Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm

Một phần của tài liệu GIÁO án DAY THEM VAN 7 2020 (Trang 82 - 93)

TRONG VĂN BIỂU CẢM

I. ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM

4. Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm

- Nhân hoá - Ẩn dụ - Điệp ngữ

II. LUYỆN TẬP:

Đề bài 1: Cảm nghĩ về mùa xuân - Tìm hiểu đề:

+ Nêu cảm xúc của mình đối với mùa xuân

+ Mùa xuân đã gợi suy nghĩ, cảm xúc của mình như thế nào?

- Lập dàn ý:

+ MB: Nêu lý do để có cảm xúc

Cảm nhận chung về mùa xuân

+ TB: Nêu ý nghĩa của mùa xuân đối với con người, cây cỏ, vạn vật.

Mùa xuân mang lại sức sống

Mùa xuân đánh dấu bước đi của ĐN, con người

→ Cảm nghĩ của em về mùa xuân Mùa đơm hoa kết trái

Mùa sinh sôi của vạn vật Mùa HT lên một bước mới

Mùa thêm tuổi đời

+ KB: ấn tượng sâu sắc về mùa xuân TIẾT 28:

CÁCH LÀM TỪNG DẠNG BÀI CỤ THỂ Dạng I: Biểu cảm về sự vật, con người

*Biểu cảm về sự vật

- Cảm nghĩ về một loài cây, loài hoa, loài quả.

+ Cây (bàng, nhãn, tre, dừa, khế, phượng, cau, lúa).

+ Hoa (phượng, sen, đào, hồng).

+ Quả (bưởi, ổi, mít, chuối, dưa hấu).

- Cảm nghĩ về một con vật nuôi (chó, mèo).

- Cảm nghĩ về một món đồ chơi, món quà, đồ vật (sách, vở mình đọc hàng ngày, sách ngữ văn 7, cánh diều tuổi thơ….)

- Cảm nghĩ về một cảnh đẹp (một dòng sông, dãy núi, cánh đồng; vườn cây; một thắng cảnh; một di tích lịch sử, ngôi chùa nổi tiếng…).

- Cảm nghĩ của em về các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông).

*Biểu cảm về con người:

- Cảm nghĩ về người thân: ông bà, bố mẹ, anh chị em.

*Biểu cảm về một phương diện: ánh mắt của cha; nụ cười của mẹ, đôi bàn tay mẹ.

- Cảm nghĩ về thầy cô giáo (một người bạn).

- Cảm nghĩ về một kỷ niệm:

+ Vui buồn tuổi thơ.

+ Đêm trăng trung thu.

+ Quê hương yêu dấu.

+ Một đêm thức đón giao thừa; một buổi viếng nghĩa trang liệt sỹ;

một buổi xem biểu diễn văn nghệ.

1. Yêu cầu chung: Bài biểu cảm về sự vật.

*Đối với bài văn biểu cảm về một loài cây, hoa, quả:

- Yêu cây, hoa, quả về đặc điểm của loài cây, hoa, quả.

+ Thân, lá, rễ.

+ Hình dáng, màu sắc, hương vị.

+ Đặc điểm bên ngoài, bên trong.

- Yêu thích cây, hoa, quả về lợi ích của nó.

+ Lợi ích về vật chất, kinh tế.

+ Lợi ích về mặt tinh thần, đời sống tâm linh.

- Yêu cây, hoa quả vì nó gắn với nhiều kỉ niệm khó quên.

+ Kỉ niệm người trồng.

+ Kỉ niệm với riêng mình.

*Đối với bài văn biểu cảm về một con vật nuôi - Yêu con vật nuôi bởi những đặc điểm của nó.

+ Hình dáng, màu sắc; đặc tính riêng biệt của loài vật.

- Yêu vì nó là một ngưòi bạn dễ thương; lợi ích con vật nuôi.

- Kỉ niệm gắn bó với con vật nuôi.

*Đối với bài văn biểu cảm về một món đồ chơi, món quà, đồ vật - Yêu món quà (đồ chơi, đồ vật) bởi đặc điểm của nó; giá trị của nó.

+ Đặc điểm (màu sắc, hình dáng, cấu tạo, cách trang trí, chất liệu).

+ Giá trị (vật chất; tinh thần) lợi ích, công dụng….

- Yêu món quà vì nhớ đến người tặng nó.

