Văn học từ thế kỷ XVIII - XIX

Một phần của tài liệu GIÁO án DAY THEM VAN 7 2020 (Trang 61 - 64)

TIẾT 18: CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU

3. Văn học từ thế kỷ XVIII - XIX

- Đề cao vai trò người phụ nữ (Bánh trôi nước)

4. Củng cố:

- Nhắc lại những nội dung chính của thơ trung đại.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Nắm nội dung bài.

- Chuẩn bị bài: “Tình yêu quê hương đất nước trong thơ trữ tình trung đại”.

---šš---

Ngày soạn: 26/11/2018 Ngày giảng: 28/11/2018

Chủ đề 4: THƠ TRUNG ĐẠI

TIẾT 20: NỘI DUNG CHÍNH CỦA THƠ TRUNG ĐẠI (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong thơ trung đại Việt Nam.

2. Kỹ năng: - Kỹ năng tìm hiểu nội dung kiến thức.

- Bồi dưỡng tư duy ngôn ngữ, tư duy khoa học.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Giáo án + TLTK.

- Học sinh: Vở ghi

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: kiểm diện sĩ số, ổn định nề nếp

2. Bài cũ: Nêu một vài nét tiêu biểu về nghệ thuật thơ trung đại.

3. Bài mới:

VHTĐVN tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm hứng yêu nước; cảm hứng nhân đạo, thế sự. Được chia thành các giai đoạn:

+ Giai đoạn văn học Lý- Trần (Từ TK XI đến TK XIV) + Giai đoạn văn học đời Lê (TK XV)

+ Giai đoạn văn học từ TK XVI đến nửa đầu TK XVIII

+ Giai đoạn văn học từ nửa sau TK XVIII đến nửa đầu TK XIX

+ Giai đoạn văn học nửa cuối TK XIX (Văn học yêu nước chống Pháp) Những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam

1. Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo a. Chủ nghĩa yêu nước:

Văn hóa Ðại Việt, văn chương Ðại Việt khởi nguồn từ truyền thống sản xuất và chiến đấu của tổ tiên, từ những thành tựu văn hóa và từ chính thực tiễn hàng nghìn năm đấu tranh chống giặc ngoại xâm phương Bắc.

Hiếm thấy một dân tộc nào trên thế giới lại phải liên tục tiến hành những cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Nhà Tiền Lê, nhà Lý chống Tống.

Nhà Trần chống Nguyên Mông. Nhà Hậu Lê chống giặc Minh. Quang Trung chống giặc Thanh. Những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại được tiến hành trong trường kỳ lịch sử nhằm bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc không những tôi luyện bản lĩnh dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tin, khí thế hào hùng của dân tộc mà còn góp phần làm nên một truyền thống lớn trong văn học Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước.

Ðặc điểm lịch sử đó đã quy định cho hướng phát triển của văn học là phải luôn quan tâm đến việc ca ngợi ý chí quật cường, khát vọng chiến đấu, chiến thắng, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý thức trách nhiệm của những tấm gương yêu nước, những người anh hùng dân tộc quên thân mình vì nghĩa lớn. Có thể nói, đặc điểm này phản ánh rõ nét nhất mối quan hệ biện chứng giữa lịch sử dân tộc và văn học dân tộc.

Quá trình đấu tranh giữ nước tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học, bồi đắp, phát triển ý thức tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ. Cho nên, chế độ phong kiến có thể hưng thịnh hay suy vong nhưng ý thức dân tộc, nội dung yêu nước trong văn học vẫn phát triển không ngừng.

