Tình hình, đặc điểm của tội phạm cướp tài sản và kết quả điều tra

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 46 - 64)

2.2.1. Diễn biến tình hình tội phạm cướp tài sản

Bảng 2.2: Diễn biến tội phạm cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 - 6/2006

Năm Tổng số vụ xảy ra

Diễn biến tội phạm cướp tài sản Kết quả điều tra án cướp Cướp tài sản Giết cướp TS

2000 3484 172 5 132 = 76.7%

2001 4495 169 6 122 = 72.2%

2002 4899 144 5 97 = 67.4%

2003 4649 184 3 141 = 76.3%

2004 4406 197 7 158 = 80.2%

2005 6142 224 11 187 = 83.5%

6/2006 3360 152 4 153 =100%

Tổng số 31435 1248 41 990 = 79.3%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14, PC16 Công an thành phố Hà Nội).

Qua số liệu thống kê cho thấy: Số vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm so với tổng số vụ tội phạm về trật tự xã hội chiếm tỷ lệ không cao, song tính chất của loại tội phạm này lại hết sức nghiêm trọng. Bởi vì thủ phạm của tội phạm này ngoài việc xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản, trong một số trường hợp còn xâm phạm tới một khách thể hết sức nghiêm trọng đó là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe của con người. Số vụ cướp tài sản hàng năm tăng giảm không đều nhưng xu hướng tăng rõ rệt. Đặc biệt năm 2005 số vụ cướp tài sản tăng đột biến xảy ra tới 224 vụ, trong đó số vụ giết cướp tài sản cũng tăng rất cao lên tới 11 vụ. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn xã hội, đến cuộc sống bình thường của người dân thành phố Hà Nội trong thời gian qua.

2.2.2. Đặc điểm tội phạm cướp tài sản trên địa bàn Hà Nội - Về tuyến và địa bàn gây án

Bảng 2.3: Đặc điểm về tuyến, địa bàn gây án

Tổng số vụ

Cướp trên tuyến

giao thông Cướp tại địa bàn

công cộng Cướp tại

nhà dân Cướp tại các địa bàn khác

Tổng % Tổng % Tổng % Tổng %

1127 705 62,5% 203 18% 112 9,9% 107 9,4%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Nghiên cứu điển hình 1127 vụ cướp tài sản (bao gồm cả giết cướp tài sản) xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2005 theo bảng thống kê trên cho thấy: Nơi xảy ra tội phạm cướp tài sản nhiều nhất là các tuyến giao thông đường bộ thuộc các huyện ngoại thành như Gia Lâm;

Đông Anh; Thanh Trì... chiếm 62,3% (bằng 705 vụ).

Thủ đoạn cướp của bọn chúng trên các tuyến giao thông phổ biến như sau: Bọn chúng phục sẵn ở một địa điểm cụ thể trên các tuyến giao thông đường bộ, khi phát hiện được mục tiêu gây án, thủ phạm tìm cách buộc nạn nhân phải dừng lại như ngang nhiên dùng vũ khí xông ra chặn đường; tạo ra những chướng ngại vật trên đường làm nạn nhân bị ngã…sau đó cướp tài sản;

thủ phạm đóng giả làm khách đi xe ôm, đi xe taxi... điều nạn nhân đến địa điểm thuận lợi để cướp xe, cướp tài sản, hoặc khi phát hiện người đi xe máy, ô tô trên những đoạn đường vắng, những người đi lĩnh tiền ở Ngân hàng về bằng xe máy mà không có người áp tải, thủ phạm dùng xe máy phân khối lớn đuổi theo xe của nạn nhân cướp tiền và xe máy của họ.

- Về vũ khí gây án

Bảng 2.4: Hung khí của tội phạm cướp tài sản

Tổng số vụ

Các loại vũ khí thủ phạm sử dụng gây án

Vũ khí nóng Dao, lê, gậy Chất gây mê Vũ khí khác Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ

500 11 2,2% 304 60,8% 09 1,8% 176 35,2%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Phân tích điển hình tổng số 500 vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 - 6/2006 cho thấy:

Hầu hết đối tượng sử dụng vũ khí là dao, lưỡi lê, mã tấu, gậy sắt hoặc gỗ để gây án, có tới 304/500 vụ thủ phạm sử dụng loại vũ khí này để gây án chiếm tỷ lệ 60,8%.

