Tình hình có liên quan đến công tác truy tìm vật chứng trong các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 46)

2.1. Tình hình có liên quan đến công tác truy tìm vật chứng trong các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý, kinh tế - xã hội có liên quan

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước, tập trung bộ máy của Trung ương Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quốc tế, diện tích 920,6 km2, dân số khoảng 3.182.800 người, phía Bắc giáp với các tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, phía Tây và phía Nam giáp Hà Tây, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên.

Hà Nội là một đầu mối giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh phía Bắc và cả nước với một hệ thống sân bay, nhà ga và đường bộ khá phức tạp và đa dạng. Hoạt động giao lưu diễn ra tấp nập tập trung khá đông lượng người từ các huyện ngoại thành và các tỉnh lân cận đến tham gia buôn bán, giao lưu trao đổi. Hiện nay Hà Nội được chia làm 9 quận và 5 huyện trong đó có một số quận tập trung nhiều tài sản và công trình quốc gia như quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng... Hoạt động giao lưu giữa Hà Nội và các tỉnh khác diễn ra khá nhộn nhịp, nhất là với các tỉnh trong vùng Đông Bắc của Tổ quốc tạo nên hệ thống trung tâm kinh tế vùng Đông Bắc của cả nước.

Bên cạnh đó giữa Hà Nội và Hà Tây, Hải Dương, Bắc Ninh... các hoạt động giao lưu kinh tế cũng diễn ra tấp nập. Là đầu mối giao thông của cả nước cho nên Hà Nội có hệ thống giao thông khá phong phú: Có sân bay quốc tế Nội

Bài; có ga xe lửa Hà Nội và có nhiều đường bộ quốc gia đi qua địa bàn như Quốc lộ 1A đi Bắc - Nam, đường Quốc lộ 5 đi các tỉnh Đông Bắc, Quốc lộ 6 đi các tỉnh Tây Bắc, Quốc lộ 32 đi các tỉnh phía Bắc. Với vị trí thuận lợi về nhiều mặt, hàng năm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra nhanh chóng, với các chỉ tiêu kinh tế đều đạt và vượt mức kế hoạch. Tính riêng năm 2005 tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn tăng trên 11,2%, tổng thu ngân sách tăng 8,1% tổng vốn đầu tư xã hội tăng 12,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 17,3%, môi trường xã hội được cải thiện, kỷ cương văn minh đô thị được duy trì; đời sống vật chất và tinh thần của toàn bộ dân cư được cải thiện. Những thành tích đó đã làm cho bộ mặt thủ đô có một diện mạo mới ngày một tốt đẹp hơn.

Do tốc độ đô thị hóa nhanh, số lượng người có thu nhập cao ngày càng nhiều và tính thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội cao hơn so với các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 30 trường đại học, cao đẳng. Số lượng học sinh, sinh viên chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu dân số của thành phố Hà Nội (khoảng 1 triệu người). Ngoài ra một số lượng lớn dân cư từ các tỉnh Hà Tây, Hải Dương...

thường xuyên vào Hà Nội làm ăn, học tập kéo theo nhiều vấn đề về quản lý xã hội cho các cơ quan chức năng của Hà Nội. Cơ chế thị trường đã đặt ra cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung nhiều bài toán khó về công tác phòng chống tội phạm. Số người lao động ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn ngày càng nhiều và làm đủ các nghề, số sinh viên sau khi ra trường, số sinh viên bị đuổi học ở lại Hà Nội nhiều. Nhu cầu thuê trọ của người lao động, sinh viên ngày càng tăng, dịch vụ thuê trọ của tư nhân phát triển nhanh về số lượng, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan Công an. Hiện nay toàn thành phố có 19.263 cơ sở kinh doanh, trong đó có hơn 1.700 nhà cho người nước ngoài thuê, 1.084 khách sạn, nhà nghỉ, 13.090 cơ sở trú trọ bình dân, trên 500 dịch vụ cầm đồ; 727 cơ sở kinh doanh Karaoke, 16 vũ

