Thực trạng chung cuả các mô hìnhchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên

4.2.1. Thực trạng chung cuả các mô hìnhchăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên

4.2.1.1. Về quy mô

Bảng 4.6. Số hộ chăn nuôi lợn thịt phân bổ trên địa bàn xã Văn Yên giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Hộ

Xóm 2013 2014 2015

Bậu I 17 14 18

Bậu II 21 22 22

Núi 11 17 24

Bầu I 17 26 26

Bầu II 28 36 32

Kỳ Linh 13 19 25

Đình I 28 31 34

Đình II 36 30 29

Giữa I 24 27 30

Giữa II 22 25 29

Dưới I 29 36 33

Dưới II 17 22 24

Dưới II 18 16 21

Cầu Găng 28 31 30

Mây 19 20 26

Tổng 421 496 503

(Nguồn: UBND xã Văn Yên)

Trên địa bàn xã có 2 trang trại đạt tiêu chuẩn của nhà nước, các mô hình chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ nằm trải khắp 15 xóm, các hộ chăn nuôi thường chăn từ 10con/lứa trở lên.Các mô hình chăn nuôi lợn thịt tự phát đang có xu hướng tăng lên về cả quy mô chuồng trại và số lượng lợn chăn nuôi. Cụ thể như sau

Tổng số hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã là 503 hộ( 2015) với tổng số lợn thịt của xã trong năm 2015 là 10500 con, tăng 1050 con so với năm 2014, số lợn nái lại có xu hướng giảm nhẹ từ 1055 con năm 2014 xuống còn 924 con năm 2015.

Thực trạng này cho thấy các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã đang có xu

hướng tăng nhập lợn giống từ các cơ sở sản xuất giống và từ các địa phương khác về. Số lượng lợn nái được sử dụng để sản xuất ra giống tại địa phương vẫn còn chưa đáp ứng được số lượng lợn chăn nuôi trên địa bàn xã. Các mô hình chăn nuôi ở quy mô lớn thường đi mua các giống lợn ở các trại sản xuất giống và từ các đầu mối lâu năm.

4.1.1.2. Nguồn giống

Do số lợn nái ở địa phương không đáp ứng đủ số lượng lợn giống cho chăn nuôi tại chỗ nên đa phần các mô hình chăn nuôi phải đi nhập lợn giống từ các cơ sở chăn nuôi khác trên địa bàn huyện và một số nhập từ các cơ sở chuyên sản xuất giống. Hiện nay, trên địa bàn xã đa phần các mô hình chăn nuôi đều thiên về giống lợn trắng địa phương, do có khả năng chống chịu tốt, thích ứng tốt với môi trường của địa phương cũng như cách thức chăm sóc của địa phương, tuy nhiên giống lợn trắng địa phương lại chậm lớn hơn so với các giống lợn ngoại nhập từ các cơ sở chuyên sản xuất giống. Số lượng các giống lai như landrace cũng đang được một số hộ chăn nuôi xen kẽ với các giống lợn địa phương và cho hiệu quả tương đối tốt, dự báo trong những năm tiếp theo thì các giống lợn lai sẽ được đưa vào chăn nuôi ở địa phương nhiều hơn, giảm bớt số lượng lợn địa phương.

4.2.1.3. Nguồn thức ăn

Trên địa bàn xã Văn Yên hiện có 9 đại lí cấp 2 cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã và một số hộ ở các xã lân cận. Các đại lí thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã cung cấp nhỏ lẻ cho những hộ chăn nuôi ở qy mô vừa và nhỏ, theo từng đợt và theo quy mô chăn nuôi của những hộ đó. Đối với những trang trại và những mô hình chăn nuôi có quy mô lớn thì thường là nhập thức ăn chăn nuôi từ cơ sở cấp 1 để giảm bớt chi phí thức ăn xuống. Các loại thức ăn chăn nuôi phổ biến trên địa bàn xã bao gồm: de hues, cargill, nutreco, đất việt... Các loại thức ăn chăn nuôi này có đủ cho từng thời kì, từng giai đoạn phát triển của đàn lợn.

Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp còn sử dụng thêm các loại thức ăn có sẵn tại địa phương hoặc đi mua với giá rẻ như: Cám gạo, ngô, rau bèo, khoai lang, bí... mục đích là nhằm tận dụng những sản phẩm trồng trọt giá trị thấp cho chăn nuôi, cung cấp thêm lượng chất sơ cho lợn và giảm giá thành thức ăn chăn nuôi.

4.2.1.4. Nguồn tiêu thụ lợn thịt

Khi đàn lợn đến tuổi xuất chuồng thì đa phần là sẽ có các lái buôn đến tận nhà thương lượng giá cả và hỏi mua. Với cách tiêu thụ lợn như vậy thường thì các hộ chăn nuôi sẽ bị thiệt về giá cả hơn so với giá thì trường do bị các lái buôn ép giá và một phần cũng là do người dân chưa có sự hiểu biết kĩ về thị trường.

Một phần lợn thịt sẽ được các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên địa bàn xã mua về và cung cấp thức ăn cho người dân trên toàn xã. Với cách tiêu thụ này thì thường được các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ áp dụng vì tiêu thụ theo cách này thì phải chia nhỏ đàn lợn ra, bán theo nhiều lần.

Theo thông tin điều tra, có thể hiểu nguồn tiêu thụ thịt lợn theo sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)