Số các vụ cướp tài sản, thủ phạm dùng các loại vũ khí khác như gạch, đá, côn gỗ đập vào đầu nạn nhân, dùng dây điện xiết cổ nạn nhân…đang ngày càng phổ biến trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghiên cứu điển hình tổng số 500 vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ có 11 vụ thủ phạm gây án bằng thủ đoạn sử dụng các loại vũ khí nóng, chiếm tỷ lệ 2,2%. Mặc dù đối tượng sử dụng loại vũ khí này không nhiều trong quá trình gây án, nhưng do tính chất cực kỳ nguy hiểm của loại vũ khí này, nên hậu quả tác hại của các vụ án cướp tài sản này đã gây ra cho xã hội rất lớn, không những cướp đi tính mạng của nhiều nạn nhân, mà còn tạo ra một tâm lý hoang mang dao động rất lớn trong quần chúng nhân dân.

Số các vụ cướp tài sản đối tượng sử dụng thuốc gây mê đầu độc nạn nhân làm cho nạn nhân bị mê man, bất tỉnh, để cướp tài sản là 9 vụ trong tổng số 500 vụ cướp tài sản được nghiên cứu, chiếm tỷ lệ 1,8% tổng số các vụ án đã phân tích.

- Về phương tiện sử dụng để gây án

Bảng 2.5: Phương tiện gây án

Tổng số vụ

Các loại phương tiện Xe máy Phương tiện

hóa trang

Điện thoại di động

Các phương tiện khác Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ

500 411 82,2% 51 10,2% 315 52,5% 135 27,0%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Qua bảng thống kê trên cho thấy: Số vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, thủ phạm sử dụng xe máy làm phương tiện đi gây án là

chủ yếu, chiếm tới 82,2%. Loại xe máy bọn chúng thường sử dụng là các loại xe có phân khối lớn (thường từ 100 phân khối trở lên) mang biển số kiểm soát giả, hoặc không mang biển kiểm soát. Có nhiều trường hợp bọn chúng sử dụng ngay xe máy bọn chúng cướp được của các vụ trước để làm phương tiện đi gây án cướp tiếp theo.

Phương tiện hoá trang của bọn chúng thường sử dụng đi gây án là mũ len bịt mặt; kính râm; khẩu trang; găng tay; áo đi mưa…Các loại phương tiện hóa trang này bọn chúng chủ yếu dùng để che giấu về đặc điểm nhân dạng, đối phó lại sự điều tra của cơ quan Công an

Một loại phương tiện thông tin rất phổ biến hiện nay mọi người sử dụng đó là điện thoại di động. Bọn tội phạm cướp tài sản trong những năm gần đây tại địa bàn thành phố Hà Nội cũng sử dụng loại phương tiện này để liên lạc với nhau trong quá trình bàn hoạt động phạm tội. Để đối phó lại quá trình điều tra của cơ quan Công an nhiều đối tượng còn sử dụng tiếng "lóng"

trong liên lạc, hoặc thay đổi nhiều Sim trong quá trình sử dụng…

Một số loại phương tiện khác trong quá trình khảo sát thấy đối tượng phạm tội cướp tài sản sử dụng đó là bao tải; túi du lịch… để dựng tài sản chiếm đoạt được; xà beng, kìm… dùng để cậy bẩy lục soát tài sản…