trường… Theo thống kê của Sở Giao thông công chính Hà Nội thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội có trên 30 hãng taxi hoạt động với khoảng 6 nghìn lái xe và trên 3.000 xe ô tô các loại, chủ yếu là loại xe ô tô con bốn chỗ để phục vụ nhu cầu khách hàng 24/24 giờ. Một số hãng taxi lớn đang hoạt động tại Hà Nội hiện nay như Tân Hoàng Minh, Thủ Đô, Sao Sài Gòn, Mai Linh… có số lượng từ 100 đến 400 xe. Ngoài ra, còn có khoảng 1500 xe taxi "dù", xe núp bóng các công ty hoạt động rất khó kiểm soát. Theo xu hướng phát triển hiện nay thì các hãng taxi mới sẽ tăng, số xe taxi ngày càng nhiều trong tất cả các quận, huyện của Hà Nội. Đó là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hình sự, đối tượng phạm tội cướp tài sản lợi dụng hoạt động phạm tội. Mặt khác, các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và các tệ nạn khác mặc dù đã tập trung giải quyết song vẫn còn nhiều tồn tại. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay theo thống kê chưa đầy đủ đã phát hiện được khoảng 15.000 người nghiện các chất ma túy. Tình hình đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại, hoạt động của tội phạm cướp tài sản nói riêng và tội phạm về trật tự xã hội nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước những diễn biến phức tạp về tình hình tội phạm về trật tự xã hội, những năm vừa qua lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói riêng và Công an thành phố Hà Nội nói chung đã có nhiều nỗ lực trên tất cả các mặt công tác nhằm đấu tranh có hiệu quả với tất cả các loại tội phạm, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.2. Khái quát tình hình tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Theo con số thống kê hàng năm của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội, từ năm 2000 đến năm 2005, số vụ phạm tội về trật tự xã hội xảy ra hàng năm tăng giảm thất thường nhưng đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm

Tổng số vụ xảy ra

Cướp tài sản

Trộm cắp tài

sản

Cưỡng đoạt tài sản

Giết

người Cướp giật

Cố ý gây thương

tích

Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản

Tội phạm

khác

2000 3484 172 3042 191 41 357 579 156 1211

2001 4495 169 3967 152 33 395 669 197 978

2002 4899 144 4354 139 41 416 741 245 1451

2003 4649 184 4084 155 52 298 638 235 1053

2004 4406 197 3891 202 46 331 595 196 804

2005 6142 224 3769 193 45 471 528 383 458

6/2006 3.360 158 1972 106 25 226 260 199 244

Tổng 31435 1248

=3.9%

25079

=79.7%

1138

=3.6%

283

=0.9%

2494

=7.9%

4010

=12.7%

1611

=5.1%

6199

=19.7%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Qua bảng thống kê cho thấy số vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trung bình hàng năm xảy ra khoảng từ 4.500 đến 4.700 vụ.

Đặc biệt năm 2005 số vụ tăng lên đột biến lên tới 6.142 vụ. Trong đó hàng năm số vụ trộm cắp tài sản luôn chiếm tỷ lệ rất cao, trung bình chiếm khoảng từ 50 đến 65% tổng số vụ phạm tội xảy ra, tiếp theo là các vụ án về cố ý gây thương tích và án về lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn chiếm tỷ lệ cao. Tình hình phạm pháp hình sự vẫn chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Vẫn xảy ra một số vụ án nghiêm trọng, giết người cướp tài sản mang tính chất hết sức dã man. Nhiều vụ án thể hiện sự suy thoái về đạo đức, lối sống như giết người thân, giết nhiều người… Tình hình tệ nạn xã hội còn nhiều nhức nhối, nhất là mại dâm, cờ bạc, ma túy, đặc biệt trong các quán Karaôkê, vũ trường các tụ điểm khác chưa được giải quyết triệt để. Tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm hình sự trên

địa bàn Hà Nội diễn ra hết sức phức tạp; hành vi cướp giật tài sản công dân, tài sản của người nước ngoài gia tăng. Đối tượng có xu hướng trẻ hóa, phạm tội nghiêm trọng; số đối tượng đối tượng tỉnh ngoài về Hà Nội hoạt động phạm tội tăng nhanh...

Về đối tượng sưu tra: Toàn thành phố tính đến ngày tháng 6 năm 2006 có 7.757 đối tượng, trong đó loại A là 4539 đối tượng; loại B là 3.117 đối tượng; loại C là 101 đối tượng.

