Tác động trong dài hạn

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Động Tỷ Giá Đối Với Thương Mại (Trang 80 - 87)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.6. Phân tích kết quả hồi quy

4.6.1. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.6.1.1. Tác động trong dài hạn

Như đã phân tích, để xem xét tác động trong dài hạn của biến động tỷ giá đối với thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đã hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane-Orcutt đối với xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc

a) Bằng chứng xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam

Trước tiên, xem xét kết quả tác động của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam được thể hiện bảng 4.8 như sau:

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane- Orcutt cho tác động dài hạn của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Trung Quốc đến Việt Nam

Biến độc lập

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Export_CN_VN

VND_USD

-0.705 -0.903 -0.886 -11.88** -0.275 -2.516 (-0.80) (-0.99) (-0.96) (-2.14) (-0.35) (-0.64)

CNY_USD

-1.707* -1.463 -1.397 -1.263 -1.444 -1.443 (-1.74) (-1.46) (-1.31) (-1.17) (-1.46) (-1.45)

V_VND_USD

-1.503 -1.067 -1.074 -0.731 -46.03*** -46.50***

(-0.74) (-0.52) (-0.52) (-0.33) (-2.98) (-3.00)

V_CNY_USD

-0.135 -1.294 -1.618 -0.736 1515.0 1224.8 (-0.04) (-0.39) (-0.44) (-0.21) (1.20) (0.91)

CPI_VN

0.0146 -0.421 -0.430 -0.696 -1.060 -1.148 (0.02) (-0.53) (-0.53) (-0.86) (-1.45) (-1.55)

CPI_CN

0.894 3.518 3.656 4.630* 6.255*** 5.983**

(0.63) (1.60) (1.58) (1.98) (2.73) (2.53)

GDP_VN

0.559 0.278 0.267 0.144 0.118 0.0821

(0.99) (0.45) (0.42) (0.21) (0.20) (0.14)

GDP_CN

1.363*** 1.261*** 1.241*** 1.049*** 0.938*** 1.090***

(4.60) (4.06) (3.74) (2.79) (3.08) (2.70)

WTO

-0.0481 -0.0618 -0.0615 -0.0772 -0.0346 -0.0443 (-0.49) (-0.61) (-0.60) (-0.78) (-0.37) (-0.46)

Quarter_1

-0.0533* -0.0544* -0.0655** -0.0833*** -0.0808**

(-1.79) (-1.77) (-2.19) (-2.70) (-2.57)

Quarter_2

-0.0165 -0.0162 -0.0157 -0.0202 -0.0188 (-0.64) (-0.62) (-0.65) (-0.77) (-0.71)

Quarter_3

-0.00616 -0.00608 -0.00410 -0.00269 -0.00235 (-0.26) (-0.25) (-0.18) (-0.11) (-0.09)

Reform_Dum

0.0224 -108.7** -0.0175 -21.11 (0.20) (-2.01) (-0.17) (-0.59)

Ref_D_CNY_USD omitted Omitted

Ref_D_VND_USD

11.24** 2.180

(2.02) (0.59)

Ref_D_V_CNY_USD

-1519.1 -1228.7 (-1.20) (-0.91)

Ref_D_V_VND_USD

44.97*** 45.53***

(2.93) (2.95)

_cons

-12.64 -16.89* -17.37* 89.71* -26.00*** -4.756 (-1.67) (-2.00) (-1.97) (1.67) (-3.39) (-0.13)

Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata (Phụ lục 6) Theo như bảng 4.8, trong dài hạn xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam (Export_CN_VN) có mối tương quan âm với tỷ giá VND_USD với mức ý nghĩa 5%.

Nói cách khác, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn khi VND tăng giá tương đối so với USD (tức tỷ giá VND_USD giảm). Kết quả chỉ ra tại cột số (4) khi mô hình có sự kết hợp thêm biến giả Reform_Dum và sự tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào Ref_D_VND_USD thì mô hình có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Điều đó cho thấy rằng khi Trung Quốc thay đổi chế độ tỷ giá vào tháng 7 năm 2005 (Reform_Dum = 1) thì kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% với hệ số ước tính của VND_USD là -0.64 (= -11.88+ 11.24), tức là khi tỷ giá VND_USD tăng 1% thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giảm tương ứng 0.64%.

Đối với biến động tỷ giá hối đoái VND_USD (V_VND_USD) có tác động âm đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhưng nó chỉ có ý nghĩa thống kê khi có biến giả Reform_Dum và sự tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào Ref_D_V_VND_USD với mức ý nghĩa 1%. Kết quả chỉ ra tại cột (5) và cột (6), tại cột (5) kể từ khi Trung Quốc thay đổi chế độ tỷ giá vào tháng 7 năm 2005 (Reform_Dum = 1) biến động tỷ giá V_VND_USD tăng 1% sẽ làm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giảm 1.06% (= -46.03+ 44.97) và tại cột (6) biến động tỷ giá V_VND_USD tăng 1% sẽ làm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giảm 0.97% (= -46.5 + 45.53) với mức ý nghĩa 5%.

