Công tác truy tìm vật chứng của Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong điều tra các vụ án cướp tài sản trên địa

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 64 - 95)

Nghiên cứu thực trạng công tác truy tìm vật chứng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong điều tra các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua chúng tôi thấy đã tuân thủ đúng qui định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, và được tiến hành cơ bản như sau.

2.3.1. Một số hoạt động thu thập thông tin về vật chứng

Để truy tìm vật chứng, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phải thu thập thông tin về vật chứng, từ đó xác định và áp dụng các biện pháp truy tìm, phát hiện nơi cất giấu và thu thập các vật chứng ấy.

- Thu thập và xử lý thông tin về tội phạm cướp tài sản, xác định vật chứng

Qua thống kê cho thấy, từ năm 2000 đến năm 6/2006 lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận 21.116 tin báo, tố giác trong đó có 1.232 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phần lớn những tin báo, tố giác về tội phạm cướp tài sản là do nạn nhân; thân nhân nạn nhân; nhân chứng trực tiếp tới cơ quan Công an báo tin, hoặc báo tin gián tiếp qua điện thoại cho Công an phường, Công an quận;

Cảnh sát 113… Những thông tin này thường được nhanh chóng chuyển tới lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thuộc Công an quận

hoặc Phòng PC14. Sau khi nhận được nguồn tin một trong những hoạt động lực lượng này triển khai đó là cử trinh sát và điều tra viên xuống hiện trường để kiểm tra xác minh, đồng thời cũng tiến hành các biện pháp khẩn cấp nếu xét thấy cần thiết như: Cấp cứu nạn nhân; truy lùng cấp bách thủ phạm theo dấu vết nóng; bảo vệ hiện trường; phát hiện nguồn tin, nhân chứng…Những hoạt động này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc triển khai thu thập những thông tin tiếp theo về vật chứng của những vụ án cướp tài sản. Qua khảo sát thực tế, hoạt động này được lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội tiến hành hết sức khẩn trương và có hiệu quả.

Những lực lượng thường được lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội huy động nhanh chóng tới hiện trường là lực lượng của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận, huyện; Công an phường; Công an phụ trách xã… Kết quả cho thấy những lực lượng này thông qua những hoạt động mang tính cấp bách phải tiến hành ngay tại hiện trường, đã thu được rất nhiều những thông tin về vật chứng của vụ án

Ví dụ: Khoảng 1h sáng ngày 19/11/2004 Trương Kim Hoàng (túc Hoàng "Bin") sinh năm 1986, trú tại số 10 Đặng Trần Côn, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa Hà Nội cùng Nguyễn Xuân Tùng (tức Tùng "Quảng Ninh") sinh năm 1986 trú tại xã Minh Thành, Yên Hưng, Quảng Ninh; Đào Thanh Tùng (túc "Tùng con"), mỗi tên một con dao tông, dùng xe Jupiter - Yamaha không biển kiểm soát đi lòng vòng qua các phố. Khi đến đoạn phố Lê Hồng Phong bọn chúng phát hiện anh Nguyễn Thế Dũng (sinh năm 1977 trú tại B3 tập thể quân khu Thủ đô, phường Cống Vị, Hà Nội) đi chiếc xe máy Spacy biển kiểm soát 29- K7-5770, Hoàng điều khiển xe máy đuổi theo, "Tùng con"

rút dao chém trọng thương anh Dũng rồi cướp xe máy. Sau khi nạn nhân vứt xe bỏ chạy, Tùng " Quảng Ninh" nhảy lên xe Spacy chạy ngược về phía chợ

Ngọc Hà. Tùng "con" nhảy lên xe Jupiter do Hoàng cầm lái chạy theo. Khi nhận được thông tin về vụ cướp tài sản nói trên, lực lượng Công an phường Quốc Tử Giám đã tới hiện trường phát hiện được con dao dính máu, sau đó xác định là vũ khí gây án của thủ phạm để lại hiện trường. Đây là một vật chứng rất quan trọng của vụ cướp tài sản nói trên.

Sau khi đã áp dụng cá biện pháp kiểm tra, xác minh và xác định có vụ cướp xảy ra thì công tác khám nghiệm hiện trường các vụ cướp tài sản được tiến hành. Công tác này do điều tra viên, kỹ thuật viên tiến hành nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng những dấu vết, vật chứng của vụ án để phục vụ cho hoạt động điều tra khám phá tội phạm. Qua khảo sát trên địa bàn Hà Nội có 821/1127 vụ cướp tài sản được tổ chức khám nghiệm đó là các vụ cướp trong nhà; cướp ngoài trời có sử dụng vũ lực tấn công làm nạn nhân bị thương tích nặng hoặc bị chết; cướp nhiều tài sản; hiện trường có nhiều dấu vết vật chứng… còn những vụ tình tiết đơn giản, công tác này còn bị xem nhẹ và ít phát huy tác dụng.