- Về tài sản mà tội phạm cướp đã chiếm đoạt Bảng 2.6: Tài sản bị chiếm đoạt

Tổng số vụ

Xe máy Tiền, vàng, USD Ôtô Tài sản khác

Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ 500 406/500 81,2% 221/500 42,2% 03/500 0,6% 153/500 30,6%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Phân tích điển hình 500 vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội thấy nổi lên nhiều hơn cả là các vụ cướp xe máy bao gồm xe máy của người đi đường và xe máy của người làm nghề xe ôm. Có 406 vụ cướp xe

máy trong tổng số 500 vụ án đã được nghiên cứu chiếm tỷ lệ 81,2%. Tội phạm cướp tài sản nhằm vào đối với nạn nhân là người tham gia giao thông trên đường thường là các loại xe có giá trị cao như xe Drem; Spacy; @; Dylan; SH…

Ví dụ: Khoảng 1h sáng ngày 19/11/2004 Trương Kim Hoàng sinh năm 1986, trú tại số 10 Đặng Trần Côn, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa Hà Nội cùng Nguyễn Xuân Tùng (tức Tùng "Quảng Ninh") sinh năm 1986 trú tại xã Minh Thành, Yên Hưng, Quảng Ninh; Đào Thanh Tùng (tức "Tùng con"), mỗi tên một con dao tông, dùng xe Jupiter - Yamaha không biển kiểm soát đi lòng vòng qua các phố. Khi đến đoạn phố Lê Hồng Phong bọn chúng phát hiện anh Nguyễn Thế Dũng (sinh năm 1977 trú tại B3 tập thể quân khu Thủ đô, phường Cống Vị, Hà Nội) đi chiếc xe máy Spacy, Hoàng điều khiển xe máy đuổi theo, "Tùng con" rút dao chém trọng thương anh Dũng rồi cướp xe máy của anh.

Đối với nạn nhân là những người lái xe ôm, bọn chúng cũng nhằm vào những người có xe còn mới, có giá trị cao, cá biệt có vụ bọn chúng cướp cả xe của nạn nhân đã tương đối cũ, giá trị tài sản rất thấp, trường hợp này thường là các đối tượng nghiện ma túy, nhằm vào nạn nhân là người bọn chúng điều đi dễ dàng. Theo số liệu tổng kết hàng năm của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội: Số nạn nhân là người làm nghề xe ôm bị cướp chiếm tỷ lệ rất cao cụ thể theo bảng thống kê sau đây:

Bảng 2.7: Số vụ cướp xe ôm

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 6/2006

Số vụ cướp xe ôm

19/172 11%

32/169 18,9%

27/144 18,7%

42/184 22,8%

18/197 9,1%

25/224 11,1%

10/158 6.0%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Qua bảng thống kê trên cho thấy số vụ cướp xe máy của nạn nhân là người làm nghề xe ôm hàng năm trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn chiếm tỷ

lệ rất cao. Điển hình năm 2003 xảy ra tới 42 vụ, năm 2004 có giảm xuống còn 18 vụ, song năm 2005 lại tăng vọt lên 25 vụ. Qua đó cho thấy tình trạng cướp xe ôm trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn hết sức phức tạp, cần phải tập trung đấu tranh có hiệu quả hơn nữa với loại tội phạm này.

Ngoài xe máy thì tiền, vàng, đô la…cũng là các loại tài sản mà bọn tội phạm cướp thường tập trung chú ý nhằm vào. Qua nghiên cứu 500 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội có tới 221 vụ đối tượng cướp được các loại tài sản này. Nạn nhân của những vụ cướp nói trên rất đa dạng: Có thể là những người đang tham gia giao thông trên đường; lái xe taxi; người đang có mặt trong các địa bàn công cộng; thậm chí nạn nhân đang ở tại nhà riêng của mình…

