Bằng chứng thực nghiệm về tác động biến động tỷ giá đến thương mại song phương

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Động Tỷ Giá Đối Với Thương Mại (Trang 26 - 40)

CHƯƠNG 2. CÁC THẢO LUẬN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.2. Bằng chứng thực nghiệm về tác động biến động tỷ giá đến thương mại song phương

Hooper và Kohlhagen (1978) trong nghiên cứu “The effects of exchange rate uncertainty on the prices and volume of international trade” đã dùng mô hình xác định rủi ro bởi cầu nhập khẩu và cung xuất khẩu của thị trường hàng hóa thương mại nghiên cứu tác động của sự không chắc chắn về tỷ giá hối đoái đối với thương mại song phương và đa phương giữa Mỹ, Đức và các quốc gia công nghiệp khác trong giai đoạn 1965 – 1975. Nếu thương nhân là người thích rủi ro thì một sự gia tăng trong rủi ro tỷ giá sẽ làm khối lượng thương mại giảm một cách rõ ràng cho dù rủi ro là do các nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy rằng tác động của sự gia tăng rủi ro về tỷ giá hối đoái đối với giá hàng hóa có thể ở cả hai hướng, tùy thuộc vào ai sẽ chịu rủi ro. Nếu nhà nhập khẩu chịu rủi ro, giá sẽ giảm khi nhu cầu nhập khẩu giảm, trong khi nếu các nhà xuất khẩu chịu rủi ro thì giá sẽ tăng khi các nhà xuất khẩu chịu phần bù rủi ro càng cao. Cuối cùng, tác giả giả định rằng tất cả các yếu tố quyết định cung và cầu xuất khẩu ngoại trừ tỷ giá hối đoái của giai đoạn tiếp theo được biết đến một cách chắc chắn, do đó rủi ro tỷ giá là nguồn rủi ro duy nhất trong mô hình. Tuy nhiên, nếu những thay đổi giá khác không chắc chắn và được bù đắp bởi sự thay đổi tỷ giá, tác giả cho rằng kết quả đã phóng đại tác động của rủi ro hối đoái lên hệ thống. Kết quả cho thấy rủi ro tỷ giá có tác động ngược chiều đáng kể lên giá thị trường trong trường hợp các nhà nhập khẩu chắc chắn sẽ phải đối mặt với phần lớn rủi ro tỷ giá. Điều đó làm tăng rủi ro giao dịch, nhu cầu nhập khẩu giảm, và giá thị trường giảm. Ngoài ra, có một tác động cùng chiều đáng kể lên giá xuất khẩu trong trường hợp các nhà xuất khẩu chịu rủi ro cao nhất, giá xuất

khẩu của Hoa Kỳ thấp hơn 2% và nhập khẩu tăng 1,5%. Vì vậy, sự không chắc chắn về tỷ giá đã có một tác động đáng kể lên giá nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng thương mại. Những ảnh hưởng về giá hỗ trợ những kết quả khảo sát trước đây về việc xác định đồng tiền trong các hợp đồng xuất khẩu, cụ thể là ngoại trừ một số hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ còn phần lớn giao dịch thương mại được xác định bằng đồng tiền của nhà xuất khẩu.

Thursby và Thursby (1987) trong bài nghiên cứu “Bilateral trade flows, the Linder hypothesis, and exchange risk” thực hiện nghiên cứu các giá trị xuất khẩu của 17 quốc gia sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1974 – 1982. Trong mô hình này, giá trị của các dòng thương mại được chia thành một thành phần giá cả và một thành phần số lượng. Các yếu tố quyết định dòng chảy thương mại là CPI và GDP của hai quốc gia; một biến thể nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng; giá xuất khẩu, nhập khẩu tương đối, chi phí vận chuyển; mức thuế quan đại diện bởi biến giả cho thành viên khối mậu dịch, tỷ giá danh nghĩa và cơ hội phòng ngừa. Uớc tính của sự biến động được sử dụng là độ lệch tiêu chuẩn của tỷ giá giao ngay xung quanh một xu hướng dự đoán, kỹ thuật ước lượng là OLS với các biến trễ. Các tác giả nhận thấy rằng trong phần lớn (10/17) trường hợp, sự không chắc chắn làm giảm lượng thương mại.

Bài nghiên cứu “U.S. bilateral trade flows and exchange risk during the floating period” của Cushman (1988) kiểm tra rủi ro tỷ giá hối đoái thực tác động đến thương mại song phương trong suốt giai đoạn tỷ giá linh hoạt bằng việc sử dụng năm phương pháp đo lường rủi ro khác nhau trong đó có hai phương pháp mới được sử dụng.

