Đường đồng mức địa hình, các vị trí mốc trắc đạc, mốc san nền (nếu cần).
- Bố trí hạng mục, các giải pháp tạm thời phục vụ thi công như trạm trộn bê tông, nơi gia công cốt thép, ván khuôn…
- Vị trí và diện tích kho bãi để cấu kiện, nguyên vật liệu, thiết bị thi công; thiết bị công nghệ; mặt bằng lắp ráp, khuếch đại cấu kiện lắp ghép…
- Vị trí đường giao thông, đường di chuyển của các máy móc - thiết bị thi công.
- Vị trí đường cấp nước, điện.
- Bố trí giải pháp cứu hỏa, an toàn thi công.
- Giải pháp ăn nghỉ, vệ sinh cá nhân trong ca làm việc…
XIV Xác định nhu cầu kho bãi, nhà tạm phục vụ thi công 1 Xác định nhu cầu kho bãi
Căn cứ vào quy định loại kho trong xây dựng, điều kiện thi công trên công trường, phương thức vận chuyển… có thể phân loại kho như sau:
- Kho công trường: là kho được bố trí để chứa các loại nguyên vật liệu phục vụ thi công các hạng mục trên toàn công trường.
- Kho công trình: là kho vật liệu phục vụ thi công một hạng mục cụ thể.
- Kho thuộc sản xuất phụ trợ: là kho chứa nguyên vật liệu phục vụ các đơn vị sản xuất phụ trợ.
Căn cứ vào phương pháp bảo quản vật liệu, có thể phân loại kho trên công trường xây dựng như sau:
- Kho lộ thiên, đó sân bãi để các loại vật liệu, cấu kiện không bị xâm hại do tác động trực tiếp của thời tiết, như gạch ngói, đá, cát, sỏi…
- Kho có mái che đơn giản (lều lán) loại kho này dùng để chứa các loại nguyên vật liệu cần phải tránh các tác động trực tiếp của mưa nắng,như gỗ xẻ, sắt thép…
- Kho kín, là loại kho có mái che chống thấm, chống dột, có tường bao, tường ngăn kín, có thể phải làm sàn cách ẩm. Loại kho này dùng để chứa các loại nguyên vật liệu như Xi măng, sản phẩm thạch cao; các loại vật liệu vật tư đắt tiền như trang thiết bị vệ sinh, điện, nước…
- Kho chuyên dùng, là loại kho chứa các nguyên vật liệu có tính năng đặc biệt như:
xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ, xi măng rời.
Diện tích kho bãi được xác định theo công thức:
= 56,569 x 0,72 x 1,3 = 52,95 m2 Trong đó:
S: Diện tích kho bãi
Qdt: Khối lượng cần dự trữ. (Giá trị lớn nhất của đường vật liệu tồn kho) Qd t= 56,569 (T)
ĐMdt: Định mức diện tích để cất chứa 1 đơn vị vật tư, ĐMdt = 0,72m2/T
K: Hệ số kể đến diện tích phụ trong kho bãi, với kho kín như kho xi măng k=1,3.
27.Xác định nhu cầu nhà tạm
Xây dựng một số nhà cửa, công trình kiến trúc để phục vụ cho hoạt động quản lý, hành chính, chuyên môn và những yêu cầu sinh sống, phúc lợi của tập thể cán bộ - công nhân viên tham gia xây dựng công trình. Các công trình loại này có thể được phân chia
như sau:
Nhà dùng cho công tác quản lý hành chính và các hạng mục phụ trợ khác như: nhà làm việc, hội họp, giao ban – điều độ sản xuất, nhà để xe, trạm phòng cháy chữa cháy…
Các loại nhà ở và nhà khách.
