Dạng II: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
2. Những yêu cầu cơ bản khi làm bài
a, Đọc kĩ, tìm hiểu sau khi biểu cảm và hiểu giá trị nội dung của tác phẩm.
- Đối với văn xuôi:
+ Nhớ nội dung, bố cục, nhân vật, sự kiện + Thuộc một số đoạn văn hay.
- Đối với thơ + Thuộc thơ
+ Nắm chắc, ghi lại những nội dung cơ bản và nghệ thuật của tác phẩm (từ ngữ, nhịp điệu các biện pháp tu từ. Thể thơ, các hình ảnh tượng trưng).
=> Từ những hiểu biết mà hình thành ấn tượng, cảm xúc về tác phẩm.
b, Bài văn phát biểu cảm nghĩ phải có cảm xúc, suy nghĩ riêng của người viết c, Để tìm ý cho bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học nên đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:
- Tác phẩm có mấy nội dung? Nội dung ấy có gì hấp dẫn hoặc để lại cho em ấn tượng gì sâu sắc?
- Tác phẩm có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Thể loại, ngôn ngữ, bố cục trong tác phẩm có gì đặc biệt? Những chi tiết nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc và đó là ấn tượng gì?
- Những chi tiết, hình ảnh nào để lại cho em những rung cảm sâu sắc nhất, những chi tiết ấy khiến em liên tưởng đến hình ảnh chi tiết trong tác phẩm nào khác mà em đã học.
- Tác phẩm giúp em hiểu thêm điều gì về tác giả (tâm hồn, tư tưởng, nhân cách).
- Tác phẩm giúp em có suy nghĩ, cảm xúc gì và rút ra được bài học nào cho mình trong cuộc sống.
d, Các thao tác phân tích dẫn chứng trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
* Giảng giải: là cắt nghĩa, lý giải cái hay, cái đặc sắc của một từ ngữ, hình ảnh, chi tiét trong tác phẩm văn học. Đây là thao tác thường gặp để giúp người đọc hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Để giảng giải tốt cần rất nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến khả năng cảm nhận từ ngữ. Có hiểu nghĩa của từ mới hiểu được ý nghĩa gửi gắm trong những từ ngữ ấy.
* Liên tưởng, so sánh:
- Đây là thao tác rất hay gặp trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Đọc một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ…trong tác phẩm này chúng ta có thể liên tưởng đến một chi tiết, hình ảnh, từ ngữ trong tác phẩm khác.
- So sánh chính là làm rõ chỗ giống và khác nhau của tác giả này với tác giả khác;
của cùng một tác giả nhưng ở những giai đoạn khác nhau.
- Liên tưởng, so sánh làm cho bài viết phong phú, sâu sắc hơn. Tuy nhiên chỉ những chi tiết, hình ảnh hay trong bài mới nên tìm đối tượng so sánh.
* Hình dung, tưởng tượng
- Là nhập vào thế giới nhân vật, hình ảnh của tác phẩm để hình dung về tư thế, hình ảnh, tâm trạng của nhân vật, không gian - thời gian của tác phẩm.
- Thao tác hình dung, tưởng tượng là cách tốtt để người viết đưa yếu tố tự sự.
Miêu tả vào trong bài văn biểu cảm một cách tự nhiên và hiệu quả.
e, Sử dụng từ ngữ và viết câu trong bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Trong bài văn biểu cảm cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu dài, câu ngắng, câu cảm, câu hỏi để bộc lộ cảm xúc.
- Đôi khi không nên sử dụng kiểu câu khẳng định tuyết đối.
3. Bố cục chung
a, Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ấn tượng, cảm nghĩ chung về tác phẩm.
b, Thân bài: - Lần lượt nêu cảm nghĩ của mình về từng khía cạnh tác phẩm. (Về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm )
c, Kết bài: - Khẳng định giá trị của tác phẩm, cảm xúc cá nhân về tác phẩm.
4. Các dạng bài cơ bản và cách làm từng dạng bài 4.1. Các dạng bài cơ bản
- Phát biểu cảm nghĩ về nhan vật văn học.
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn xuôi.
4.2. Cách làm từng dạng bài
4.2.1. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.
a, Khái niệm: Là bài văn trình bày những cảm nghĩ của bản thân một cách thành thật, sâu sắc về một nhân vật văn học nào đó.
b, Yêu cầu
- Nhân vật được phát biểu cảm nghĩ thường là nhân vật chính, chính diện.
- Có thể phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật hoặc một nhóm nhân vật.
- Khi phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học.
+ Sắp xếp lại toàn bộ những cảm nghĩ, ấn tượng chân thật của bản thân theo từng nội dung; vấn đề cụ thể và trình bày nó một cách mạch lạc, hệ thống.
+Ngoài cảm nghĩ cá nhân về nhân vật còn phải nêu những chứng cứ ở nhân vật để làm căn cứ thuyết phục, chứng tỏ những cảm nghĩ của mình là đúng đắn, xác thực (chứng cứ của nhân vật cụ thể là hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ, hành đồng, ý nghĩa tình cảm của nhân vật…những biểu hiện này giúp ta nhận xét đánh giá khách quan trung thực đối với nhân vật để ta có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của ta: yêu, ghét, tin tưởng, quý mến, khâm phục, mến mộ, học tập…).
+ Ngoài cảm nghĩ về nhân vật còn từ nhân vật mà suy nghĩ về con người và đời sống để rút ra những bài học khi tiếp xúc cụ với nhân vật ấy.
c, Cách làm Cách 1: Chuẩn bị
- Đọc kĩ tác phẩm, nắm vững nhân vật được yêu cầu phát biểu cảm nghĩ.
+ Họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp, hoàn cảnh ra đình, hoàn cảnh lịch sử, thời đại mà nhân vật sống.