Nghiên cứu đã thực hiện từ giai đoạn 1974 – 1983 với mối quan hệ thương mại với sáu quốc gia bao gồm Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản và sử dụng các biến số vĩ mô như xuất khẩu, tổng sản lượng quốc gia của nước nhập khẩu, mức sử dụng năng lực sản xuất của nước nhập khẩu, chi phí nhân công của nước nhập khẩu, chi phí nhân công của nước xuất khẩu, tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro có tác động âm đáng kể trong 5/6 dòng thương mại nhập khẩu của Hoa Kỳ và tác động dương đối với 2/6

dòng thương mại xuất khẩu của Hoa Kỳ với hầu hết các trường hợp có tác động mạnh mẽ là đối với Hà Lan, Anh và Nhật Bản. Rủi ro tác động đến xuất khẩu của Mỹ thì ít kết luận chỉ có hai kết luận dương là xuất khẩu đến Anh và Canada và một trường hợp tác động âm khó hiểu là xuất khẩu sang Nhật Bản. Nghiên cứu này thì phù hợp với những nghiên cứu trước đó về thương mại của Mỹ. Hai biện pháp đo lường rủi ro sử dụng tỷ giá hối đoái kỳ hạn và giả định rằng một sự khác biệt về thời gian có thể ảnh hưởng đáng kể đến những thứ khác.

Theo Koray và Lastrapes (1989) trong nghiên cứu “Real exchange rate volatility and U.S. bilateral trade: A Var approach” thì tác động của biến động tỷ giá vào nhập khẩu là yếu kém. Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình vector tự hồi quy Var để thực hiện nghiên cứu mối quan hệ của biến động tỷ giá hối đoái thực đối với nhập khẩu song phương của Hoa Kỳ từ các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Canada.

Ngoài biến số tỷ giá, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các quốc gia thì mô hình còn bao gồm các biến số vĩ mô khác như cung tiền, tỷ suất sinh lời trái phiếu dài hạn của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số sản xuất của Hoa Kỳ và các quốc gia; và được ước tính riêng cho từng quốc gia. Bằng việc thiết lập và ước lượng mô hình cho mỗi trường hợp song phương sử dụng số liệu hàng tháng trong giai đoạn 1959 – 1985, thực hiện việc ước lượng tách biệt giai đoạn tỷ giá hối đoái cố định Bretton Woods và giai đoạn tỷ giá hối đoái linh hoạt. Kết quả chính cho thấy tác động của sự biến động của tỷ giá vào nhập khẩu là yếu kém, mặc dù các cú sốc thường xuyên về biến động có tác động ngược chiều đến đo lường thương mại và những tác động này thì tương đối quan trọng hơn trong giai đoạn tỷ giá linh hoạt. Tuy nhiên, tác động của biến động vào nhập khẩu sẽ tăng từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt.

Do đó, các cú sốc thường xuyên biến động có xu hướng làm giảm nhập khẩu.

Theo bài nghiên cứu “Conditional exchange rate volatility and the volume of international trade: Evidence from the early 1900s” của Pozo (1992) đã ủng hộ giả thuyết cho rằng sự biến động tỷ giá hối đoái có tác động làm trì trệ đến khối lượng thương mại vào đầu những năm 1990. Bài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hàng năm giai đoạn 1900 – 1940 về xuất khẩu của Anh sang Hoa Kỳ, tỷ giá hối đoái thực, thu

nhập thực (đại diện là GNP), bốn biến giả kiểm soát những thay đổi trong hệ thống tiền tệ quốc tế và các sự kiện bất thường khác diễn ra trong giai đoạn này. Tác giả đã sử dụng hai phương pháp khác nhau để đo lường sự biến động của tỷ giá và sử dụng như là các biến độc lập trong các phương trình ước tính khối lượng thương mại.

Phương pháp đầu tiên thu được bằng cách sử dụng phương pháp chung của sự không chắc chắn về tỷ giá hối đoái – độ lệch chuẩn của tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá hối đoái. Phương pháp đo lường thứ hai một sự biến thiên theo thời gian hoặc có điều kiện của hàng loạt thay đổi tỷ giá hối đoái được sử dụng như là một thước đo của sự không chắc chắn về tỷ giá hối đoái. Thống kê này được tính bằng giả định rằng chuỗi tỷ giá hối đoái tuân theo giả định của mô hình tự biến động phương sai tổng quát (generalised autosactive heteroskedastic – GARCH). Kết quả ước tính sử dụng hai thước đo về sự biến động tỷ giá hối đoái cho thấy sự biến động của tỷ giá hối đoái thực sự làm giảm khối lượng thương mại.