- Suy nghĩ, tình cảm của mình với món đồ, quà, đồ vật.

*Đối với bài văn biểu cảm về một cảnh đẹp - Gợi người đọc về toàn cảnh.

- Diễn tả cảm xúc về một vài chi tiết, nét riêng của cảnh (yêu thích, tự hào, say mê….).

Yêu cảnh vì gắn với hình ảnh quê hương, đất nước (biểu tượng của quê hương;

trang sử hào hùng vẻ vang của đất nước; con người).

- Kỉ niệm, của riêng mình với cảnh.

*Đối với bài văn biểu cảm về các mùa trong năm

- Yêu thích về đặc điểm riêng biệt của mùa.

*Mùa xuân

+ Những hạt mưa êm dịu rơi như rắc bụi -> hạt ngọc của mùa xuân.

Gió xuân hây hẩy, nồng nàn.

+ Nhành hoa, ngọn cỏ mượt mà, rực rỡ.

+ Mùa của sự hồi sinh.

*Mùa hạ

+ Bầu trời cao xanh vời vợi.

+ Nắng chói chang, gay gắt.

+ Những cơn mưa rào chợt đến, chợt đi.

+ Ve kêu râm ran, những trưa hè oi bức.

+ Hoa phượng nở đỏ rực báo hiệu mùa hè.

+ Được nghĩ ngợi, vui chơi, không vướng chuyện học hành.

* Mùa thu

+ Bầu trơì trong xanh yên bình.

+ Làn nắng vàng dịu nhẹ, ấm áp.

+ Hương hoa sữa nồng nàn.

+ Không gian phảng phất mùi thơm mát của lúa nếp non.

+ Mùa thu đi vào thi, ca, nhạc hoạ.

*Mùa đông.

+ Bầu trời âm u.

+ Cây cối rụng lá.

+ Các loài chim đi tránh rét.

+ Những cơn gió đông bắc rít lên từng hồi.

+ Mặt đất khô cằn nứt nẻ.

- Kỷ niệm của riêng em gắn bó với mùa.

*Mùa xuân

- Sống trong niềm vui của ngày tết cổ truyền (quần áo mới, lì xì, đi thăm ông bà nội ngoại; đón giao thừa…).

- Quây quần bên mâm cơm ngày tết.

*Mùa thu

- Niềm vui trong tết trung thu (rước đèn, phá cỗ, ca hát).

- Háo hức ngày tựu trường (bạn bè, thầy cô sau bao tháng hè).

*Mùa hạ

- Chiều chiều ra hồ sen hóng mát.

- Cùng bạn bè thả diều trên những con đường làng, cánh đồng quê.

- Được thưởng thức món chè thơm ngon.

* Mùa đông

- Chuẩn bị cho những phút giây đoàn tụ với gia đình sau một năm bận rộn.

- Vùi mình trong những tấm chăn bông êm ái…

Bài biểu cảm về con người

*Đối với bài văn cảm nghĩ về người thân, thầy cô giáo; người bạn

- Cảm nghĩ về đặc điểm (hình dáng, tuổi tác, diện mạo(mái tóc, làn da, nụ cười, ánh mắt…))

- Cảm nghĩ về tính cách, việc làm, cách cư xử của người đó với mình, với mọi người.

- Biểu cảm về một kỉ niệm vui, buồn, trong cuộc sống, học tập… sâu sắc của mình với người đó và những suy nghĩ, (chọn kỉ niệm ấn tượng, có ý nghĩa) mong ước, tình cảm của mình với người đó ở hiện tại và tương lai.

* Đối với bài văn biểu cảm về kỉ niệm

- Học sinh vừa kể, miêu tả kỉ niệm vừa đan lồng cảm xúc => dựa vào cách lập ý (hồi tưởng quá khứ -> suy nghĩ về hiện tại; quan sát -> suy ngẫm; tưởng tượng -> hứa hẹn, mong ước).

2. Yêu cầu cụ thể

2.1. Dàn ý: Nhóm bài: cảm nghĩ về một loài cây, hoa, quả a, Mở bài

- Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm + Tên loài cây, hoa, quả.

- Nêu cảm nghĩ ban đầu, lí do mà em yêu thích loài cây, hoa, quả đó.

b, Thân bài

- Phát biểu cảm nghĩ về đặc điểm của loài cây, hoa, quả.

+ Cây: Thân, rễ, lá, hoa, quả.

+ Hoa: màu sắc, cánh hoa, nhị hoa, hương hoa.

+ Quả: - hình dáng quả, vở bên ngoài, ruột bên trong.

- Màu sắc, hương vị.

- Phát biểu cảm nghĩ về lợi ích của loài cây, hoa, quả.

+ Giá trị vật chất.

+ Giá trị tinh thần (tâm linh; biểu tượng; nguồn cảm hứng sáng tác thơ, ca nhạc hoạ…).

- Phát biểu cảm nghĩ về kỉ niệm gắn bó sâu sắc giữa mình với loài cây, hoa, quả đó

c, Kết bài

- Tình cảm của người viết về loài cây, hoa, quả.

- Hứa hẹn, mong ước cho cây, hoa, quả.

- Học sinh lập dàn ý: biểu cảm về cây lúa, cây phượng, cây cau, dừa….

2.2. Dàn ý: Nhóm bài: Cảm nghĩ về một con vật nuôi a, Mở bài

b, Thân bài

- Phát biểu cảm nghĩ về những đặc điểm của con vật.

+ Màu sắc, hình dáng (mắt, tai, chan, đuôi…)

- Phát biểu cảm nghĩ về đặc tính dễ thương của con vật; phát biểu cảm nghĩ về lợi ích con vật nuôi.

- Phát biểu cảm nghĩ về một kỉ niệm gắn bó sâu sắc giữa em với con vật.

c, Kết bài

- Tình cảm, cảm xúc của người viết.

- Mong ước.

Học sinh tự lập dàn ý.

2.3. Dàn ý: Nhóm bài: Cảm nghĩ về một món quà, đồ chơi, đồ vật.

a, Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh có được món quà, đồ chơi, đồ vật.

- Nêu cảm nghĩ ban đầu về món quà, đồ chơi, đồ vật (thích thú, gần gũi, gắn bó…)

b, Thân bài:

- Phát biểu cảm nghĩ về đặc điểm của món quà, đồ chơi, đồ vật.

- Phát biểu cảm nghĩ về giá trị, công dụng, lợi ích của món quà, đồ chơi, đồ vật.

- Phát biểu cảm nghĩ về sự gắn bó của bản thân với món quà, đồ chơi, đồ vật.

c, Kết bài

- Kq cảm nghĩ bản thân.

- Nêu ước mong, hi vọng.

2.4. Dàn ý: Nhóm bài cảm nghĩ về một cảnh đẹp a, Mở bài

- Giới thiệu cảnh và cảm nghĩ chung về cảnh.

b, Thân bài: Lập ý theo cách: hiện tại -> hồi tưởng về quá khứ - hướng tới tương lai.

b.1: Cảm xúc hiện tại

- Rất hợp: môt trường với biểu cảm gợi người đọc hình dung toàn cảnh.

- Diễn tả cảm xúc về một vài chi tiết, đặc điểm, nét riêng của cảnh (yêu thích, tự hào, say mê).

- Phát biểu cảm nghĩ về giá trị của cảnh.

+ Gắn với quê hương, con người quê hương.

+ Vẻ đẹp, niềm tự hào của đất nước.

+ Gắn với những con người, những chiến công trong lịch sử.

- Phát biểu cảm nghĩ về sự gắn bó của riêng mình với cảnh.

c, Kết bài

- Cảm nghĩ về cảnh -> liên tưởng tới cảm nghĩ về quê hương, đất nước.

2.5. Dàn ý: Nhóm bài: Biểu cảm về các mùa trong năm a, Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng biểu cảm: mùa trong năm.

- Nêu cảm nghĩ ban đầu: thích thú, nhớ nhung, mong đợi.

b, Thân bài

- Phát biểu cảm nghĩ về những đặc điểm riêng biệt của mùa.

- Phát biểu cảm nghĩ về kỉ niệm của riêng em gắn bó với mùa.

c, Kết bài

- Khái quát cảm nghĩ, liên tưởng mở rộng thêm cảm nghĩ.

2.6. Dàn ý: Nhóm bài: Biểu cảm về một người thân.

a. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng biểu cảm là ai?

- Nêu cảm nghĩ ban đầu: yêu quý, nhớ thương, kính trọng.

b, Thân bài

- Phát biểu cảm nghĩ về những đặc điểm của đối tượng.

