2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt trên thế giới
Trên thế giới hiện nay thịt lợn là sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Nó cung cấp lượng protein cần thiết cho con người, đồng thời
đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của con người. Thịt lợn là sản phẩm rất quan trọng đối với đời sống, sinh hoạt của người dân thế giới.
Bảng 2.1 Sản lượng thịt lợn của các nước sản xuất chủ yếu Đơn vị: Ngàn tấn
Năm
Quốc gia 2012 2013 2014
Trung Quốc 52.350 53.800 54.700
EU-28 22.526 22.450 22.450
Braxin 3.330 3.370 3.435
Nga 2.075 2.190 2.300
Việt Nam 2.175 2.220 2.260
Canađa 1.840 1.835 1.850
Philippin 1.310 1.350 1.390
Nhật Bản 1.297 1.305 1.305
Mêhicô 1.239 1.270 1.290
Hàn Quốc 1.086 1.210 1.160
Đài Loan 878 850 840
Ukraina 701 790 820
Chilê 584 575 575
Achentina 331 390 400
Bêlarut 347 370 380
Mỹ 10.555 10.508 10.785
Các nước khác 3.027 3.031 2.984
Tổng cộng: 105.651 107.514 108.924
(Nguồn: Theo Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA) Ở Trung Quốc, nước chiếm gần 50% sản lượng thịt lợn thế giới, sản lượng đã tăng đáng kể trong mấy năm qua và dự báo sản lượng năm 2014 sẽ đạt kỷ lục mới 54,70 triệu tấn nhờ chi phí đầu vào được kỳ vọng sẽ giảm và nhu cầu gia tăng.
Chính phủ trợ cấp cho lợn nái đã khuyến khích người chăn nuôi lợn duy trì đàn lợn bất chấp lợi nhuận thấp trong năm 2013 do giá vật tư đầu vào tăng cao và tốc độ tăng trưởng nhu cầu yếu đi. Sản lượng của Braxin được kỳ vọng sẽ tăng nhẹ nhờ có nhu cầu mạnh ở trong nước và các thị trường xuất khẩu, và sẽ đạt kỷ lục 3,44 triệu tấn trong năm 2014, chủ yếu nhờ giá thức ăn chăn nuôi giảm và giá thịt lợn tăng.
Sản lượng của Nga dự báo sẽ tăng nhẹ, đạt 2,30 triệu tấn nhờ sự hỗ trợ của chính phủ và giá thức ăn chăn nuôi giảm.
Trong khi đó, sản lượng thịt lợn năm 2014 của EU dự báo sẽ vẫn ở mức 22,45 triệu tấn của năm 2014 mặc dù giá thức ăn chăn nuôi giảm và số lượng giết mổ giảm được bù lại nhờ trọng lượng lợn khi giết mổ tăng. Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ tăng vừa phải, đạt 10,79 triệu tấn nhờ tăng lượng giết mổ và trọng lượng lợn giết mổ tăng. Sản lượng của Canađa dự báo chỉ tăng nhẹ, đạt 1,85 triệu tấn. Sản lượng của Nhật Bản sẽ không thay đổi, vẫn ở mức 1,30 triệu tấn của năm 2013; sản lượng của Mêhicô sẽ tăng vừa phải đạt 1,29 triệu tấn và sản lượng của Hàn Quốc sẽ giảm vừa phải, xuống còn 1,16 triệu tấn.
Bảng 2.2. Xuất khẩu thịt lợn của các nước xuất khẩu chủ yếu Đơn vị: Ngàn tấn
2012 2013 2014
EU-28 2.171 2.200 2.200
Canađa 1.243 1.245 1.245
Braxin 661 600 620
Trung Quốc 235 250 265
Chilê 180 185 190
Mêhicô 95 110 120
Bêlarut 104 75 95
Ôxtrâylia 36 35 36
Việt Nam 25 25 25
Ukraina 20 4 20
Mỹ 2.441 2.292 2.390
Các nước khác 34 37 37
Tổng cộng: 7.254 7.058 7.243
(Nguồn: Theo Thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA)
Mậu dịch thịt lợn thế giới đã tăng khoảng 25% trong vòng 5 năm qua nhờ mức thu nhập tăng và nhu cầu nhập khẩu tăng, đặc biệt ở Đông á và Bắc Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu tăng nhẹ sẽ được đáp ứng bởi một số nước cung cấp chủ yếu và các nước xuất khẩu phi truyền thống đang nổi lên, với tổng xuất khẩu thịt lợn năm 2014 dự báo đạt 7,24 triệu tấn, tăng so với 7,06 triệu tấn của năm 2013.
Mỹ được kỳ vọng vẫn là nước xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới, với dự báo xuất khẩu trong năm 2014 sẽ tăng nhẹ, đạt 2,39 triệu tấn. Thu nhập của người tiêu dùng tăng ở Mehicô và thuế suất hải quan giảm ở Hàn Quốc được kỳ vọng sẽ giúp tăng nhu cầu nhập khẩu. Xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn ổn định, trong khi Mỹ
vẫn không đạt tiêu chuẩn về chứng chỉ sạch dư lượng ractopamine để xuất khẩu sang Nga. Xuất khẩu thịt lợn của EU dự báo sẽ vẫn ở mức 2,20 triệu tấn của năm 2013, xuất khẩu của Braxin sẽ tăng vừa phải, đạt 620 ngàn tấn; và xuất khẩu của Canađa dự báo sẽ vẫn trì trệ ở năm thứ 3 liên tiếp, đạt 1,25 triệu tấn trong năm 2014 mặc dù đồng đôla Canađa suy yếu.
Nhập khẩu thịt lợn vào Trung Quốc năm 2014 dự báo sẽ tăng nhẹ, đạt kỷ lục 775 ngàn tấn; nhập khẩu vào Nga sẽ tăng nhẹ, đạt 920 ngàn tấn; nhập khẩu vào Mêhicô sẽ tăng nhẹ, đạt kỷ lục 800 ngàn tấn; nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ tăng, đạt 425 ngàn tấn; nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ đạt 1,25 triệu tấn, gần như không thay đổi so với năm 2013; và nhập khẩu vào Mỹ dự báo đạt 390 ngàn tấn.