Caporale và Doroodian (1994) với bài nghiên cứu “Exchange rate variability and the flow of international trade” đã sử dụng mô hình GARCH-M song phương để đo lường sự khác biệt có điều kiện của tỷ giá hối đoái thực giữa Mỹ và Canada để kiểm tra xem liệu sự không chắc chắn về tỷ giá thực có ảnh hưởng đến dòng thương mại Mỹ và Canada trong giai đoạn từ năm 1974 – 1992. Kết luận của tác giả cho thấy rằng sự không chắc chắn về tỷ giá có tác động ngược chiều đáng kể đối với dòng thương mại.

McKenzie và Brooks (1997) với “The impact of exchange rate volatility on German-US trade flows” đã thực hiện nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đối với quan hệ thương mại song phương giữa Đức và Mỹ trong giai đoạn 1973 – 1992 bằng cách sử dụng mô hình ARCH để ước tính sự biến động tỷ giá. Bài nghiên cứu này đưa ra kết quả thực nghiệm khác với những nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa biến động tỷ giá và thương mại song phương giữa các nước. Kết quả cho thấy biến động tỷ giá có mối quan hệ cùng chiều với thương mại có ý nghĩa thống kê nhất định trong giai đoạn quan sát.

Aristotelous đã thực hiện bài nghiên cứu “Exchange rate volatility, exchange rate regime, and trade volume: evidence from the UK–US export function (1889–1999)”

vào năm 2001 để xem xét tác động của biến động tỷ giá, chế độ tỷ giá đối với xuất khẩu của Anh sang Mỹ sử dụng mô hình trọng lực với số liệu hàng năm trong giai đoạn 1889 – 1999. Kết quả thực nghiệm đã dẫn đến hai kết luận chính sau. Thứ nhất, sự biến động tỷ giá không có ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu của Anh sang Mỹ.

Phát hiện này ủng hộ những người cho rằng sự biến động tỷ giá có thể không có tác động đến thương mại và có thể có tác động đến một số yếu tố khác như giá cả hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ hai, không có bằng chứng nào cho thấy bất kỳ chế độ tỷ giá hối đoái nào từ cuối thế kỷ 19 đến thế kỷ 20 có tác động đến khối lượng xuất khẩu của Anh sang Mỹ.

Trong nghiên cứu “The impact of exchange rate volatility on World and Intra- trade flows of SAARC countries của Chee-Wooi Hooy và Chee-Keong Choong (2010) về việc xem xét liệu sự biến động tỷ giá có tác động đến thương mại thế giới và thương mại song phương của các quốc gia trong Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 8 năm 2005. Bài nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận giới hạn và mô hình biến động tỷ giá bất đối xứng. Dựa trên sự biến động tỷ giá có điều kiện được tạo ra từ một mô hình EGARCH, kết quả của hàm cầu xuất khẩu được ước lượng bằng cách tiếp cận kiểm định đồng liên kết (Bound test) cho thấy tồn tại trạng thái cân bằng dài hạn giữa xuất khẩu, thu nhập, chênh lệch giá và biến động tỷ giá ở Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Biến động tỷ giá có một tác động cùng chiều đối với xuất khẩu ở hầu hết các nước nhưng không phải tất cả các nước Nam Á. Nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng sự biến động tỷ giá gây áp lực lên chi phí đối với những người tham gia thị trường không ưa thích rủi ro và họ phản ứng bằng cách ưa thích thương mại hơn. Sự biến động tỷ giá ở những nước này làm giảm thương mại song phương với nền kinh tế thế giới, đồng thời khuyến khích thương mại song phương với các đối tác của SAARC, điều này tạo ra dòng chảy thương mại giữa các nước Nam Á.

Nghiên cứu “Effects of exchange rate variations on bilateral trade with a vehicle currency: evidence from China and Singapore” của Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016) nghiên cứu về tác động của sự biến động về tỷ giá đối với thương mại song phương giữa Trung Quốc và Singapore giai đoạn 1993 – 2013 trong bối cảnh với một đồng tiền trung gian. Bài nghiên cứu đã tìm ra mô hình thương mại song phương trọng lực dựa trên mô hình cung và cầu để khảo sát tác động của biến động tỷ giá đối với thương mại song phương trong chế độ tỷ giá đối với đồng tiền trung gian. Việc giới thiệu đồng tiền trung gian cho phép tác giả trả lời cho câu hỏi liệu sự thay đổi trong khối lượng thương mại do sự biến động của tỷ giá song phương chủ yếu là do sự thay đổi của cầu hay của cung, hay cả hai. Cụ thể hơn, kết quả cho thấy việc tăng giá dự kiến đồng tiền nước nhập khẩu đối với đồng tiền trung gian sẽ thúc đẩy nhập khẩu, nhưng tác động của đồng tiền nước xuất khẩu đối với đồng tiền trung gian là không rõ ràng. Hơn nữa, sự biến động cao trong tỷ giá đồng tiền của một quốc gia so với đồng tiền trung gian cũng sẽ làm giảm lượng nhập khẩu. Theo quan điểm thực nghiệm, sự phân tách tỷ giá song phương giữa hai đơn vị tiền tệ thành tỷ giá song phương của hai đơn vị tiền tệ này so với đồng tiền trung gian cung cấp một giải pháp thay thế mới để tránh các vấn đề kinh tế của các nguyên nhân đảo ngược tiềm năng trong việc đánh giá tác động – thương mại có ảnh hưởng đến tỷ giá thay vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến thương mại. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng cho thấy những ảnh hưởng rõ rệt của mức thu nhập, mức giá cũng như mức thuế quan của nước nhập khẩu đối với khối lượng thương mại.