Các tác phẩm văn học yêu nước thời kỳ này thường tập trung thể hiện một số khía cạnh tiêu biểu như:

- Tình yêu quê hương - Lòng căm thù giặc - Ý thức trách nhiệm

- Tinh thần vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc - Ý chí quyết chiến, quyết thắng

- Ðề cao chính nghĩa của người Việt Nam trong những cuộc kháng chiến.

b. Chủ nghĩa nhân đạo

Văn học do con người sáng tạo nên và tất yếu nó phải phục vụ trở lại cho con người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo là một phẩm chất cần có để một tác phẩm trở thành bất tử đối với nhân loại. Ðiều này cũng có nghĩa là, trong xu hướng phát triển chung của văn học nhân loại, VHTÐVN vẫn hướng tới việc thể hiện những vấn đề của chủ nghĩa nhân đạo như:

- Khát vọng hòa bình

- Nhận thức ngày càng sâu sắc về nhân dân mà trước hết là đối với những tầng lớp thấp hèn trong xã hội phân chia giai cấp

- Ðấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống của con người, chống lại ách thống trị của chế độ phong kiến.

- Ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động

- Tố cáo mạnh mẽ và đấu tranh chống những thế lực phi nhân.

2. Văn học viết phát triển dựa trên những thành tựu của văn học dân gian - Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phải phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. Trong tình hình cụ thể của VHTÐVN, mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

+ Sau khi nước nhà độc lập, nhu cầu thiết yếu mà nhà nước phong kiến Việt Nam cần phải chú ý là việc xây dựng một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu bành trướng, đồng hóa của kẻ thù phương Bắc và nâng cao lòng tự hào dân tộc.

+ Những tác phẩm bằng chữ Hán trong thời kỳ này thường dễ xa lại với quần chúng bình dân, tác phẩm ít được truyền tụng rộng rãi. Vì vậy, càng về sau, nhu cầu quần chúng hóa, dân tộc hóa tác phẩm ngày càng mạnh mẽ. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, chỉ có văn học dân gian là nhân tố tích cực nhất.

Quá trình kế thừa, khai thác VHDG là một quá trình hoàn thiện dần các yếu tố tinh lọc từ VHDG bắt đầu từ thơ ca Nguyễn Trãi về sau (Thời Lý- Trần, việc tiếp thu nguồn VHDG chưa được đặt ra đúng mức).

+ Văn học viết tiếp thu từ văn học dân gian chủ yếu là về đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mỹ, chủ yếu là khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.

+ Trong quá trình phát triển, hai bộ phận luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển (Những tác động trở lại của văn học viết đối với văn học dân gian.

3. Văn học viết phát triển dựa trên cơ sở tiếp thu, tinh lọc những yếu tố tích cực của hệ ý thức nước ngoài

- Sự du nhập của các học thuyết vào Việt Nam chủ yếu do các nguyên nhân sau:

+ Vấn đề giao lưu văn hóa giữa các dân tộc là một vấn đề mang tính quy luật. Từ xưa, nước ta và các vùng phụ cận đã có sự giao lưu văn hóa nhưng chỉ trong phạm vi hẹp, chủ yếu là từ Trung Quốc sang.

+ Hơn 1000 năm bắc thuộc, dân tộc ta không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự bành trướng văn hóa và nhất là âm mưu đồng hóa của kẻ thù. Những tên quan lại phương Bắc sang đô hộ Việt Nam không chỉ bóc lột, vơ vét tài nguyên mà còn truyền bá rộng rãi các học thuyết triết học có nguồn gốc từ Trung Quốc vào Việt Nam một cách khéo léo và thâm hiểm.

+ Khi nhà nước phong kiến VN bắt đầu hình thành, giai cấp thống trị không có mẫu mực nào khác hơn là nhà nước PK TQ đã tồn tại trước đó hàng nghìn năm và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc lợi dụng các học thuyết triết học như một công cụ đắc lực trong việc củng cố ngai vàng, thống trị nhân dân.

- Các học thuyết Nho - Phật - Lão đều có những điểm tích cực nhất định nên các nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thời Trung đại đã chú ý khai thác, tinh lọc, vận dụng sao cho nét tích cực đó phát huy tác dụng trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử.

Một phần của tài liệu GIÁO án DAY THEM VAN 7 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w