Đối với những vụ có hậu quả nghiêm trọng luôn được các cấp lãnh đạo trong lực lượng Công an quan tâm và chỉ đạo các điều tra viên đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu của pháp luật. Qua khảo sát cho thấy có 716/821 vụ cướp tài sản, tiến hành khám nghiệm hiện trường đã thu thập được những dấu vết, vật chứng có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra truy tìm thủ phạm.

Ví dụ: Vào khoảng 23h30 ngày 20/3/2005 anh Nguyễn Đăng Thi là lái xe hãng taxi CP Hà Nội, biển kiểm soát 29S - 1874, đón 2 thanh niên ở cổng viện E, anh Thi được một đối tượng yêu cầu đến Dương Quảng Hàm đón một thanh niên khác. Tiếp đó, những đối tượng trên yêu cầu lái xe đi nhiều nơi, rồi yêu cầu chở về địa phận Cống Chèm - Thụy Phương - Từ Liêm. Tới nơi, anh Thi bị 3 đối tượng dùng gạch tấn công, khống chế cướp 850.000 đồng. Lợi dụng sơ hở, anh Thi đạp cửa xe lao ra ngoài hô hoán, những đối tượng trên vội bỏ chạy. Qua công tác khám nghiệm hiện trường chúng ta thu được dấu vân tay

của thủ phạm trên để lại trên kính chiếu hậu trong xe, có đủ yếu tố truy nguyên;

thu được viên gạch thủ phạm dùng làm vũ khí tấn công nạn nhân. Đây là một vật chứng hết sức quan trọng để kết luận tội phạm và phục vụ cho xét xử sau này. Công an Từ Liêm đã tổ chức làm rõ và bắt được 3 đối tượng gây án, do Nguyễn Văn Toàn, trú tại xóm 15 Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội cầm đầu.

Qua trao đổi với một số điều tra viên có kinh nghiệm thấy rằng: Trong nhiều vụ cướp tài sản, công tác khám nghiệm hiện trường thu thập được những vật chứng, dấu vết…có giá trị rất lớn trong công tác nghiệp vụ. Ngoài ra, công tác khám nghiệm hiện trường còn thu được rất nhiều thông tin về vật chứng phục vụ cho việc truy tìm sau này, như dấu vết của các loại vũ khí thủ phạm sử dụng để lại trên thân thể nạn nhân; vỏ đạn từ súng của thủ phạm để lại hiện trường…Phục vụ cho truy tìm và giám định truy nguyên sau này.

Tuy nhiên, những năm qua công tác khám nghiệm hiện trường vẫn còn nhiều hạn chế, có một số cuộc khám nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, ít thu được vật chứng, thông tin về vật chứng và các dấu vết khác có giá trị chứng minh tội phạm.

Ngoài ra, công tác xem xét nghiên cứu dấu vết trên cơ thể nạn nhân, kể cả khám nghiệm tử thi trong các vụ cướp - giết được các bộ kỹ thuật và điều tra viên tiến hành theo đúng qui định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự. Kết quả chúng ta đã thu lượm được nhiều thông tin có giá trị phục vụ cho việc truy tìm vật chứng của vụ án. Kết quả qua khám nghiệm tử thi thường xác định được nạn nhân bị chết do vật cứng đập vào đầu; do bị đâm vào vùng ngực, vùng bụng; cổ bị xiết do một sợi dây…Qua đó cơ quan Công an đã nhận định được công cụ phương tiện gây án của thủ phạm, phục vụ cho việc truy tìm loại vật chứng đó của vụ án.

- Công tác lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng

Người bị hại, người làm chứng đều là những người biết được toàn bộ hay một phần của vụ án. Trong việc phát hiện vật chứng thì lời khai của những người này chứa đựng rất nhiều thông tin do có thời gian nhất định tiếp xúc với đối tượng gây án, mặt khác hành vi phạm tội lại diễn ra trước mắt, vẫn còn in đậm trong trí nhớ của họ. Lời khai của người bị hại, người làm chứng cung cấp những thông tin về số lượng, giá trị, đặc điểm tài sản bị chiếm đoạt, thời gian địa điểm xảy ra vụ cướp, công cụ, phương tiện mà đối tượng sử dụng trong gây án… Vì vậy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã khai thác triệt để thông tin từ người bị hại, người làm chứng trong việc truy tìm vật chứng của các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Qua khảo sát cho thấy, hầu hết sau khi các vụ cướp tài sản xảy ra, người bị hại thường đến cơ quan Công an để trình bào việc mình bị cướp.

