Thang đo khái niệm Hành vi công dân

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Xây dựng thang đo

3.4.2. Thang đo khái niệm Hành vi công dân

Có rất nhiều mô hình đƣợc phát triển nhằm hoàn thiện thang đo về khái niệm hành vi công dân của nhân viên, mô hình 5 nhân tố của Organ (1988) vẫn đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá cao về tính bao quát. Mô hình này đƣợc áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực chứng vì các nguyên nhân. Thứ nhất, sự am hiểu cũng nhƣ kiến thức về hành vi công dân của Organ đƣợc giới khoa học thừa nhận và đề cao, ông và các cộng sự đã xuất bản rất nhiều bài viết và sách về hành vi công dân trong tổ chức. Thứ hai, Podsakoff và cộng sự đã sử dụng mô hình 5 nhân tố của Organ tạo nên thang đo đáng tin cậy (Podsakoff, 1990) và họ đã hướng dẫn khá nhiều bài nghiên cứu thực chứng hay bằng phương pháp này (Podsakoff, 1996). Do đó, tác giả quyết định sử dụng mô hình đo lường hành vi công dân trong tổ chức của Organ (1988) để xây dựng mô hình và thực hiện nghiên cứu. (Xem bảng 3.2)

Bảng 3.2: Thang đo Hành vi công dân Thành phần “Sự tận tâm”

Ký hiệu Phát biểu

CON1 Tôi cho rằng đi làm đều đặn là việc quan trọng hơn hết.

CON2 Tôi có xu hướng “chuyện bé xé ra to”.

CON3 Tôi luôn luôn tuân thủ luật lệ và qui định của công ty kể cả khi không có người theo dõi.

CON4 Tôi cho rằng mình là một trong những nhân viên tận tâm nhất của công ty.

CON5 Tôi tin rằng nếu một người làm việc chăm chỉ thì sẽ nhận được đồng lương xứng đáng.

Thành phần “Sự cao thượng”

Ký hiệu Phát biểu

SPO1 Tôi bỏ ra nhiều thời gian để giải quyết những vấn đề thông thường.

SPO2 Tôi luôn luôn tập trung tìm lỗi sai thay vì nhìn vào hướng tích cực của một vấn đề.

SPO3 Tôi cân nhắc kĩ về những vấn đề quan trọng.

SPO4 Tôi luôn luôn đi tìm những vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải.

SPO5 Tôi cho rằng những người hay than phiền là những người cần nhận đƣợc sự giúp đỡ.

Thành phần “Phẩm hạnh nhân viên”

Ký hiệu Phát biểu

CV1 Tôi cho rằng việc tham gia những buổi hội thảo dù không bắt buộc nhƣng lại có vai trò quan trọng đối với nhân viên.

CV2 Tôi tham gia một bộ phận chức năng không đƣợc yêu cầu, nhƣng nó lại giúp ích cho hình ảnh của công ty.

CV3 Tôi luôn bám sát theo những sự thay đổi trong công ty.

CV4 Tôi đọc và bắt kịp với những thông báo của công ty, những chú ý và những thứ tương tự.

Thành phần “Sự lịch thiệp”

Ký hiệu Phát biểu

COU1 Tôi cố gắng làm những việc có thể để hạn chế nảy sinh xung đột với đồng nghiệp.

COU2 Tôi để tâm về cách ứng xử của mình tác động tới công việc của những người khác ra sao.

COU3 Tôi không lạm dụng quyền lợi của người khác.

COU4 Tôi cố gắng tránh gây sự với đồng nghiệp.

COU5 Tôi cân nhắc đến hậu quả của việc mình làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp ra sao.

Thành phần “Sự tận tình”

Ký hiệu Phát biểu

ALT1 Tôi hỗ trợ những người có cường độ công việc cao.

ALT2 Tôi giới thiệu về công ty cho những người mới kể cả khi điều đó không bắt buộc.

ALT3 Tôi tự nguyện giúp những người có những vấn đề liên quan đến công việc.

ALT4 Tôi luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh.

ALT5 Khi đồng nghiệp vắng mặt tôi luôn hỗ trợ công việc của họ.

Nguồn: Thang đo Hành vi công dân Organ (1988)

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương này, tác giả trình bày về việc thiết kế nghiên cứu, kích cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, bảng câu hỏi, thang đo. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng đƣợc tác giả sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Ban đầu, phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm. Việc phỏng vấn chuyên gia đƣợc thực hiện nhằm hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam và phỏng vấn một nhóm gồm 10 đối tượng để làm rõ thang đo, tìm ra các yếu tố dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Sau khi điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành. Có tổng cộng 350 phiếu khảo sát đƣợc phát ra với mục tiêu thu về đƣợc 300 phiếu đạt yêu cầu dùng để thu thập dữ liệu để kiểm định các thang đo và giả thuyết nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Sự Ảnh Hưởng Của Công Bằng Trong Tổ Chức (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)