Bảng 2.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về sự biến động của tỷ giá và thương mại song phương Tác giả

(năm) Nghiên cứu Phạm vi – Thời gian

Biến phụ thuộc

Biến độc lập Kết quả

Hooper và Kohlhagen (1978)

The effects of exchange rate uncertainty on the prices and volume of international trade

Mỹ, Đức giai đoạn 1966 – 1975

Khối lượng nhập khẩu

Đơn giá sản xuất (trong nước và nước ngoài), giá trong nước, thu nhập, năng lực của nhà sản xuất

Sự biến động không có tác động đáng kể đến khối lượng thương mại; sự biến động tỷ giá hối đoái đã có một tác động ngược chiều đáng kể đến giá cả.

Abrams (1980)

International Trade Flows Under

Flexible

Exchange Rates

19 quốc gia bao gồm Áo, Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Tây Đức, Iceland, Ireland, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ,

Giá trị xuất khẩu

Thu nhập, thu nhập nước ngoài, khoảng cách, biến giả cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC, biến giả Hiệp định thương mại tự do EFTA

Sự không chắc chắn của tỷ giá có tác động ngược chiều với thương mại quốc tế.

Anh, Mỹ trong giai đoạn 1973 – 1976 Cushman

(1983)

The effects of real exchange rate risk on international trade

Nghiên cứu giai đoạn 1965-1977 với từng cặp như sau: Mỹ với Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản;

Đức với Anh, Pháp, Canada;

Khối lượng xuất khẩu

Đơn giá sản xuất (trong nước và nước ngoài), GNP danh nghĩa, khả năng sử dụng năng lực sản xuất của nhà nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực của nhà nhập khẩu R, biến động R, và một biến giả để nắm bắt các sự gián đoạn thương mại do cuộc đình công

Rủi ro tỷ giá có tác động ngược chiều với thương mại 7/16 (trong đó có các trường hợp liên quan giữa thương mại của Mỹ với Cananda, Nhật Bản, Pháp và xuất khẩu của Đức sang Pháp) và rủi ro tỷ giá có tác động cùng chiều trong 3/16 trường hợp.

Cushman (1986)

Has exchange risk depressed

international trade? The impact

Mỹ đến Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản giai đoạn 1965 – 1977, 1973 – 1983

Khối lượng xuất khẩu

Thu nhập, mức sử dụng năng lực sản xuất, chi phí thực trong nước và nước ngoài, tỷ giá hối đoái thực

Sự biến động có tác động ngược chiều với thương mại, nhưng cần phải thêm tác động của quốc gia thứ ba

ofthird-country exchange risk Cushman

(1988)

US bilateral trade

flows and

exchange risk during the floating period

Mỹ đến Anh, Hà Lan, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản giai đoạn 1974 – 1983

Khối lượng xuất khẩu

Thu nhập, mức sử dụng năng lực sản xuất của nhà nhập khẩu, chi phí lao động thực của nhà nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực, Sự thay đổi phần trăm của trung bình động 4 quý của tỷ giá, biến giả đình công

Rủi ro có tác động âm đáng kể trong 5/6 dòng thương mại nhập khẩu của Hoa Kỳ và tác động dương đối với 2/6 luồng thương mại xuất khẩu của Hoa Kỳ với hầu hết các trường hợp có tác động mạnh mẽ là đối với Hà Lan, Anh và Nhật Bản. Rủi ro tác động đến xuất khẩu của Mỹ thì ít kết luận chỉ có hai kết luận dương là xuất khẩu đến Anh và Canada và một trường hợp tác động âm khó hiểu là xuất khẩu sang Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Động Tỷ Giá Đối Với Thương Mại (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)