CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Mối quan hệ giữa sự công bằng và hành vi công dân trong tổ chức
Organ (1999) và Moorman (1993) cho rằng nhận thức của nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi công dân bởi vì nhận thức đó tác động đến sự gia tăng
Công bằng phân phối
Công bằng quá trình
Công bằng tương tác
Hành vi công dân hướng đến
cá nhân
Hành vi công dân hướng đến
tổ chức
niềm tin và động lực cần thiết giúp nhân viên thực hiện những hành vi có lợi cho tổ chức hay còn gọi là hành vi công dân trong tổ chức. Nghiên cứu của Dittrich và Carroll (1979) chỉ ra rằng, nhân viên cảm thấy sự công bằng trong công việc và trả lương sẽ có những hành vi tích cực vượt ra khỏi những yêu cầu trong bảng mô tả công việc. Mặt khác, Konovsky và Folger (1991) phát hiện rằng có mối quan hệ giữa công bằng qui trình và sự tận tình của nhân viên trong công việc.
Nghiên cứu của Moorman (1991) cho thấy công bằng trong tương tác có tác động mạnh hơn công bằng về qui trình trong mối quan hệ với hành vi công dân.
Trái lại, Niehoff và Moorman (1993) lập luận rằng công bằng qui trình có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn công bằng tương tác trong sự tác động đến hành vi công dân trong tổ chức nhƣ sự lịch thiệp, tính đồng đội. Mối quan hệ này đƣợc khẳng định trong nghiên cứu và công bằng qui trình đến hành vi của nhà quản lý do Kim và Mauborgue (1996) thực hiện, kết quả cho thấy công bằng qui trình thúc đẩy cá nhân thực hiện các hành vi công dân, gia tăng tính hợp tác và phát triển các hành vi sáng tạo.
Skarlicki và Folger (1997) phân tích mối quan hệ giữa sự công bằng và hành vi phi công dân của nhân viên trong tổ chức và kết quả cho thấy sự xuất hiện của bất công trong tổ chức sẽ thúc đẩy nhân viên từ bỏ các hành vi công dân nhằm chống lại sự bất công đó, đặc biệt là khi công bằng tương tác không được chú trọng.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy khi cấp trên thực hiện công bằng trong tương tác, nhân viên có xu hướng sẵn sàn chấp nhận bỏ qua những bất công về phân phối và qui trình. Dựa vào kết quả nghiên cứu tổng hợp nhằm xác định sự tác động của công bằng phân phối, quá trình và tương tác đến sự hài lòng trong công việc, hành vi công dân và hành vi phi công dân trong tổ chức, Cohen-Charash và Spector (2001) phát hiện ra rằng cá nhân có nhận thức về sự công bằng trong phân phối và qui trình có xu hướng thực hiện hành vi công dân như sự lịch thiệp, sự cam kết, sự gắn bó, lòng trung thành, sự sẵn sàng vì tổ chức. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy khi bất công xảy ra, nhận thức về công bằng phân phối và tương tác có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hành vi phi công dân như giận dữ, rút lui, không nhiệt tình
trong công việc. Các hành vi phi công dân có liên hệ chặt chẽ đối với sự bất công trong qui trình đánh giá của tổ chức (Pablo, 2010).
Như vậy, sự công bằng trong tổ chức có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân viên mà cụ thể là khi nhân viên cảm nhận đƣợc sự công bằng sẽ cảm thấy hài lòng và làm phát sinh những hành vi công dân trong tổ chức (Organ, 1990). Các nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt trong mối quan hệ giữa hành vi công dân và các thành phần của sự công bằng trong tổ chức. Mỗi thành phần của sự công bằng có sự độc lập nhất định trong việc điều chỉnh cảm xúc cũng nhƣ hành vi công dân của mỗi nhân viên.
2.3.1. Mối quan hệ giữa Công bằng phân phối và Hành vi công dân Khi cá nhân nhận được phần thưởng từ tổ chức dựa trên những đóng góp của mình, cá nhân sẽ nhận thức đƣợc giá trị của mình trong tổ chức.Xuất phát từ nhận thức đó, cá nhân sẽ cảm nhận đƣợc vai trò và tầm quan trọng của mình trong tổ chức và từ đó có những nổ lực cống hiến cho tổ chức, giúp tổ chức đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra (Armeli, Eisenberger, Fasolo và Lynch, 1998). Mặc khác, theo thuyết công bằng của Adams (1965), cá nhân có những hành vi tích cực đóng góp cho tổ chức và được nhận những phần thưởng xứng đáng sẽ tiếp tục nỗ lực cống hiến nhiều hơn để xứng đáng với những lợi ích nhận đƣợc từ tổ chức.
Mối quan hệ tích cực giữa Công bằng phân phối và Hành vi công dân là một vấn đề còn đang đƣợc nhiều nhà khoa học tranh luận. Một số nghiên cứu cho thấy không cómối quan hệ tích cực giữa Công bằng phân phối và Hành vi công dân (Niehoff và Moorman, 1993). Tuy nhiên, đa số nghiên cứu lại cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hai khái niệm này (George, 1991). Mohammad và ctg (2010)thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa Sự công bằng và Hành vi công dân đã chứng minh đƣợc mối quan hệ tích cực giữa Sự công bằng phân phối và hành vi công dân. Trên cơ sở đó, giả thuyết đƣợc đề xuất nhƣ sau:
H1: Công bằng phân phối có tác động tích cực đến hành vi công dân trong tổ chức.
2.3.2. Mối quan hệ giữa Công bằng qui trình với Hành vi công dân
Skarlicki and Folger (1997) cho rằng, sự công bằng trong qui trình đánh giá sẽ dẫn đến những hành vi tích cực của nhân viên bao gồm: sự hài lòng trong công việc, sự cam kết với tổ chức và hành vi công dân. Mặt khác, Hành vi công dân đƣợc xem là kết quả của sự công bằng trong qui trình đánh giá của tổ chức (Folger và Konovsky, 1989). Cá nhân nhận thấy sự công bằng trong qui trình đánh giá sẽ cảm thấy hài lòng hơn trong công việc và từ đó có xu hướng thực hiện các hành vi công dân (Konovsky và Pugh, 1994). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Niehoff và Moorman (1993) cũng chứng minh đƣợc mối quan hệ tích cực giữa hai khái niệm này. Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết nhƣ sau:
H2: Công bằng qui trình có tác động tích cực đến hành vi công dân trong tổ chức.
2.3.3. Mối quan hệ giữa Công bằng trong tương tác với Hành vi công dân trong tổ chức
Hành vi công dân có mối quan hệ tích cực với mối quan hệ giữa nhân viên và cấp trên. Cách thức giao tiếp, ứng xử giữa cấp trên và nhân viên có ảnh hưởng tích cực đến đến quả công việc và hành vi tích cực của nhân viên trong tổ chức. Nhận thức về Sự công bằng đƣợc hình thành khi tiêu chí đánh giá kết quả đƣợc truyền đạt một cách cụ thể, chính xác (Bies và Moag, 1986).Colquitt và ctg (2001) cho rằng, phương thức quản lý của cấp trên (sự công bằng tương tác) có ảnh hưởng tích cực đến Hành vi công dân của nhân viên. Mối quan hệ giữa Công bằng tương tác và Hành vi công dân đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Chan và Lai (2017) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Hài lòng trong giao tiếp, sự công bằng và hành vi công dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa Công bằng tương tác và Hành vi công dân là mối quan hệ cùng chiều. Và điều đó tương đồng với kết quả của Mohammad và ctg (2010). Nhƣ vậy, giả thuyết đƣợc đề xuất:
H3: Công bằng tương tác có tác động tích cực đến hành vi công dân trong tổ chức.
H1
H3 H2
H4
H4: Công bằng thông tin có tác động tích cực đến hành vi công dân trong tổ chức.