+ Hình dáng, tuổi tác diện mạo.

- Phát biểu cảm nghĩ về tính cách, việc làm, cách cư xử, nghề nghiệp đối với mình, mọi người.

- Biểu cảm về một kỉ niệm (vui, buồn) sâu sắc của mình với người đó và những suy nghĩ mong ước, tình cảm của mình với người đó ở hiện tại và tương lai.

c, Kết bài

- Niềm mong ước.

- Suy nghĩ về mối squan hệ tình cảm đó trong cuộc sống.

2.7.Dàn ý: Nhóm bài biểu cảm về thầy (cô) giáo; một người bạn a, Mở bài

- Giới thiệu đói tượng biểu cảm và hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc (gặp người đó trong hoàn cảnh nào? ở đâu? bao giờ?).

- nêu cảm xúc ban đầu: Yêu quý, kính trọng, biết ơn.

b, Thân bài:

- Hồi tưởng kỉ niệm về thầy (cô) giáo; về bạn.

+ Nhớ lại những kỉ niệm về sự chăm sóc của thầy (cô) giáo, của bạn dành cho mình.

+ Biết ơn về những điều thầy (cô) giáo; bạn đã mang đến cho mình những điều tốt đẹp gì trong cuộc sống; học tập.

- Suy nghĩ hiện tại:

+ Thầy cô vẫn ngày ngày dạy học sinh hết lớp này đến lớp khác, nhiều học sinh đã trưởng thành dưới sự dìu dắt của thầy (cô).

+ Suy nghĩ về nghề dạy học: nghề cao quý, có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Nếu là bạn: suy nghĩ về tình cảm giữa mình với bạn ở thời điểm hiện tại (vẫn bên nhau; xa nhau nhưng vẫn giữ tình cảm; dành tình cảm cho nhau) những ảnh hưởng tốt của bạn với mình.

- Hướng về tương lai:

+ Vai trò thầy (cô) giáo trong xã hội; mãi mãi nhớ về hình ảnh thầy (cô) giáo.

Bạn: - Mong bạn ngày một trưởng thành, thành công trong học tập, công việc.

- Mãi mãi nhớ về nhau dù cuộc sống sau này có đổi thay như thế nào?

c, Kết bài

- Cảm nghĩ của mình về thầy (cô) giáo, về nghề dạy học + Nêu suy nghĩ về tình bạn.

2.8. Nhóm bài: Biểu cảm về một kỉ niệm a, Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh gợi nhớ kỉ niệm

- Nêu cảm xúc ban đầu về kỉ niệm: đẹp, vui, đáng nhớ, sâu sắc.

b, Thân bài

- Kể lại kỉ niệm diễn ra như thế nào? Kết hợp với miêu tả (làm cho kỉ niệm hiện lên cụ thể; rõ nét) => đan lồng vào trong kể, tả là cảm xúc của người viết.

c, Kết bài:

- Nêu suy nghĩ về kỉ niệm.

- Nêu mong ước.

3. Cách viết bài văn biểu cảm về sự vật, con người 3.1. Viết phần mở bài

a, Mở bài trực tiếp => ngắn gọn, dễ tiếp nhận, thường ít hấp dẫn.

- Giới thiệu thẳng đối tượng biểu cảm và nêu cảm xúc.

Ví dụ: Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích.

Em rất thích cây phượng ở sân trường, vì đây là loại cây vừa cho bóng mát lại vừa cho hoa đẹp.

Ví dụ: Cảm nghĩ về bà.

Trong gia đình người em dành tình cảm nhiều nhất là bà em. Bà không chỉ là người thân mà cũng là người bạn luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với em. Từ lúc sinh ra cho đến bây giờ bà luôn hết lòng nâng niu, chăm sóc em.

b, Mở bài gián tiếp => tạo nên sự sinh động, hấp dẫn, thường hay lan man, dài dòng.

- Dẫn vào đề

+ Bằng một câu thơ, câu văn; một danh ngôn; một câu hát; một mẩu chuyện => có liên quan đến đối tượng biểu cảm.

- Nêu đối tượng cần biểu cảm - Nêu cảm xúc về đối tượng ấy.

Ví dụ: Cảm nghĩ về loài cây em yêu.

