CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Mô tả các biến và dữ liệu
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu cùng với nghiên cứu “Effects of exchange rate variations on bilateral trade with a vehicle currency: evidence from China and Singapore” của Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016). Vì vậy, để nghiên cứu tác động của biến động tỷ giá đến thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả cũng tham khảo các biến tương tự như trong nghiên cứu của Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016).
Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là biến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam (Export_CN_VN) và biến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (Export_VN_CN). Đối với, mỗi biến phụ thuộc tác giả sẽ thực hiện việc thiết lập một phương trình trong dài hạn và một phương trình ECM trong ngắn hạn tương ứng.
Trước khi đưa vào mô hình, tác giả thực hiện việc điều chỉnh theo mùa theo phương pháp Cennus – X13 và sau đó thực hiện lấy logarit để giảm đi sự biến động lớn giữa các biến.
Biến độc lập: tỷ giá của đồng tiền quốc gia Trung Quốc với đồng tiền trung gian USD, tỷ giá của đồng tiền quốc gia Việt Nam với đồng tiền trung gian USD, biến động tỷ giá của đồng tiền quốc gia Trung Quốc với đồng tiền trung gian USD, biến động tỷ giá của đồng tiền quốc gia Việt Nam với đồng tiền trung gian USD, thu nhập đại diện là tổng sản phẩm quốc nội GDP Trung Quốc, GDP Việt Nam, chỉ số giá cả tiêu dùng CPI của Trung Quốc, CPI của Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia so với đồng tiền trung gian USD được lấy theo tỷ giá danh nghĩa, thể hiện sức mua của đồng tiền quốc gia so với đồng tiền trung gian. Dấu kỳ vọng của tỷ giá hối đoái đồng tiền quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền trung gian USD có tương quan âm với nhập khẩu của quốc gia đó. Hay nói cách khác, tỷ giá CNY_USD giảm dẫn đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng và tỷ giá VND_USD giảm dẫn đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng. Lập luận này có thể được giải thích như sau khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu tăng giá so với đồng tiền trung gian thì hàng hóa của quốc gia nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các hàng hóa khác từ đó dẫn đến việc quốc gia nhập khẩu sẽ mua nhiều hàng hóa từ
nước ngoài hơn và kích thích nhập khẩu phát triển. Dấu kỳ vọng của tỷ giá hối đoài đồng tiền quốc gia xuất khẩu so với đồng tiền trung gian USD không tham vọng.
Biến động tỷ giá hối đoái có nhiều phương pháp đo lường khác nhau, tuy nhiên trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp trung bình động để đo lường biến động tỷ giá theo như cách đo lường biến động tỷ giá của Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016). Dấu kỳ vọng của biến động tỷ giá hối đoái quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền trung gian USD là âm. Mối quan hệ này có thể được giải thích do nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu là những thương nhân e ngại rủi ro tham gia vào thị trường thương mại quốc tế sẽ đối mặt với rủi ro biến động tỷ giá. Do hầu hết các hợp đồng thương mại ngoại thương cho phép việc thanh toán trễ so với thời gian giao hàng nên biến động tỷ giá dẫn đến việc không chắc chắn về giá mà nhà nhập khẩu sẽ trả khi mua hàng và giá mà nhà xuất khẩu sẽ bán hàng hóa trong tương lai. Vì thế nhà xuất khẩu sẽ không chắc chắn về khoản nội tệ nhận được tương ứng với doanh thu ngoại tệ thu được nên sẽ chuyển từ thị trường nước ngoài sang thị trường trong nước, từ đó làm cho xuất khẩu giảm. Biến động tỷ giá của đồng tiền quốc gia xuất khẩu không tham vọng về dấu kỳ vọng.
Tổng sản phẩm quốc nội GDP được đại diện cho nhu cầu của một quốc gia.
Tương tự, tác giả thực hiện việc điều chỉnh theo mùa theo phương pháp Cennus – X13 và sau đó thực hiện lấy logarit để giảm đi sự biến động lớn giữa các biến trước khi đưa biến vào mô hình. Dấu kỳ vọng của biến thu nhập với đại diện GDP là dương do lập luận rằng khi thu nhập quốc gia nhập khẩu tăng tức quy mô nền kinh tế của quốc gia nhập khẩu tăng dẫn đến việc tăng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của quốc gia nhập khẩu. Điều này dẫn đến việc tăng nhu cầu về hàng hóa mà nước xuất khẩu có thể bán ra hay kích thích nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là GDP của Việt Nam tác động dương đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam và GDP của Trung Quốc tác động dương đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Chỉ số giá cả tiêu dùng CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian.
Ngoài các biến phụ thuộc và biến độc lập thì mô hình còn sử dụng thêm 2 biến giả là biến giả WTO và biến giả Reform_Dum đại diện cho sự thay đổi chế độ tỷ giá.
Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, có một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Thứ nhất, đó là việc Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006, khi gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ khuyến khích thương mại của Việt Nam với các đối tác thành viên. Do đó, biến giả WTO sẽ có dấu dương đối với xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Biến giả WTO được thể hiện như sau:
𝑊𝑇𝑂𝑡 = {0, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý < 2006 𝑄4 1, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý ≥ 2006 𝑄4
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006, dữ liệu nghiên cứu lấy theo dữ liệu quý nên thời gian trước quý 4 năm 2006 𝑊𝑇𝑂𝑡 = 0 và thời gian kể từ quý 4 năm 2006 𝑊𝑇𝑂𝑡 = 1. Việc xem xét biến giả WTO trong mô hình nhằm mục đích kiểm tra khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ tác động như thế nào đến quan hệ thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Thứ hai, trong giai đoạn nghiên cứu có một sự kiện quan trọng khác là việc Trung Quốc tiến hành cải cách đưa ra một chế độ tỷ giá hối đoái mới vào tháng 7 năm 2005, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý với việc lấy cung cầu trên thị trường làm cơ sơ và tham khảo rổ tiền tệ để tiến hành điều tiết. Việc đưa biến giả thay đổi chế độ tỷ giá của Trung Quốc xem xét chế độ tỷ giá mới này có tác động như thế nào trong mô hình, biến động tỷ giá sẽ tác động như thế nào đến thương mại song phương giữa hai quốc gia trong thời kỳ tồn tại và không tồn tại chế độ tỷ giá mới này. Biến giả Reform_Dum này có thể được khởi tạo như sau:
Reform_Dum = {0, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý < 2005 𝑄3 1, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý ≥ 2005 𝑄3
Thứ ba, trong giai đoạn nghiên cứu chứng kiến một sự kiện quan trọng khác là việc Trung Quốc và ASEAN ký kết Hiệp định về thương mại hàng hóa có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005. Tuy nhiên, nếu sử dụng biến giả này sẽ trùng với biến giả thay đổi
chế độ tỷ giá của Trung Quốc nên tác giả quyết định chỉ sử dụng biến giả Reform_Dum của việc thay đổi chế độ tỷ giá của Trung Quốc.
Chuỗi dữ liệu được thu thập theo quý, do GDP của Việt Nam chỉ có từ giai đoạn quý 3 năm 2000 nên bài nghiên cứu sẽ thực hiện việc phân tích trong giai đoạn từ quý 3 năm 2000 đến quý 3 năm 2017 với tổng số quan sát là 69 quan sát. Các giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đều được thu thập từ ITC calculations based on General Customs Administration of China statistics. Tất cả các dữ liệu còn lại bao gồm GDP_VN, GDP_CN, CPI_VN, CPI_CN, tỷ giá VND_USD, tỷ giá CNY_USD tác giả lấy từ International Financial Statistics (IFS) công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các biến dùng trong mô hình thực nghiệm ST
T Tên biến Ký hiệu biến
gốc Cách tính Ký hiệu biến sai
phân 1 XK từ TQ
sang VN
Export_CN_V N
ITC calculations based on General Customs Administration of China statistics
D_Export_CN_V N
2 XK từ VN sang TQ
Export_VN_C N
D_Export_VN_C N
3
Tỷ giá VND_US D
VND_USD International Financial Statistics (IFS) công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
D_VND_USD
4
Tỷ giá CNY_US D
CNY_USD D_CNY_USD
5
Biến động tỷ giá VND_US D
V_VND_USD D_V_VND_USD
6
Biến động tỷ giá CNY_US D
V_CNY_USD
𝑉𝑡
= [1
𝑚 ∑(ln 𝑅𝑡+1−𝑖
𝑚
𝑖=1
− ln 𝑅𝑡−1)2] 1/2
× 100%
D_V_CNY_USD
7 CPI của
Việt Nam CPI_VN
International Financial Statistics (IFS) công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
D_CPI_VN
8
CPI của Trung Quốc
CPI_CN D_CPI_CN
9 GDP của
Việt Nam GDP_VN D_GDP_VN
10
GDP của Trung Quốc
GDP_CN D_GDP_CN
11
Biến giả Việt Nam gia nhập WTO
WTO
𝑊𝑇𝑂𝑡
= {0, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý < 2006 𝑄4 1, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý ≥ 2006 𝑄4
12
Biến giả Trung Quốc thay đổi chế độ tỷ giá
Reform_Dum
Reform_Dum
= {0, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý < 2005 𝑄3 1, 𝑛ế𝑢 𝑄𝑢ý ≥ 2005 𝑄3
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Bảng 3.3: Bảng kỳ vọng dấu của mô hình
STT Biến
Xuất khẩu từ quốc gia i sang quốc gia nhập
khẩu j 1. Tỷ giá đồng tiền quốc gia nhập khẩu so với đồng
tiền trung gian USD
-
2. Tỷ giá đồng tiền quốc gia xuất khẩu so với đồng tiền trung gian USD
Không kỳ vọng
3. Biến động tỷ giá đồng tiền quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền trung gian USD
-
4. Biến động tỷ giá đồng tiền quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền trung gian USD
Không kỳ vọng
5. CPI quốc gia nhập khẩu +
6. CPI quốc gia xuất khẩu Không kỳ vọng
7. GDP quốc gia nhập khẩu +
8. GDP quốc gia xuất khẩu Không kỳ vọng
9. WTO +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ nghiên cứu Guangpu Yang, Qingyang Gu (2016)
Bảng 3.4: Bảng kỳ vọng dấu đối với hai mô hình thực nghiệm cụ thể
Biến Xuất khẩu của Việt Nam
sang Trung Quốc
Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc
Tỷ giá CNY-USD - Không kỳ vọng
Tỷ giá VND-USD Không kỳ vọng -
V CNY-USD - Không kỳ vọng
V VND –USD Không kỳ vọng -
CPI –CN + Không kỳ vọng
CPI – VN Không kỳ vọng +
GDP –CN + Không kỳ vọng
GDP – VN Không kỳ vọng +
WTO + +
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp