Nhóm các giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Một số các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Yên

4.4.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật

Để chăn nuôi lợn đạt được mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm thịt cung cấp cho con người, thì việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng thịt là rất quan trọng. Qua đó định hướng cho các biện pháp kỹ thuật tác động về giống, thức ăn và dinh dưỡng,… Phù hợp với nhu cầu của từng loại lợn, sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa, tạo ra lợi ích kinh tế cao nhất trong quá trình chăn nuôi lợn cần có những biện pháp can thiệp như sau:

Công tác về giống: Để lợn có năng suất và chất lượng cao cần phải lựa chọn những loại giống phù hợp với từng khu vực và từng địa phương như các giống: Nhóm lợn ngoại nhập nội gồm các giống Yorkshire, Landrace. Những giống này có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta. Tóm lại, có 2 giống lợn ngoại chính nên được sử dụng tại Việt Nam là : Yorkshire, Landrace là những giống phù hợp với điều kiện sản xuất và môi trường nhiệt đới nước ta là điều kiện tiên quyết để tối ưu lợi nhuận trong chăn nuôi lợn công nghiệp và nông hộ. Ngoài ra cần có nguồn cung cấp giống đạt tiêu chuẩn, đảm bảo không bị dịch bệnh.Muốn như vậy cần có nguồn giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho người dân chăn nuôi. Để khắc

phục những tồn tại những khó khăn về giống tại địa phương, chúng tôi đề xuất giải pháp theo sơ đồ sau:

Mô hình cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Yên Thức ăn: Ngoài công tác về giống và lai tạo về giống cần phải sử dụng nguồn thức ăn hợp lý, đảm bảo các yêu cầu về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn trong chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 63 - 67% giá thành sản phẩm chăn nuôi, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn khác nhau như: Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật ( ngô, cám gạo, khoai lang, đậu tương, lạc, thân chuối…) thức ăn có nguồn gốc từ động vật ( bột cá, bột thịt, bột máu, bột xương thịt). Ngoài ra, thức ăn bổ sung ( VTM, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng, axit amin tổng hợp, men vi sinh vật…). Ngoài ra, có thể chọn những loại thức ăn được chế biến sẵn của các nhà cung cấp thức ăn có danh tiếng .Đặc biệt, không sử dụng những loại thức ăn ở trong danh mục bị cấm nhằm tăng trọng lượng và tăng tỷ lệ nạc như chất salbutamol, clenbuterol.. là hai hóa chất có tác dụng giãn phế quản, được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khi trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, các chất này có tác dụng thúc cho lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỉ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn....người ăn phải thịt lợn này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sẽ có nguy cơ tích lũy

Trung tâm giống lợn TW

Trung tâm giống cơ sở

Trung tâm giống địa phương

Hộ chăn nuôi lợn thịt

Hộ chăn nuôi lợn nái

Hộ chăn nuôi lợn thịt

trong cơ thể và bị ngộ độc rất cao. Ngộ độc clenbuterol, salbutamol ở người sẽ gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây biến chứng ung thư... Clenbuterol sẽ gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người. Đối với gia súc khi ăn phải chất này chỉ có thể tồn tại được quá nửa tháng là phải giết mổ.

Chuồng trại: Đây là vấn đề mà hầu hết những người chăn nuôi hiện nay ở nước ta còn thể hiện sự yếu kém của mình, có thể do điều kiện kinh tế chưa cho phép nên chuồng trại chủ yếu là chuồng hở với điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

Dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do vậy cần tham khảo nhiều mô hình trang trại khác nhau để có thể chọn được mô hình phù hợp với điều kiện của mình. Đa số hiện nay đều theo mô hình nửa kín nửa hở. Cần chú ý các điểm sau :

• Bầu tiểu không khí trong chuồng nuôi.

• Vệ sinh trong chuồng trại.

• Khu vực xung quanh chuồng trại....

Quản lý chăm sóc: Xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán, kiểm tra, kiểm soát thật chặt chẽ và chính xác. Bao gồm một số yếu tố như : Nhiệt độ, nước uống, mật độ chăn nuôi, các khu nuôi khác nhau...

Phối hợp với các ban ngành liên quan thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh - Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vừa tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển nhưng cũng gây ra nhiều loại dịch bệnh, nhất là vào các thời kì thay đổi mùa khí hậu. Theo thực tế điều tra cho thấy nhiều hộ thuộc 3 vùng trong xã chưa thực sự coi trọng việc tiêm phòng cho lợn. Do vậy, công tác thú y phải được chú trọng thực hiện thường xuyên.

- Tăng cường năng lực cho trạm thú y, cũng cố lại mạng thú y cơ sở, đội ngũ cán bộ thú y thôn, xã để họ phục vụ cho chăn nuôi của người dân.

- Tổ chức công tác tiêm phòng hàng năm đạt tỷ lệ 100% tổng đàn để phòng trừ các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về môi trường và an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ việc du nhập con giống, vận chuyển gia súc và sản phẩm ra vào địa bàn.

- Kiểm soát giết mổ, hình thành các khu giết mổ tập trung thuận lợi cho công tác quản lý. Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý vấn đề chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Thông tin kịp thời tới các mô hình chăn nuôi lợn khi bắt đầu có trường hợp mắc dịch bệnh trên địa bàn xã để các hộ tiến hành phòng bệnh cho lợn và cách ly với vùng có dịch bệnh.

- Với nơi đang có dịch và nguy cơ xảy ra dịch cần phối hợp với Trạm thú y, trạm kiểm dịch động vật triển khai các biện pháp nhằm dập tắt ổ dịch, thành lập chốt kiểm dịch tạm thời, đình chỉ hoạt động giết mổ, vận chuyển lợn ra ngoài khu vực dịch.

- Mở thêm các lớp tập huấn về phương pháp phòng trừ các loại bệnh dịch xảy ra ở lợn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)