Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 65)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên

4.2.2. Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra

a, Khái quát chung về nhóm hộ điều tra

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện sản xuất của các hộ trong xã, tôi tiến hành điều tra 45 hộ chăn nuôi trên tổng số 15 xóm, mỗi xóm chọn ra 3 hộ chăn nuôi để điều tra.

Việc đưa ra quyết định sản xuất, chăn nuôi lợn phụ thuộc vào chủ hộ. Qua điều tra tôi thấy phần lớn chủ hộ là nam giới ở độ tuổi trung niên.

Hộ chăn nuôi

Thương lái Điểm giết mổ nhỏ

Người dân tại địa phương Lò mổ tập trung Buôn qua của khẩu

Bảng 4.7: Tình hình chung về nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML BQ

chung

1.Tổng số hộ điều tra Hộ 4 26 15 15

2.Chủ hộ

2.1. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi/người 47,60 43,20 37,70 42,80 2.1.Trình độ văn hóa của

chủ hộ

% 100 100 100 100

- Tiểu học % 25 23,07 20 22,20

- Trung học cơ sở % 50 46,15 20 37,80

- Trung học phổ thông % 25 30,74 60 40

3.Tổng số lợn Con

3.1. Lợn thịt Con 125 1670 1930 1241,67

3.2. Lợn nái Con 8 37 46 30,3

4.Một số chỉ tiêu BQ

4.1. BQ nhân khẩu/hộ Người/hộ 4,80 4,50 4,30 4,53 4.2. BQ lao động/hộ Lao động/hộ 3,80 3,70 3,50 3,67

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016)

Các chủ hộ chăn nuôi quy mô lớn thường là những người trẻ, có độ tuổi trung bình là 37,7 tuổi. Trong khi đó nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại có độ tuổi trung bình là 47,6 tuổi, họ là những người trải nghiệm, làm ăn chắc chắn, sợ rủi ro.

Trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng tới khả năng nhìn nhận công việc và tính sáng tạo trong hoạt đọng sản xuất. Với các hộ quy mô lớn nhiều chủ hộ có cơ hội học tập, trình độ chủ yếu đã học hết cấp III, thậm trí một số hộ còn có điều kiện học ở các trường trung cấp. Với các hộ quy mô vừa và nhỏ, chủ hộ có trình độ hết cấp III còn ít, chủ yếu là hết cấp II và cấp I.Họ là những người cao tuổi và trước đây không có điều kiện học hành đầy đủ.

Số lao động BQ của các nhóm hộ đều trên 4 người, điều này cho thấy sụ dồi dào về lao đọng, đặc biệt là lao động đã có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

BQ đất nông nghiệp/hộ có sự khác biệt nhỏ, đối với nhóm hộ QML có diện tích đất nông nghiệp lớn, thuận lợi cho việc mở rộng qua mô chăn nuôi, với nhóm hộ QMN thì diện tích đất nông nghiệp còn nhỏ, phù hợp với chăn nuôi nhỏ.

b, Điều kiện sản xuất của các hộ chăn nuôi lợn thịt

Nguồn lực trong nông hộ như vốn, lao động, đất đai là những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất, ở mỗi hộ các yếu tố này rất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến quyết định, kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi của hộ.

Bảng4.8: Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016)

Chỉ tiêu ĐVT Quy mô So sánh(%)

QML QMV QMN QML/QMV QML/QMN QMV/QMN

I. Đất đai M2

1. Diện tích đất NN M2 1.533,60 1.670,40 1.651,20 91,8 0 92,90 10,10

2. Diện tích đất CN lợn M2 128,56 62,14 24,54 20,70 52,40 25,30

3. Diện tích BQ/ô chuồng M2 6,35 7,34 9,46 87,00 67,00 77,00

II. Vốn

1. Vốn đầu tư cho CN Lợn Triệu đồng 157,7 60 38, 244,00 415,00 169,70

2. Vốn đi vay Triệu đồng 35,73 17,80 5,32 200,70 671,60 334,00

Qua bảng 4.8 cho chúng ta thấy, những hộ nông dân những hộ nông dân có diện tích đất nông nghiệp lớn có điều kiện mở rộng qua mô chăn nuôi lợn lớn hơn.

Diện tích đất nông nghiệp ở các hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô lớn bình quân đạt 1.533,6 m2, nhóm hộ quy mô vừa là 1.670,4 m2, nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ là 1.651.2 m2. Tuy nhiên diện tích đất sử dụng cho chăn nuôi lợn thịt của các nhóm hộ lại khác nhau, các hộ chăn nuôi quy mô lớn sử dụng diện tích đất nhiều hơn so với các hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và nhỏ. Diện tích của mỗi ô chuồng của các hộ chăn nuôi quy mô lớn lại nhở hơn nhóm hộ quy mô vừa và nhỏ, diện tích bình quân của mỗi ô chuồng là 6,35 m2, trong khi đó diện tích của mỗi ô chuồng ở những hộ có quy mô vừa là 7,34 m2, nhóm hộ quy mô nhỏ là 9,46 m2.

Về vốn sản xuất, thì nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn cần nhiều vốn sản xuất nhất, tuy nhiên cả ba nhóm hộ đều có sự chuẩn bị vốn trước khi chăn lợn, nên số vốn đi vay thêm để phục vụ chăn nuôi là ít.

c, Quy mô và sản lượng lợn thịt của các hộ điều tra trên địa bàn xã Văn Yên - Đại Từ - Thái Nguyên

Trong vài năm trở lại đây, xã Văn yên đã tích cực khuyến khích mở rộng diện tích, quy mô chăn nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện của hộ và của xã Văn Yên nhằm nâng cao thu nhập của người dân và chất lượng đời sống xã hội.

Bảng 4.9: Hộ điều tra được phân theo quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Văn Yên giai đoạn 2013 - 2015

ĐVT: Hộ Năm

Nhóm chăn nuôi

2013 2014 2015

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Từ 0 - 35con 11 24,4 7 15,6 4 8,9

Từ 35 - 90 con 30 66,7 27 60 26 57,8

Từ 90 con trở lên 4 8,9 11 24,4 15 33,3

(Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016)

Quy mô các hộ chăn nuôi tăng dần từ năm 2013 đến năm 2015, quy mô từ 90 con trở lên năm 2013 có 4 hộ chăn nuôi nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng lên tới 15 hộ chăn nuôi gấp hơn 3,75 lần so với năm 2013 , với quy mô nhỏ từ 0 - 35 con thì năm 2015 chỉ còn 4 hộ.

Bảng 4.10: Số lượng, sản lượng lợn thịt của các nhóm hộ điều tra trên địa bàn xã Văn Yên giai đoạn 2013 - 2015

Chỉ tiêu Quy mô

Số lượng (con) Sản lượng (Tấn/năm)

2013 2014 2015 2013 2014 2015

QMN 270 90 125 20.195 7.050 9.795

QMV 1.565 1.515 1.670 121.210 131.750 134.580

QML 440 1.220 1.930 35.200 103.500 166.400

Tổng số 2.275 2.825 3.725 176.605 242.300 310.775 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016) Số lượng và sản lượng lợn được sản xuất bởi các hộ điều tra tăng dần qua các năm. Nhóm có số lượng lợn tăng mạnh nhất là nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô lớn, từ 440 con năm 2013 đã tăng mạnh lên 1.930 con vào năm 2015,nhóm hộ có quy mô chăn nuôi vừa thì số lượng lợn chăn nuôi không có sự thay đổi nhiều, những hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ thì có xu hướng giảm nhẹ. Kéo theo đó, sản lượng chăn nuôi lợn thịt của các hộ có quy mô lớn tăng khá nhanh, từ 35.200 tấn/năm tăng lên 166.400 tấn/năm.

Qua bảng trên , thấy được rằng cácquy mô của các hộ chăn nuôi được điều tra tăng lên trong giai đoạn 2013 - 2015, tăng mạnh nhất là những hộ chăn nuôi có quy mô lớn, những hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ đang có xu hướng giảm.

d, Tình hình về nguồn cung cấp giống lợn cho các hộ

Trong quá trình chăn nuôi lợn, giống có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất chăn nuôi. Nguồn cung cấp giống gần, thuận tiện, đảm bảo đủ về cả chất lượng lẫn số lượng sẽ giúp cho hộ chăn nuôi giảm được chi phí vận chuyển, đảm bảo được giống lợn tốt, hạn chế được rủi do dịch bệnh.