+ Ngoại hình (nếu không được tả thì dựa vào nội dung tác phẩm để hình dung).
+ Lời nói, hành động, tư tưởng, tình cảm cụ thể của nhân vật.
+ Tâm trạng, tư tưởng, tình cảm cụ thể của nhân vật.
=> Dựa vào những đặc điểm nêu trên để phát biểu cảm nghĩ của bản thân về nhân vật.
Cách 2: Dàn ý - Mở bài: Dàn ý
+ Giới thiệu nhân vật, xuất xứ nhân vật (trong tác phẩm nào? của ai?).
+ Phát biểu cảm nghĩ chung nhất về nhân vật đó.
- Cách viết:
ã Trực tiếp: diễn đạt lần lượt từng nội dung trờn.
ã Giỏn tiếp: Diễn đạt mở rộng theo một trong 2 cỏch sau.
+ Cách 1: Nêu vài nhận xét về tác giả, hệ thống đề tài chủ đề nhân vật mà tác giả quen sáng tác.
+ Cách 2: Nêu vài nét về loại nhân vật trong văn học có đặc điểm tương tự như nhân vật sẽ phát biểu cảm nghĩ.
Thân bài: Viết lần lượt các nhóm cảm nghĩ về nhân vật: cảm xúc, suy nghĩ về hình dáng, đặc điểm bên ngoài, hành động, việc làm, ý nghĩ của nhân vật. Mỗi nhóm như vậy phải đảm bảo các ý sau:
+ Nêu cảm nghĩ.
+ Đưa chứng cứ.
+ Phân tích các đặc điểm cơ bản.
+ Liên hệ về bản thân, với đời sống, với các nhân vật.
- Cách viết:
+ Theo lối diễn: viết theo trình tự nội dung trên.
+ Theo lối quy nạp: Đưa chứng cứ (dẫn chứng) => rút ra cảm nghĩ
=> liên hệ (nếu có) - Kết bài:
+ Tóm tắt những cảm nghĩ chủ yếu, quan trọng.
+ Nêu bài học, tác động, rút ra từ nhân vật đối với bản thân, đối với đời sống.
4.2.2. Biểu cảm về tác phẩm thơ 1. Yêu cầu
- Biểu cảm về tác phẩm thơ đòi hỏi người viết phải nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình trên cơ sở cảm thụ bài thơ đó.
- Bài viết phải nêu được cảm xúc, suy nghĩ đối với cảnh, đối với người với hình ảnh độc đáo, câu chữ hay trong bài thơ.
- Cần vận dụng linh hoạt các cách lập ý để bài làm có sự mạch lạc.
* Yêu cầu cụ thể
- Đọc kỹ bài thơ, nắm vững thời điểm ra đời, tác giả, nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật.
- Cảm nhận và hình thành ấn tượng, cảm xúc chung nhất về bài thơ.
- Đi đâu vào hình ảnh, tâm trạng, câu chữ, nhịp điệu mà bài thơ gợi lên cảm xúc và ấn tượng.
- Có thể tham khảo các ý kiến phân tích, đánh giá bài thơ nhưng cần chú ý trình bàt cảm xúc và ấn tượng của riêng mình chứ không nhắc lại ý kiến người khác.
2. Lập dàn ý 2.1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm xúc ban đầu về bài thơ.
2.2. Thân bài
a, Nêu cảm xúc về hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b, Nêu cảm xúc về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Nội dung: Bài thơ viết về vấn đề gì? gồm mấy nội dung? Do đó để lại cho em ấn tượng, cảm xúc gì?
Nghệ thuật: Bao gồm (từ ngữ, nhịp điệu, hình ảnh, các biện pháp tu từ…).
2.3. Kết bài
- Nêu cảm xúc người viết.
- Dự cảm về sức sống của bài thơ.
4.2.3. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm truyện 1. Yêu cầu
- Đọc kĩ tác phẩm, nắm chắc thời điểm ra đời, sự liên quan của tác phẩm với các tác phẩm khác của nhà văn, nội dung và nét độc đáo nghệ thuật của tác phẩm.
- Hình thành cảm nhận và ấn tượng chung nhất về tác phẩm về nhân vật chính của tác phẩm.
- Đi sâu vào những cảm xúc, ấn tượng chính xung quanh các nhân vật, hành động và ứng xử của nhân vật chính, các chi tiết quan trọng, nổi bật của tác phẩm.
- Bày tỏ thái độ khen, chê, tán thành, phản đối với cách giải quyết vấn đề của tác giả và tác phẩm.
- Có thể đọc bài phê bình của tác phẩm nhưng chỉ để tham khảo người viết phải có thái độ, cảm xúc, đánh giá riêng của mình.
2. Dàn ý
2.1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ấn tượng chung về tác phẩm 2.2. Thân bài
- Cảm xúc về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Cảm xúc, suy nghĩ về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Giá trị nội dung (về các nhân vật; nhân vật chính; chi tiết nổi bật) Giá trị nghệ thuật (yếu tố nghệ thuật…)
2.3. Kết bài
- Nêu cảm xúc người viết.
- Dự cảm về sức sống của tác phẩm.
5. Một số đề luyện vận dụng.
Đề 1: Cảm nghĩ của em về hai nhân vật Thành và Thuỷ trong truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài.
Đề 2: Cảm nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh.
Đề 3: Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và
“Rằm tháng Giêng”.
Đề 4: Hình ảnh người mẹ trong hai văn bản “Mẹ tôi” (E - môn - đô đơ A - mi - xi) và “ Cổng trường mở ra” (Lý Lan).
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức về văn biểu cảm.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa vào dàn ý, viết thành bài hoàn chỉnh.