Phân cấp quản lý đối tượng: Công an cấp phường quản lý 7.386 đối tượng (trong đó Cảnh sát khu vực quản lý 6.440 đối tượng, chiếm tỷ lệ 62,8%, Cảnh sát hình sự phường quản lý 2.746 đối tượng chiếm tỷ lệ 37,2%). Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an các quận huyện quản lý 282 đối tượng, chiếm tỷ lệ 3,6%; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội quản lý 89 đối tượng chiếm tỷ lệ 1,2%. Số đối tượng sưu tra hình sự tỉnh ngoài hiện có: 215 đối tượng, trong đó đối tượng loại A là 132 đối tượng, loại B là 81 đối tượng, loại C có 1 đối tượng.

Diễn biến của các đối tượng sưu tra nói trên có tác động ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của tội phạm về trật tự xã hội nói chung và tội phạm cướp tài sản nói riêng trên đia bàn thành phố Hà Nội.

2.1.3. Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội

Căn cứ theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA(V11) ngày 22/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân; Thông tư số 12/2004- BCA(V11) ngày 23/9/2004 về hướng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân của Bộ trưởng Bộ Công an., Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội đã có kế hoạch số 118 ngày 30/9/2004 về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.

Về tổ chức, hiện nay lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội được tổ chức thành hai cấp, cụ thể: Cấp thành phố có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (ký hiệu là PC14);

cấp quận, huyện có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội, đến tháng 12/2005 toàn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có 756 cán bộ chiến sĩ, trong đó:

- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có 224 cán bộ, chiến sĩ.

- Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an các quận, huyện có 512 cán bộ chiến sĩ.

Ngoài ra, còn có các tổ Cảnh sát hình sự của 145 phường, trạm, thị trấn gồm 627 cán bộ, chiến sĩ cũng làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm về trật tự xã hội.

Về mô hình tổ chức của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội hiện nay gồm 9 đội, cụ thể như sau:

+ Đội tham mưu và công tác cơ bản + Đội trinh sát chống tệ nạn xã hội + Đội điều tra tố tụng

+ Đội Cảnh sát đặc nhiệm

+ Đội phòng chống tội phạm khu vực phía Bắc + Đội phòng chống tội phạm khu vực phía Nam + Đội chính trị, hậu cần

+ Đội chống cướp, cướp giật + Đội điều tra trọng án.

Ban chỉ huy Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội có 1 đồng chí Trưởng phòng với chức danh Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, 5 đồng chí Phó phòng (trong đó có một đồng chí cũng được phong là Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra). Ở mỗi đội có 1 đồng chí đội trưởng, 2 đến 3 đồng chí đội phó giúp Ban chỉ huy phòng quản lý cán bộ chiến sĩ trong đội.

Về trình độ nghiệp vụ của cán bộ chiến sĩ:

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội có 224 cán bộ chiến sĩ, trong đó có 87 điều tra viên; 142 trinh sát viên; 15 đồng chí làm nhiệm vụ lái xe, phục vụ… có trình độ nghiệp vụ như sau:

+ Tiến sĩ: 1 đồng chí là trưởng phòng

+ Trình độ Đại học (Học viện Cảnh sát; Học viện An ninh…): 134 đồng chí.

+ Trình độ Cao đẳng Cảnh sát nhân dân: 2 đồng chí.

+ Trình độ Trung học Cảnh sát nhân dân: 76 đồng chí.

+ Trình độ văn hóa lớp 7/10 có 1 đồng chí; lớp 9/10 có 2 đồng chí; lớp 10/10 có 2 đồng chí; lớp 12/12 có 6 đồng chí.

- Về độ tuổi: Trên 50 tuổi có 11 đồng chí; từ 40 đến 49 tuổi có 81 đồng chí; từ 30 đến 39 tuổi có 78 đồng chí; dưới 30 tuổi có 54 đồng chí.

- Về mô hình tổ chức của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận, huyện được chia thành các tổ như sau:

+ Tổ tổng hợp

+ Tổ sưu tra

+ Tổ trinh sát địa bàn + Tổ truy nã

+ Tổ chống tệ nạn xã hội + Tổ án rõ đối tượng + Tổ án chưa rõ đối tượng

Tùy theo yêu cầu công tác đấu tranh của các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội mà có thể tăng hay giảm một số tổ.