Các công trình phục vụ công cộng, dịch vụ, phúc lợi như: nhà ăn, nhà trẻ, trường học, bưu điện, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm y tế…
2.1. Xác định số lượng công nhân Xác định số lượng công nhân:
Công nhân sản xuất chính (Biểu đồ nhân lực có tung độ lớn nhất):
Số công nhân trung bình:
- Công nhân hoạt động sản xuất phụ trợ:
K2 là hệ số xác định số công nhân hoạt động phụ trợ,
Số công nhân phụ trợ ở mức cao nhất:
- Nhân viên hành chính kỹ thuật:
K3 là hệ số xác định số nhân viên hành chính và kỹ thuật, K3 = 20%
- Nhân viên và lao động phục vụ trên công trường:
K4 là hệ số xác định số nhân viên và lao động trên công trường, K4 = 8%
- Tổng số cán bộ, công nhân làm việc trên công trường:
- Xác định diện tích các loại nhà tạm:
Bảng 4.1. Diện tích nhà tạm
TT Loại nhà tạm Số lượng Số người sử dụng
(người)
Định mức diện tích
nhà tạm (m2/người)
Diện tích nhà tạm
1
Nhà ở và điều hành của ban chỉ
huy công trường 1 14 10 140
2 Nhà ở công nhân 1 60 5 300
3 Nhà bảo vệ 1 6 5 30
4 Nhà ăn 1 89 2 178
5 Nhà tắm 1 89 1 89
6 Trạm y tế 1 10 10
7 Nhà vệ sinh 1 89 0,5 44,5
Tổng 791,5
28.Xác định nhu cầu điện nước phục vụ thi công công trường 3.1. Xác định nhu cầu điện
Điện dùng cho thi công:
Trong đó:
: Tổng nhu cầu về điện cần cung cấp trên công trường (kVA).
: Công suất định mức của các loại động cơ điện (kW) gồm: máy trộn bê tông, máy đầm bàn. Máy đầm dùi, máy trộn vữa, máy bơm Bê tông
: Dung lượng định mức của máy hàn và các nhu cầu dòng điện trực tiếp cho sản xuất (kW). Gồm: Máy hàn, máy cắt, uốn cốt thép.
: Dung lượng chiếu sáng trong phòng và các nhu cầu có liên quan (kW).
: Dung lượng chiếu sáng ngoài nhà (kW).
: Hệ số công suất bình quân của động cơ điện các loại.
: Hệ số nhu cầu dùng điện các loại (lấy trong bảng 8.7 – Giáo trình tổ chức thi công xây dựng).
Bảng 4.2. Bảng thống kê số lượng, công suất máy móc và thiết bị thi công TT Máy thi công Số lượng Công suất
(kW)
Tổng (kW)
1 Máy trộn bê tông 1 3.8 3.8
2 Máy đầm bàn 2 1 2
3 Máy đầm dùi 1 1 1
4 Máy trộn vữa 1 3.2 3.2
5 Máy bơm bê tông 1 55 55
6 Máy hàn 7 23 161
7 Máy cắt uốn 3 5 15
Tổng 241
Điện cho sinh hoạt: Để xác định nhu cầu điện trong nhà cần căn cứ diện tích cần chiếu sáng và công suất định mức tính trên 1 m2. Định mức và bảng tính được thể hiện như sau:
Bảng 4.3. Bảng thống kê nhu cầu điện cho sinh hoạt
TT Điểm dùng điện Diện tích (m2)
Công suất cho 1 đơn vị (w/m2)
Tổng công suất
(kW) 1 Nhà ở và điều hành của ban
chỉ huy công trường 140 15 2,1
2 Nhà ở công nhân 300 15 4,5
3 Nhà bảo vệ 30 15 0,45
4 Nhà ăn 178 15 2,67
5 Nhà tắm 89 3 0,267
6 Trạm y tế 10 15 0,15
7 Nhà vệ sinh 44,5 3 0,1335
Tổng 10,2705
Vậy tổng nhu cầu về điện cung cấp trên công trường là:
3.2. Xác định nhu cầu nước và lựa chọn ống dẫn Nước phục vụ sản xuất
Trong đó:
Q1: nước phục vụ sản xuất (l/giây).
qi: là khối lượng các loại công tác cần dùng nước và các hộ dùng nước sản xuất trên công trường.