Bảng 4.11: Nguồn cung cấp giống lợn cho các hộ được điều tra năm 2015 Chỉ tiêu

Loại lợn

Giống tự sản xuất Giống đi mua

Con Tỷ lệ (%) Con Tỷ lệ (%)

Lợn nái 52 57,1 39 42,9

Lợn thịt 1.872 50,3 1.853 49,7

Lợn đực giống 0 0 8 100

Tổng 1.924 51,7 1.801 48,3

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016

Nhìn từ bảng 4.11 ta thấy, tổng số giống lợn tự sản xuất và giống lợn đi mua chênh lệch nhau là không đáng kể, tuy nhiên giống lợn tự sản xuất đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới vì tự sản xuất ra được lợn giống giá thành chăn nuôi sẽ hạ, làm cho hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao . Đối với lợn đực giống thì các hộ chăn nuôi đều đi mua giống từ các trại chăn nuôi đủ tiêu chuẩn.Nguyên nhân là do lợn đực giống phải là những con có chất lượng, phẩm chất tốt, được chọn lựa kĩ càng để sản xuất ra con giống đời sau cho nên các chủ hộ thường đi mua giống nhằm đáp ứng các yêu cầu đó. Tại các hộ điều tra, tỷ lệ giống lợn trắng địa phương được chăn nuôi phổ biến hơn, nhiều hơn so với các giống lợn lai.Nguyên nhân là do giống lợn địa phương dễ chăn nuôi, chăm sóc, ít bệnh tật, phù hợp với khí hậu và cách chăm sóc của hộ chăn nuôi. Riêng đối với hộ có quy mô lớn thì hướng về giống lợn lai là nhiều hơn.

e, Tình hình về nguồn cung cấp thức ăn cho lợn và thời gian chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

Trong chăn nuôi lợn, thức ăn chiếm 63- 67% giá thành sản phẩm chăn nuôi, do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã sử dụng cám công nghiệp lẫn thức ăn địa phương .

Các loại thức ăn công nghiệp được các hộ sử dụng trong chăn nuôi lợn chủ yếu là: De heus, new hope, nutreco(N-989,N-949,N-969), cargill…

Các hộ điều tra không có hộ chăn nuôi lợn nào là chăn nuôi hoàn toàn bằng thức ăn địa phương như: cám ngô, gạo…Mà chỉ có các hộ chăn nuôi lợn bằng cám công nghiệp và trộn giữa cám công nghiệp với các loại thức ăn địa phương. Đối với lợn thịt tỷ lệ lợn chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp nhiều hơn so với lợn chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp hết hợp với thức ăn địa phương. Ở lợn nái, tỷ lệ lợn sử dụng kết hợp hai loại thức ăn công nghiệp và thức ăn địa phương chiếm phần lớn. Còn lợn đực giống thì 100% lợn được sử dụng thức ăn kết hợp này.

Hiện tại trên địa bàn có rất nhiều cơ sở, cửa hàng cung cấp thức ăn công nghiệp chăn nuôi lợn. Các cơ sở buôn bán cám chăn nuôi tại xã đều là các cửa hàng cấp 2, cấp 3 của các công ty cám, do vậy giá thành của các loại cám khi tới hộ chăn nuôi đã bị đẩy lên khá cao so với giá của công ty bán ra thị trương.

Thời gian trước đây, do chăn nuôi lợn thịt theo phương thức truyền thống, chăn thả, thức ăn chủ yếu là các phế phẩm nông nghiệp và những loại thức ăn có sẵn tại địa phương như rau bèo… vậy nên thời gian sinh trưởng và phát triển của lợn thịt kéo dài tới 4, 5 tháng. Hiện tại, với khoa học kĩ thuật phát triển, thức ăn chăn nuôi công nghiệp, cách quản lí và chăn nuôi hiện đại nên thời gian chăn nuôi của các hộ rút xuống rất nhiều. Thời gian để lợn thịt phát triển từ 15kg tới khi xuất chuồng là 3 tháng, khoảng thời gian này đã được rút ngắn rất nhiều so với phương thức chăn nuôi truyền thống nên đem lại hiệu quả cao hơn theo phương thức chăn nuôi truyền thống.

f, Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Trong chăn nuôi thì đầu ra sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Thị trường rộng, nguồn tiêu thụ tốt giúp giá thành sản phẩm ổn định, là cơ hội cho hộ chăn nuôi mở rộng quy mô. Chủ yếu lợn đến thời gian xuất thì gọi người thu mua tới tận nhà để lấy và được tiêu thụ ở ngoài xã. Từ năm 2013 - 2015 giá thành sản phẩm lợn hơi và lợn con giống trên địa bàn xã tăng dần và khá ổn định.

Bảng 4.12: Giá bán sản phẩm trung bình trên địa bàn xã ĐVT :Nghìn đồng/ kg

Năm Sản phẩm

2013 2014 2015

So sánh(%) BQC

2014/2013 2015/2014

Lợn thịt 39,2 43,2 42,3 110,2 98,0 104,1

Lợn con giống 42 41,2 45,46 98,1 110,3 104,1

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016) Giá bán sản phẩm lợn hơi năm 2014 tăng 10,2% so với năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do gần cuối năm 2013 dịch lợn tai xanh xảy ra làm giá bán lợn bị sụt giảm, người dân nuôi lợn bị thua lỗ, nhiều hộ gia đình đã để trống chuồng nuôi, lượng cung giảm và kết hợp cùng với lượng cung giảm chính là giá thức ăn chăn nuôi tăng nhẹ trong năm 2014, đẩy giá lợn hơi tăng lên. Giá bán lợn hơi tăng đồng thời kéo giá bán lợn con giống tăng theo. Năm 2014 giá bán lợn con giống giảm nhẹ so với năm 2013. Năm 2015, giá lợn thịt giảm 2% so với năm 2014, giá lợn con lại tăng đột biến do nhiều hộ gia đình đầu tư vào chăn nuôi, kéo theo

lượng cầu về lợn con tăng lên, đẩy giá cũng lên cao. Nhìn chung, giá bán không ổn định làm mức độ rủi ro trong chăn nuôi lợn tăng lên, khiến cho các hộ chăn nuôi do dự khi mở rộng thêm quy mô.

g, Tình hình về dịch bệnh và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh của các mô hình chăn nuôi lợn thịt.

Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến lợn không phát triển hết khả năng, gây tổn hại lớn đến lợi ích kinh tế của trại lợn. Chính vì vậy, tất cả các trại lợn đều phải nắm rõ tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh. Trong vài năm gần đây, trên địa bàn xã đã trải qua dịch bệnh như tai xanh, lở mồm long móng và một số bệnh như Lepto, dịch tả, tụ huyết trùng, ho gây không ít thiệt hại về kinh tế cho hộ chăn nuôi.

Tại địa phương, trong năm 2015, tình hình dịch bệnh được đảm bảo, không có diễn biến phức tạp. Dịch tai xanh, lở mồm long móng không còn trong các hộ chăn nuôi, các bệnh chủ yếu thường gặp trong năm 2015 là ho, có một số hộ xuất hiện dịch tụ huyết trùng nhưng đã được cách ly và chữa trị kịp thời, không làm ảnh hưởng tới tình hình chăn nuôi chung của địa phương.

Về phần các dịch vụ vật tư, thú y được phân phối dải dác trên địa bàn huyện giúp người dân thuận tiện cho việc phòng trừ dịch bệnh. Khi có dịch bệnh trên địa bàn xã, các hộ chăn nuôi cũng tiến hành khử trùng chuồng trại, hạn chế người ngoài vào khu chăn nuôi, cách ly với bên ngoài nhằm hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh vào chuồng trại.

h, Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi lợn của một số hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên

Để đạt được kết quả tốt trong quá trình chăn nuôi thì phải đầu tư những khoản chi phí chủ yếu đó là: giống, thức ăn và thuốc thú y.

Với các hộ chăn nuôi nuôi với nguồn lợn con giống đi mua thì chi phí để mua giống chiếm gần 1/3 tổng chi phí cho chăn nuôi lợn. Đối với những hộ nuôi nái để tự sản xuất giống để chăn nuôi thì không mất nhiều chi phí về giống nhưng lại mất chi phí nuôi nái và chi phí nuôi lợn con từ lúc sinh đến khi đc 10 - 15kg, thời gian nuôi một nứa lợn dài hơn từ 1,5 - 2 tháng.