Hiện nay, do điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao và đặc biệt có hàng triệu khách du lịch đến nước ta hàng năm, nhu cầu đi lại bằng xe ô tô ngày càng nhiều, vì vậy loại hình dịch vụ này phát triển mạnh mẽ ở nước ta, ngày càng đa dạng về chủng loại và hình thức phục vụ, đặc biệt là tại các thành phố Hà Nội. Theo thống kê của Sở Giao thông công chính Hà Nội thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội có trên 3000 xe/30 hãng taxi hoạt động, chủ yếu là loại xe ô tô con bốn chỗ để phục vụ nhu cầu khách hàng 24/24 giờ. Một số hãng taxi lớn đang hoạt động tại Hà Nội hiện nay như Tân Hoàng Minh, Thủ Đô, Sao Sài Gòn, Mai Linh… có số lượng từ 100 đến 400 xe. Ngoài ra, còn có khoảng 1.500 xe taxi "dù". Theo xu hướng phát triển hiện nay thì các hãng taxi mới sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Chính vì vậy trong những năm vừa qua tại địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng cướp tài sản của lái xe taxi tăng cả số vụ và tính chất mức độ nghiêm trọng, đã có nhiều vụ thủ phạm giết chết nạn nhân là lái xe taxi để cướp tài sản. Năm 2000, 2001 có 02 vụ cướp taxi thì đến năm 2005 là 25 vụ và 6 tháng đầu năm 2006 là 19 vụ.

Số vụ giết người, cướp tài sản của lái xe taxi chiếm số lượng cao trong trong tổng số các vụ cướp tài sản của lái xe taxi. Tình hình các vụ cướp do các băng, nhóm đối tượng gây ra có chiều hướng gia tăng. Nhiều vụ đối tượng sử dụng thuốc mê, dao, búa, dây dù, thậm chí sử dụng vũ khí nóng để cướp.

Bên cạnh các loại tài sản có giá trị lớn về mặt vật chất nói trên, qua nghiên cứu thực tế các vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội còn cho thấy có rất nhiều tài sản khác cũng bị bọn chúng chiếm đoạt như đồng hồ đeo tay; điện thoại di động; xe đạp ngoại; các loại trang sức bằng bạc, đá kim cương… Qua khảo sát cho thấy nạn nhân các vụ cướp này chủ yếu là các đôi nam nữ ngồi tâm sự trong các vườn hoa, công viên hoặc các em học sinh, sinh viên đi học về khuya trên các đoạn đường vắng.

Ô tô là một loại phương tiện ngày càng phổ biến ở đất nước ta bởi sự tiện lợi của nó mang lại, đồng thời cũng đánh dấu sự phát triển đi lên về đời sống vật chất của chúng ta trong những năm qua. Xét về mặt vật chất thì ô tô là loại tài sản có giá trị rất cao, nhưng tội phạm cướp tài sản ở địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói chung thường ít nhằm vào để chiếm đoạt vì rất khó tiêu thụ trong thời điểm này. Nếu bọn chúng có chiếm đoạt cũng chỉ nhằm dùng làm phương tiện chạy trốn, sau đó vứt bỏ hoặc đốt phi tang. Tuy nhiên, trong số 500 vụ cướp tài sản nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã có 3 vụ bọn chúng nhằm vào cướp tài sản là xe ô tô.

Ví dụ: Đêm ngày 2/10/2004 một đối tượng thuê anh Đỗ Chí Hiếu, trú tại thị xã Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh, lái xe ô tô biển kiểm soát 29M-7025 đi sân bay Nội Bài. Sau đó đối tượng dùng búa bất ngờ đập vào đầu anh Hiếu, cướp chiếc xe ô tô bỏ trốn. Qua điều tra, Công an Hà Nội bắt được đối tượng Nguyễn Xuân Quế, SN 1980 trú tại xã Đồng Sơn, huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Qua đấu tranh khai thác, Quế đã khai nhận đem đặt chiếc xe cướp được vào hiệu cầm đồ Hải Phong, đường Nguyễn Công Hãn, thị xã Bắc Giang lấy 35 triệu để tiêu xài.