Theo như kết quả ước lượng trình bày tại bảng 4.8, không tìm thấy bằng chứng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam (CPI_VN) tác động đến xuất khẩu từ

Trung Quốc sang Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm này cho thấy rằng CPI_VN không phải là một yếu tố quan trọng tác động đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu mẫu trong dài hạn.

Tương tự theo như kết quả ước lượng tại bảng 4.8, không tìm thấy bằng chứng cho thấy thu nhập của Việt Nam có tác động đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều đó, chứng tỏ rằng không tìm thấy mối quan hệ giữa GDP_VN và Export_CN_VN trong giai đoạn nghiên cứu.

Đối với trường hợp biến giả WTO, được kỳ vọng sẽ có tác động dương tuy nhiên không tìm thấy bằng chứng cho thấy WTO có tác động đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Cuối cùng, xem xét kết quả đối với một số biến số kiểm soát khác trong mô hình xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam mà theo lý thuyết không tham vọng kỳ vọng dấu vì không đủ cơ sở.

 Kết quả ước lượng tại bảng 4.8, chỉ ra rằng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc (CPI_CN) tác động dương đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam khi có biến giả Reform_Dum và sự tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào. Cụ thể tại cột số (4) khi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 1% thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 4.63% với mức ý nghĩa 10% sau tháng 7 năm 2005. Tại mô hình (5) khi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 1% thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 6.255% với mức ý nghĩa 1% kể từ sau khi chế độ tỷ giá Trung Quốc thay đổi. Với mô hình (6) khi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 1% thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 5.983% với mức ý nghĩa 5%

sau tháng 7 năm 2005.

 Đối với biến kiểm soát thu nhập của Trung Quốc, tồn tại mối quan hệ tương quan dương giữa thu nhập của Trung Quốc và xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam với mức ý nghĩa 1% trong tất cả các trường hợp từ cột (1) đến cột (6) trong bảng 4.8. Điều này có nghĩa là tại mức ý nghĩa 1% khi thu nhập của Trung Quốc tăng 1%

thì xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng tương ứng, ví dụ trường hợp (6)

1.09%. Điều này, cho thấy thu nhập Trung Quốc tác động dương đến xuất khẩu Trung Quốc không phụ thuộc vào chế độ tỷ giá.

b) Bằng chứng xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Quốc

Tiếp theo, tác giả trình bày kết quả tác động của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten và Cochrane- Orcutt cho tác động dài hạn của biến động tỷ giá đối với xuất khẩu từ Việt Nam đến Trung Quốc

Biến độc lập

(7) (8) (9) (10) (11) (12)

Export_VN_CN

VND_USD

1.590* 1.565* 1.415 -0.379 2.530*** 11.16***

(1.80) (1.74) (1.54) (-0.12) (4.45) (3.19)

CNY_USD

-0.240 0.169 -0.112 -0.227 -0.879 -0.759 (-0.20) (0.14) (-0.09) (-0.17) (-0.88) (-0.78)

V_VND_USD

0.0686 0.188 0.190 0.00139 -59.46*** -66.35***

(0.03) (0.09) (0.09) (0.00) (-5.65) (-5.97)

V_CNY_USD

1.984 1.515 2.915 3.668 5046.4*** 7599.6***

(0.55) (0.41) (0.71) (0.86) (6.95) (6.09)

CPI_VN

-0.247 -0.370 -0.294 -0.341 -0.261 0.161 (-0.31) (-0.43) (-0.34) (-0.41) (-0.51) (0.30)

CPI_CN

0.645 1.657 0.813 -0.117 -1.231 0.583

(0.38) (0.76) (0.34) (-0.04) (-0.54) (0.25)

GDP_VN

0.792 0.498 0.574 0.559 0.910 1.229**

(1.18) (0.67) (0.76) (0.74) (1.58) (2.15)

GDP_CN

0.974*** 0.960*** 1.090*** 1.331** 1.019*** 0.160 (3.99) (3.89) (3.74) (2.63) (3.57) (0.36)

WTO

-0.230** -0.210* -0.211* -0.234** -0.188** -0.105 (-2.05) (-1.82) (-1.84) (-2.01) (-2.54) (-1.30)

Quarter_1

-0.0197 -0.0128 -0.00466 -0.000393 -0.0234 (-0.50) (-0.32) (-0.10) (-0.01) (-0.62)

Quarter_2

-0.0163 -0.0182 -0.0172 -0.0177 -0.0302 (-0.43) (-0.48) (-0.44) (-0.55) (-0.96)

Quarter_3

0.0318 0.0301 0.0280 0.0236 0.0149 (0.90) (0.84) (0.76) (0.67) (0.46)