Bảng dưới đây thể hiện mức chi chăn nuôi lợn của các hộ chăn nuôi phân theo quy mô:

Bảng 4.13: Tình hình đầu tư chi phí trung bình của một hộ điều tra năm 2015 Đơn vị: 1000đ

Chỉ tiêu Quy mô chăn nuôi

I. Chi phí trung gian QMN QMV QML

1. Giống 23.270 41.596,2 67.533,3

2. Thức ăn 33.500 71.311,9 164.933,3

3. Thuốc thú y 1.075 3.438,5 9.946,7

4. Lãi vay 412,5 823,1 7.426,7

5. Chi phí khác

950 750 3.500

II. Khấu hao TSCĐ 1.175 5.496,2 11.933,3

III. Chi phí lao động

1. Lao động gia đình 31.250 32.269,2 57.333,3

2. Lao động thuê 0 0 0

IV. Tổng chi phí 91.632,5 155,7 322.606,7

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016)

Theo bảng trên, thấy được chi phí của các hộ chăn nuôi tỷ lệ thuận với quy mô chăn nuôi của các hộ đó. Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, mọi chi phí như giống, thức ăn, lao động… đều thấp hơn so với các hộ có quy mô vừa và lớn.chi phí phát sinh váu hao tài sản cố định của nhóm hộ này là rất thấp do quy mô chăn nuôi nhỏ, mục đích là nâng cao thu nhập, đó không phải là nuồn thu nhập chính của gia đình nên những chi phí đó đã được tối thiểu, chuồng trại ít sửa chữa, nâng cấp.Đối với các hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn thì các chi phí được nâng cao lên khá nhiều. gần gấp 2 lần so với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Các hộ này luôn có xu hướng mở rộng quy mô, chuyên sâu vào sản xuất nên mọi chí phí phát sinh, khấu hao tài sản cố định cũng rất cao,

Tóm lại, mức đầu tư chi phí cho một hộ chăn nuôi lợn tương đối lớn. Vì vậy, việc đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi sẽ rất khó khăn, đặc biệt với những hộ nghèo. Khuyến nông cần có những giải pháp tích cực giúp những hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt là những hộ nghèo được vay vốn ưu đãi lâu dài để các hộ có khả năng mở

rộng quy mô, diện tích chăn nuôi lợn, có những giải pháp hợp lý, tiết kiệm giảm giá thành sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo người chăn nuôi có lãi khi đầu tư chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân nông thôn. Vận động người dân chủ động con giống bằng cách nuôi thêm con nái cho phù hợp với nhu cầu con giống của gia đình. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng đang tích cực xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn nái nhằm cung cấp lợn giống ngay tại địa phương nhằm giảm giá thành con giống.

j, Tổng thu từ chăn nuôi lợn thịt của các hộ điều tra trên địa bàn xã Văn Yên - Đại Từ - Thái Nguyên

Bảng 4.14: Thu nhập trung bình của một hộ chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Văn Yên giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị:1000đ Năm

Quy mô

2013 2014 2015 2014/2013

(%)

2015/2014 (%) QMN 24.990,9 49.521,42 106.053,75 198,16 214,15 QMV 101.434 159.482,87 220.611,82 157,22 138,32 QML 805.763,13 455.679,54 478.386,67 56,55 105,00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016) Qua bảng trên thấy được rằng, tổng thu từ chăn nuôi lợn thịt của các hộ tăng đầu qua các năm, cụ thể:

+ Đối với các hộ chăn nuôi ở QMN, tổng thu trung bình của một hộ tăng lên, năm 2014 tăng 98,16% so với năm 2013, năm 2015 tăng 114,15% so với năm 2014

+ Đối với các hộ chăn nuôi ở QMV, tổng thu năm 2014 tăng 57,22% so với năm 2015, năm 2015 tăng 38,32% so với năm 2014.

+Đối với các hộ chăn nuôi ở QML, năm 2014 giảm 43,45% so với năm 2013, năm 2015 tăng tình hình chăn nuôi của các hộ quy mô lớn lại ổn định hơn, tang 5% so với năm 2014.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã văn yên huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)