Nhận thức được tác dụng quan trọng của công tác lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng, nên 100% số vụ cướp tài sản, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đều hướng dẫn cho họ viết bản tường trình và lấy lời khai, thu thập thông tin từ họ (trừ những vụ nạn nhân bị chết hoặc thương tích quá nặng). Trong quá trình hỏi, điều tra viên đã tập trung thu thập những thông tin sau đây: Tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người bị hại, nguồn gốc trị giá tài sản, đặc điểm của từng tài sản bị chiếm đoạt. Ngoài ra, điều tra viên còn hỏi sâu về các loại phương tiện và vũ khí mà thủ phạm sử dụng. Trong quá trình lấy lời khai điều tra viên luôn sử dụng phương pháp gợi nhớ và phương pháp hướng dẫn tư duy để tác động đến tâm lý người làm chứng, người bị hại nhớ được chính xác và chi tiết hơn.

Qua khảo sát cho thấy, Công an Hà Nội đã làm tốt việc lấy lời khai của người bị hại, người làm chứng, đã có chiến thuật lấy lời khai hợp lý, nhanh chóng phục vụ tốt cho việc truy tìm vật chứng của các vụ án cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ví dụ: Vụ cướp tài sản do Trương Kim Hoàng (túc Hoàng "Bin") sinh năm 1986, trú tại số 10 Đặng Trần Côn, phường Quốc Tử Giám, Đống Đa Hà Nội cùng Nguyễn Xuân Tùng (tức Tùng "Quảng Ninh") sinh năm 1986 trú tại xã Minh Thành - Yên Hưng - Quảng Ninh; Đào Thanh Tùng (túc "Tùng con") cướp xe máy Spacy biển kiểm soát 29K7-5770 của anh Nguyễn Thế Dũng (sinh năm 1977 trú tại B3 tập thể quân khu Thủ đô, phường Cống Vị, Hà Nội). Phòng Cảnh sát điều ta tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã xác lập chuyên án 001-C.

Tiếp tục hồi 0h ngày 25/11/2004 tại cổng công viên Bách Thảo - đường Hoàng Hoa Thám, anh Nguyễn Tuấn Hiệp (sinh năm 1987, trú tại 24 Vĩnh Phúc, phường Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội) bị ba đối tượng dùng dao tông tấn công, gây thương tích và cướp đi xe máy Dylan biển kiểm soát 29T3- 0728.

Cán bộ điều tra Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã lấy lời khai của anh Nguyễn Thế Dũng và tiếp tục cũng lấy lời khai của anh Nguyễn Tuấn Hiệp (người bị hại). Đối chiếu lời khai của hai người bị trong hai vụ cướp liên tiếp nói trên có cùng số lượng đối tượng; cùng một loại vũ khí; cùng đi một loại xe Jupiter không đeo biển kiểm soát… cán bộ chiến sĩ trong Ban chuyên án đã nhận định do cùng một băng nhóm gây ra, và đã dựng được đặc điểm của thủ phạm. Trên cơ sở đó chúng ta đã nhanh chóng bắt giữ được thủ phạm, truy tìm được vật chứng của vụ án là hai xe máy và những con dao tông bọn chúng đã sử dụng làm vũ khí gây án.

Tuy nhiên, công tác lấy lời khai của người bị hại, của nhân chứng trong một số vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều hạn chế, ít thu được vật chứng hoặc thông tin cho việc truy tìm vật chứng sau này.

Thường là các vụ thủ phạm bất ngờ sử dụng vũ lực tấn công từ phía sau người đang tham gia giao thông nhằm chiếm đoạt tài sản; vụ cướp xảy ra vào đêm

khuya ít nhân chứng; nạn nhân bị thương quá nặng, không đủ tỉnh táo để nhớ lại toàn bộ thực tế khách quan của vụ án…

Từ kết quả các mặt công tác trên, Cơ quan điều tra sơ bộ tổng hợp, đánh giá các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập để bước đầu xác định về số lượng, chủng loại, đặc điểm vật chứng của vụ án. Đây là những cơ sở rất quan trọng để tiếp tục triển khai các hoạt động truy tìm vật chứng ở các giai đoạn tiếp theo.