Reform_Dum

-0.101 -17.33 -0.199** 80.46**

(-0.83) (-0.58) (-2.46) (2.50)

Ref_D_CNY_USD omitted Omitted

Ref_D_VND_USD

1.779 -8.329**

(0.58) (-2.51)

Ref_D_V_CNY_USD

-5040.7*** -7595.8***

(-6.95) (-6.08)

Ref_D_V_VND_USD

58.54*** 65.64***

(5.51) (5.85)

_cons

-32.61*** -34.22*** -31.41*** -13.01 -33.64*** -117.1***

(-4.28) (-4.24) (-3.59) (-0.39) (-5.68) (-3.45) Ghi chú: *,**,*** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata (Phụ lục 6) Đầu tiên dựa vào kết quả ước lượng bảng 4.9, tác giả không tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động của tỷ giá CNY_USD đối với xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn nghiên cứu từ quý 3 năm 2000 đến quý 3 năm 2017.

Kết quả bảng 4.9 cho thấy biến động tỷ giá hối đoái CNY_USD (V_CNY_USD) có tác động dương đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhưng nó chỉ có ý nghĩa thống kê khi có biến giả Reform_Dum và sự tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào với mức ý nghĩa 1%. Điều này chỉ ra rằng, biến động tỷ giá CNY_USD có tác động dương đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sau khi Trung Quốc thay đổi chế độ tỷ giá vào tháng 07 năm 2005 (Reform_Dum = 1). Kết quả chỉ ra tại cột (11) và cột (12), tại mô hình (11) biến động tỷ giá CNY_USD tăng 1% sẽ làm xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng 5.7% (= 5,046.4 – 5,040.7) và tại mô hình (12) biến động tỷ giá CNY_USD tăng 1% dẫn đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng 3.8% (= 7,599.6 – 7,595.8) với mức ý nghĩa 5% kể từ sau quý 3 năm 2007. Có thể nhận thấy, mức độ biến động của tỷ giá CNY_USD tác động đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc với mức độ tác động lớn hơn so với trường hợp biến động tỷ giá của VND_USD tác động đến xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Kết quả bảng 4.9 chỉ rõ không tìm thấy bằng chứng cho rằng chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tác động đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn từ quý 3 năm 2000 đến quý 3 năm 2017.

Qua bảng kết quả 4.9, cho thấy thu nhập của Trung Quốc có tác động dương đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc với mức ý nghĩa 5% trong hầu hết các trường hợp từ mô hình (7) đến mô hình (11). Ví dụ tại trường hợp mô hình (11) hệ số ước lượng đạt 1.019 tức là khi thu nhập Trung Quốc tăng 1% thì xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng 1.019% với mức ý nghĩa 1%.

Đối với trường hợp WTO, kết quả cho thấy WTO có mối tương quan âm với xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc với mức ý nghĩa thấp nhất là 5%.

Ngoài ra, một số biến kiểm soát khác trong mô hình dài hạn xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc không kỳ vọng nhưng có tác động như: tỷ giá VND_USD, biến động tỷ giá hối đoái VND_USD, thu nhập của Việt Nam.

 Tỷ giá VND_USD có mối tương quan dương với xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tương ứng với mức ý nghĩa 1% (trường hợp mô hình 7 và 8) và 10%

(trường hợp mô hình 11 và 12). Tại cột (6) hệ số ước lượng của tỷ giá VND_USD và Export_VN_CN là 2.831 (= 11.16 – 8.329) tức là khi tỷ giá VND_USD tăng 1% thì xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng tương ứng 2.831% với mức ý nghĩa 1%. Đối với biến động tỷ giá hối đoái VND_USD (V_VND_USD) có tác động âm đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhưng nó chỉ có ý nghĩa thống kê khi có biến giả biến giả Reform_Dum và sự tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào với mức ý nghĩa 1%. Kết quả chỉ ra tại mô hình (11) và mô hình (12), tại mô hình (11) biến động tỷ giá V_VND_USD tăng 1% sẽ làm xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm 0.92% (= -59.46+ 58.54) và tại mô hình (12) biến động tỷ giá V_VND_USD tăng 1% sẽ làm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giảm 0.71%

(= -66.35 + 65.64) với mức ý nghĩa 5%.

 Thu nhập của Việt Nam có tác động dương đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc, nhưng nó chỉ có ý nghĩa thống kê khi có biến giả Reform_Dum và sự

tác động qua lại giữa các biến độc lập đưa vào với mức ý nghĩa 5%. Theo như kết quả chỉ ra tại mô hình (12) của bảng 4.9, khi thu nhập của Việt Nam tăng 1% thì xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng 1.229% với mức ý nghĩa 5%.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Biến Động Tỷ Giá Đối Với Thương Mại (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)