Đối với mỗi học sinh; có lẽ phượng là loài cây thân thiét, phượng gắn với lứa tuổi học trò, phượng thắp sáng ước mơ, phượng san sẻ nỗi buồn…Riêng tôi, tôi yêu quý nhất là loài cây đã gắn bó với tôi, không chỉ bằng vẻ đẹp mà còn là sự gần gũi của nó. Đó là cây hoa sứ.

Ví dụ: Cảm nghĩ về bà.

Thời gian cứ dần trôi không đợi chờ ai. Thoắt cái đã đến ngày giỗ bà tôi lần thứ hai. Giai điệu “ngày xửa ngày xưa” quen thuộc của bà cứ vang vọng trong tôi. bà tôi giờ đây đã về chốn thiên đường để yên giấc ngủ ngàn thu, nhưng tôi không thể tin điều đó được bởi tôi yêu bà lắm!

3.2. Viết thân bài => Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết một số đoạn văn biểu cảm.

- Lần lượt trình bày cảm xúc, suy nghĩ do sự vật hoặc con người gợi ra.

+ Nếu đề bài cho sẵn trình tự cảm xúc cần giải quyết thì ta giải quyết theo từng yêu cầu của trình tự ấy.

Ví dụ: Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”

“Mẹ tôi” (“Et môn đô đơ A - mi - xi”, “cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài). hãy bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được may mắn đó.

*Nếu đề bài không có sẵn trình tự giải quyết thì ta phải định ra một trình tự giải quyết sao cho hợp lí.

Ví dụ: Cảm nghĩ về một loại quả mà em yêu thích.

+ Quả có những đặc điểm khiến em yêu thích.

+ Yêu thích quả vì nó có nhiều lợi ích.

+ Yêu thích quả vì nó gắn bó với những kỉ niệm khó quên.

- Phần thân bài gồm nhiều đoạn văn, để các đoạn văn thành một bài văn hoàn chỉnh phải chú ý tới phần chuyển ý.

+ Có thể tóm tắt ý ở đoạn trước để chuyển sang ý đoạn sau.

+ Có thể dùng từ nối, phương tiện liên kết câu, đoạn.

- Trong bài viết các ý lớn, ý trọng tâm cần dành tỉ lệ thích đáng; các ý phụ chỉ viết thành đoạn ngắn để không làm mất tính cân đối.

- Sau mỗi ý lớn phải xuống dòng -> giúp cho bai văn sáng sủa, mạch lạc.

3.3. Viết kết bài

a, Kết bài chung: Khẳng định, khái quát tình cảm, suy nghĩ.

Ví dụ: Loài cây em yêu.

Cây hoa phượng mang vẻ đẹp mộc mạc nhưng thuần khiết cứng cỏi, kiên cường, luôn cho tôi cảm nghĩ thân quen, yêu quý. Tôi yêu quý cây hoa phượng ở sân trường và mãi là như vậy.

b, Kết bài mở rộng

- Dựa ra một câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Các bạn có biết không, mỗi lần trông sắc đỏ hoa phượng bắt đầu xuất hiện trên cây và tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hề lòng tôi lại xao xuyến lạ thường, một mùa hè nữa lại đến, chúng ta sắp phải tạm biệt thầy cô giáo, tạm biệt bạn bè để bước vào một mùa hè với nhiều buồn vui lẫn lộn.

- Đưa ra một lời bình, một lời nhận xét.

Ví dụ: Mỗi lần nhìn ngắm cây phượng, lòng em lại trào dâng bao cảm xúc khó tả vì vẻ đẹp cây phượng, vì bóng mát mà cây đem lại, vì nguồn ôxi mà cây cung cấp. Em chợt nghĩ rằng nếu chúng ta biết yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ thiên nhiên thì chúng ta sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp và nguồn lợi của thiên nhiên đem lại.

- Đưa ra một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn.

Ví dụ: Không thầy đố mày làm nên, nhân dân ta rất đúng khi đúc kết được một kinh nghiệm quý báu về vai trò của người giáo viên trong việc giáo dục, truyền đạt tri thức cho con em mình. Thời gian đã trôi qua, nhưng hình ảnh cô giáo Hồng, người đã hết lòng với học sinh trong việc rèn đức, rèn chữ vẫn thắp sáng trái tim em.

Một phần của tài liệu GIÁO án DAY THEM VAN 7 2020 (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w