Lượng nước lớn nhất này là vào các ngày đổ bê tông móng:
Khối lượng bê tông móng lớn nhất qi = 36,35 m3. Khối lượng đá dăm cần dùng: 36,35 x 0,8 = 29,08 m3 : định mức sử dụng nước theo một đơn vị của qi: Trộn bê tông: 200 l/m3
Rửa đá sỏi: 400 l/m3
1,2: hệ số dùng nước sản xuất chưa tính hết.
là hệ số dùng nước sử dụng nước sản xuất không đều, K1 = 1,5
Nước phục vụ cho sinh hoạt tại hiện trường
Trong đó:
: số công nhân có mặt lớn nhất trên hiện trường thi công trong ngày,(người).
1,2: hệ số dùng nước trên hiện trường cho những người chưa được tính đến.
: định mức dùng nước cho mỗi người trên hiện trường, lấy : hệ số sử dụng nước không đều, K2 =1,3
Nước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tại nơi ở Trong đó:
Nn: là số người sinh sống tại các khu nhà ở của công trường, Nn = 89
1,2: là hệ số dùng nước trên hiện trường cho những người chưa được tính đến.
Dn3: là định mức dùng nước cho mỗi người tại nơi ở, lấy Dn3 = 60 l/ngày.
K3: là hệ số sử dụng nước không đều, K3 = 1,2
Nước phòng hỏa
Lượng nước phòng hỏa đối với công trường: Diện tích công trường < 25 ha
→ Q4 = 15 l/s
Vậy lượng nước toàn bộ là:
Trong đó: 10% là lượng nước tăng thêm để bù vào tình trạng đường ống bị rò rỉ tại công trường.
Xác định đường kính ống
Q: lượng nước cần dùng theo thiết kế (l/s) v: lưu tốc của nước trong ống (m/s)
Chọn ống nước có đường kính là D = 110 mm.
XV Thiết kế tổng mặt bằng thi công và đánh giá tổng mặt bằng 1 Thiết kế tổng mặt bằng thi công
Dựa trên các yêu cầu có tính nguyên tắc khi thiết kế tổng mặt bằng, các kết quả tính toán về diện tích kho bãi, nhà tạm và mặt bằng quy hoạch tổng thể của công trình xây dựng để thiết kế tổng mặt bằng thi công cho phù hợp.
Trên tổng mặt bằng thể hiện các nội dung sau:
- Thể hiện vị trí công trình xây dựng.
- Vị trí đặt và diện tích của các loại nhà tạm để ở và điều hành thi công. Các công trình tạm này phải ưu tiên đặt ở đầu hướng gió.
- Đường tạm phải thể hiện rõ rang ở lề đường, kích thước đường. những khu vực góc quay phải đảm bảo bán kính quay theo yêu cầu.
- Thể hiện vị trí đặt máy trộn, bãi tập kết vật liệu rời. Khi bố trí bãi trộn, bãi vật liệu như cát gạch, cát phải lưu ý đặt cùng phía công trình so với đường giao thông nội bộ để đảm bảo an toàn trong khâu trung chuyển và hạn chế hao hụt. Các vị trí này đặt cùng với nhà vệ sinh nên đặt cuối hướng gió.
- Thể hiện vị trí và diện tích của kho công cụ dụng cụ.
- Tổng mặt bằng thi công thể hiện trong bản vẽ.
29.Đánh giá tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công được đánh giá thông qua các hệ số:
- Hệ số xây dựng phản ánh việc dùng đất thi công được xác định theo công thức sau:
= = 0,5 Trong đó:
Scm: tổng diện tích các công trình có mái che (cả công trình tạm lẫn công trình đang xây dựng).
Stmb: diện tích tổng mặt bằng thi công, được tính bằng phần đất phía trong hàng rào.
Skm: tổng diện tích không có mái che phục vụ thi công, các bãi chứa vật liệu, đường tạm.
- Hệ số sử dụng diện tích, được xác định theo công thức sau:
= = 0,57