- Đặc điểm về thủ đoạn cất giấu và tiêu thụ vật chứng

Khảo sát địa bàn cất giấu và tiêu thụ vật chứng của 500 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến tháng 6/2006 kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau:

+ Cơ sở cất giấu vật chứng của thủ phạm cướp tài sản được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.8: Nơi cất giấu vật chứng

Tổng số vụ

Tổng số vụ có cất giấu vật

chứng Tại nhà riêng

Tại nhà người thân,

bạn bè

Tại nơi coi giữ xe máy xe đạp

Tại địa điểm khác 500 416 = 83.2% 302 = 60.4% 42 = 8.4% 178 = 35.6% 127 = 25.4%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Sau khi gây án xong bọn tội phạm cướp tài sản thường có thủ đoạn cất giấu vật chứng tại nhiều cơ sở khác nhau trước khi mang tiêu thụ hoặc tiếp tục gây án mới. Qua khảo sát điển hình 500 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua cho thấy cướp tài sản 416/500 vụ (chiếm 83,2%) đối tượng có thủ đoạn cất giấu vật chứng sau khi gây án. Trong đó số vụ bọn chúng cất giấu ngay tại gia đình một số vật chứng có 302/416 vụ (chiếm 72,6%). Loại vật chứng bọn chúng thường hay cất giấu tại nhà là các công cụ phương tiện gây án như: Xe máy của bọn chúng dùng làm phương tiện gây án; dao lê gậy sắt; mũ len bịt mặt; một số loại tài sản chiếm đoạt được như tiền vàng, đô la, đồ trang sức… (thường là các tài sản gọn nhẹ). Xe máy các loại chiếm đoạt được bọn chúng thường hay cất giấu tại các điểm trông giữ xe công cộng có nhận giữ qua đêm, đặc biệt bọn chúng trong thời gian gần đây thường hay gửi tại các gia đình làm dịch vụ coi giữ xe cả ngày đêm. Những gia đình làm dịch vụ chúng ta thường hay gặp tại các khu tập thể đông đúc, khu tập thể cao tầng… Một số nơi khác cũng được bọn chúng cất

giấu như chôn vùi ngoài ruộng, vườn, vứt xuống sông, hồ, cất giấu trong các đền, thờ và nhiều địa điểm kín đáo khác mọi người không hay lui tới. Có nhiều trường hợp bọn chúng đưa ngay tới các cơ sở tiêu thụ đã có sự móc nối trước, hoặc chúng đưa thẳng xe về nhà.

Sau một thời gian cất giấu khi đã tìm được cơ sở tiêu thụ, hoặc thăm dò không thấy dấu hiệu điều tra phát hiện của cơ quan Công an…bọn chúng thường mang vật chứng đi tiêu thụ.

+ Địa bàn tiêu thụ vật chứng được thể hiện qua bảng thống kê sau:

Bảng 2.9: Địa bàn tiêu thụ vật chứng

Tổng số vụ

Tiêu thụ tại địa bàn Hà Nội Hà Nội và địa phương khác

Địa phương Nội thành Ngoại thành Nội và ngoại thành khác

500 75 = 15% 62 = 12,4% 124 =24,8% 172 =34,4% 67 = 3,4%

(Nguồn tài liệu nghiên cứu: PC14 Công an thành phố Hà Nội).

Qua phân tích về địa bàn tiêu thụ vật chứng của 500 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy:

Địa bàn tiêu thụ của bọn chúng rất đa dạng, tiêu thụ trên nhiều địa bàn để tránh sự phát hiện cũng như điều tra khám phá của cơ quan Công an.

Có nhiều trường hợp các tài sản sau khi cướp được, bọn chúng nhanh chóng mang tới các cửa hiệu cầm đồ; "chợ Trời"; cửa hành kinh doanh vàng bạc đá quý; cửa hành mua bán điện thoại di động và nhiều cơ sở mua bán khác trên khắp địa bàn nội và ngoại thành để tiêu thụ. Căn cứ vào đặc điểm của từng loại vật chứng, bọn chúng mang đi tiêu thụ ở các cơ sở khác nhau. Cụ thể như: Đối với các loại dây chuyền vàng, bạc, đá quý… bọn chúng thường tiêu thụ tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý; đối với điện thoại di động, bọn chúng hay tiêu thụ tại một số cửa hàng kinh doanh mua bán điện thoại di động hãng Nokia; Samsung… trong và ngoài thành phố. Đặc biệt cửa hiệu cầm đồ trong và ngoài thành phố là cơ sở để bọn tội phạm cướp tài sản dễ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 46 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w