Mỗi đội có 1 đồng chí đội trưởng, 2 đến 3 đội phó giúp Ban chỉ huy Công an quận, huyện quản lý, mỗi tổ có một tổ trưởng, 1 đến 2 tổ phó

- Về trình độ cán bộ chiến sĩ:

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an các quận, huyện có 512 cán bộ chiến sĩ, có độ tuổi trung bình là 36 tuổi, có trình độ như sau:

+ Thạc sĩ: 2 đồng chí.

+ Tốt nghiệp Đại học (Học viện Cảnh sát; Học viện An ninh…): 214 đồng chí.

+ Tốt nghiệp Cao đẳng Cảnh sát nhân dân: 23 đồng chí.

+ Tốt nghiệp Trung học Cảnh sát nhân dân: 260 đồng chí.

+ Trình độ Sơ học Cảnh sát nhân dân: 13 đồng chí.

Về trang bị, phương tiện, vũ khí phục vụ công tác của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: Các phương tiện dùng trong hoạt động điều tra, trinh sát, trấn áp tội phạm như máy ghi âm, camera, máy ảnh, súng, bình xịt, khóa số 8, gậy cao su, áo giáp… Các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô phục vụ cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Phân công phân cấp trong điều tra tội phạm cướp tài sản của Công an thành phố Hà Nội như sau:

Trước ngày 01 tháng 10 năm 2004, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội có tên là Phòng Cảnh sát hình sự, chủ yếu làm công tác phòng ngừa tội phạm bằng các hoạt động nghiệp vụ trinh sát và tiến hành hoạt động điều tra ban đầu trong thời hạn 7 ngày kể từ khi khởi tố vụ án theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989. Vì vậy, trong điều tra những vụ cướp tài sản chủ yếu do Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành, lực lượng Cảnh sát hình sự trong điều tra các vụ cướp tài sản chủ yếu trong những trường hợp xác lập chuyên án trinh sát.

Theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số qui định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân số 12/2004/TT-BCA(V19), qui định về nhiệm vụ quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội như sau: "Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm qui định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra" [5].

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cũng tiến hành điều tra các tội phạm được qui định tại các chương nói trên khi tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do vậy hiện nay chức năng điều tra tội phạm cướp tài sản nói riêng và điều tra tội phạm về trật tự an toàn xã hội nói chung thuộc về lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Số cán bộ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội hiện nay được cấp thẻ điều tra viên tương đối nhiều, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tế trong công tác đấu tranh chống tội phạm. Tất cả các vụ án xâm phạm trật tự xã hội đều do lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra từ khi nhận được tin báo về tội phạm đến khi kết thúc vụ án, đã đem lại hiệu quả rất cao trong công tác đấu tranh.

Trên thực tế, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội ở các cấp đều tiến hành đấu tranh chống tội phạm cướp tài sản. Tuy nhiên, để tập trung lực lượng, biện pháp nghiệp vụ chuyên sâu trong công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã qui định lực lượng chuyên trách là Đội 8 (Đội chống cướp, cướp giật tài sản). Việc qui định như vậy chỉ mang tính chất tương đối còn thực tế đấu tranh với loại tội phạm này là trách nhiệm chung của cả phòng. Đối với Công an các quận, huyện thì tùy từng địa bàn mà có thể giao cho Tổ trinh sát địa bàn phụ trách, nếu vụ án xảy ra trường hợp án chưa rõ đối tượng thì giao cho Tổ án chưa rõ đối tượng, trường hợp án rõ đối tượng thì giao cho Tổ án rõ đối tượng của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Các tổ, đội được phân công đó làm nhiệm vụ trực tiếp tiến hành các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong phạm vi thẩm quyền của mình, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Công an thành phố, Công an các quận, huyện các chương trình, kế hoạch trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản.

Trong quá trình tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, các lực lượng trên địa bàn được phân công phải chủ động theo dõi, nắm tình hình, tổ chức các hoạt động phòng ngừa như tiến hành công tác quản lý đối tượng có khả năng gây án, phối hợp với các hãng xe taxi để tuyên truyền cho các lái xe hoặc tiến hành

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w