2.3.2. Một số biện pháp truy tìm vật chứng

- Truy tìm cấp bách thủ phạm và vật chứng của vụ án ngay tại hiện trường

Kết quả khảo sát cho thấy có 62/821 vụ cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có điều kiện và được tổ chức truy tìm cấp bách thủ phạm và vật chứng của vụ án, trong đó có 28 vụ việc tổ chức truy tìm thủ phạm và vật chứng có kết quả tốt, thu được 13 xe máy (trong đó 5 xe máy là phương tiện của thủ phạm sử dụng làm phương tiện gây án) 7 dao các loại, 3 tuýp nước, 2 sợi dây dù và nhiều vật chứng khác mà thủ phạm của những vụ cướp tài sản nói trên đã sử dụng làm công cụ, vũ khí gây án hoặc chiếm đoạt được của người bị hại.

Khi xét thấy có điều kiện, khả năng truy tìm thủ phạm và vật chứng của các vụ án cướp tài sản như: Có được thông tin nhanh về vụ cướp tài sản, thông tin từ lời khai của người bị hại, người làm chứng… đã nhanh chóng xác định được đặc điểm đối tượng gây án, tài sản bị chiếm đoạt, vũ khí phương tiện gây án, hướng chạy trốn của đối tượng…lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội tổ chức tiến hành truy tìm cấp bách thủ phạm và vật chứng của vụ án. Quá trình truy tìm này được các lực lượng tiến hành rất khẩn trương và linh hoạt. Có vụ tiến hành truy tìm thủ phạm từ đó tạo tiền đề cho việc truy tìm vật chứng của vụ án và ngược lại, có vụ án việc truy tìm thủ

phạm và vật chứng của vụ án được tiến hành song song đồng thời. Trong hoạt động này lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thường tập trung rà soát nhanh các quán ăn đêm, nhà nghỉ, khách sạn, các điểm Intenet…

tại điểm lên xe, xuống xe của đối tượng để phát hiện những con người có đặc điểm tương tự như đối tượng gây án, đồng thời, tiến hành rà soát những đối tượng sưu tra trong hệ cướp tài sản có trên địa bàn; rà soát các hiệu cầm đồ, cửa hàng vàng bạc, nơi thường xuyên tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có… để phát hiện vật chứng của vụ án và đối tượng gây án. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phổ biến đặc điểm đối tượng gây án cùng vật chứng cho các lực lượng nghiệp vụ khác cùng phối hợp tham gia truy tìm như: Quần chúng nhân dân; người bị hại và thân nhân người bị hại; Cảnh sát khu vực, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát 113, Cảnh sát cơ động,... nhanh chóng phong tỏa các đường giao thông, tổ chức bao vây, truy bắt đối tượng.

Ví dụ: 21h ngày 6/10/2002, Nguyễn Việt Dũng (tức Dũng "lùn") ở dãy 62 tập thể Bách Khoa cùng một số đồng bọn là Dũng "béo"; Hùng "mão";

Vinh "Bắc Ninh"; Hà "dân" cùng với một số đối tượng khác đi xe ô tô 29H- 1730 do Sơn lái ra ngã ba Tạ Quang Bửu - Bạch Mai đi tìm Dũng "xẻng". Khi tìm thấy, Dũng "lùn" nhảy xuống túm tóc Dũng "xẻng" đập đầu vào cột điện, Vinh; Tuấn; Hùng cầm tuýp nước nhảy xuống đập tới tấp vào người Dũng

"xẻng" cướp tiền rồi cùng nhau nhảy lên xe ô tô bỏ chạy. Sau khi nhanh chóng nhận được nguồn tin về vụ cướp tài sản nói trên lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận Hai Bà Trưng và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà Nội đã nhanh chóng thu thập những thông tin cần thiết quan trọng cho việc truy tìm thủ phạm và vật chứng của vụ án cướp tài sản nói trên qua các nhân chứng, đặc biệt là thông tin về số biển kiểm soát của xe ô tô mà thủ phạm đã dùng để gây án nói trên. Tiếp theo lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Hà nội đã phối hợp với Cảnh sát khu vực; Cảnh sát giao

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác TRUY tìm vật CHỨNG của cơ QUAN CSĐT tội PHẠM về TRẬT tự xã hội TRONG điều TRA các vụ án cướp tài sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 64 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w