Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Khả Năng Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

2.1 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1977, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và Ngân hàng Kiến thiết Tỉnh Đồng Nai (trực thuộc Bộ Tài Chính ) được thành lập (là tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Nai ngày nay).

Cùng với sự vươn mình, tăng trưởng của đất nước, vào năm 1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trở thành đơn vị trực thuộc NHNN Việt Nam và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, theo đó Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Chi nhánh tỉnh Đồng Nai cũng được đổi tên từ đấy.

Tháng 11/1990, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trên chặng đường xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng được chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một ghi nhận cho những gian lao thử thách trong giai đoạn gần 15 năm xây dựng đất nước và trách nhiệm cho người tiên phong của chặng đường đổi mới đang chờ phía trước. Thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động, từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. BIDV Đồng Nai chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai. Ghi nhận những đóng góp của BIDV Đồng Nai trên địa bàn tỉnh trong suốt thời gian qua, đến tháng 9/2012 BIDV Đồng Nai vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng Nhì.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, đến nay BIDV Đồng Nai đã với biên chế hơn 140 cán bộ, hoạt động theo mô hình tổ chức gồm có 9 phòng, tổ nghiệp vụ tại Hội sở chính, 06 phòng giao dịch, 20 máy ATM, gần 100 điểm chấp

nhận thanh toán thẻ đảm bảo sẵn sàng cung cấp các loại dịch vụ ngân hàng truyền thống như: tín dụng, bảo lãnh, huy động tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền trong nước và quốc tế, kinh doanh ngoại tệ..., làm dịch vụ đại lý cho công ty bảo hiểm, chi trả kiều hối, dịch vụ chi trả lương tự động, dịch vụ thu chi hộ ngân sách nhà nước, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: thanh toán, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế (Visa), vấn tin BSMS, nạp tiền điện thoại VnTopup, ví điện tử VnMart, thanh toán vé máy bay, dịch vụ ngân hàng điện tử mobile banking, internet banking, dịch vụ thanh toán tiền hàng qua thiết bị POS,....

Nhìn chung các loại dịch vụ do BIDV Đồng Nai cung cấp đã đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng và được khách hàng đánh giá là đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi.

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV Đồng Nai, bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi của tố chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu... theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận. BIDV Đồng Nai đã không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn, coi huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để có thể đứng vững, tồn tại và phát triển trong điều kiện có tính cạnh tranh cao giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, lãi suất phù hợp, làm tốt việc quảng bá, tiếp thị kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt, còn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào giao dịch, đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch của nhân viên nên nguồn vốn huy động ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

2.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng

Bản chất vay là để cho vay, do vậy công tác cho vay luôn luôn được coi là nhiệm vụ then chốt của ngân hàng. Ngân hàng đã thực hiện kinh doanh tín dụng

theo cơ chế thị trường và quan hệ cung - cầu vốn. Bên cạnh hoạt động cho vay, hoạt động cấp tín dụng của BIDV Đồng Nai bao gồm chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán.

2.1.2.3 Hoạt động dịch vụ khác

Để đa dạng hóa nguồn thu nhập đồng thời phát triển nền khách hàng, thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thì bên cạnh các hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng, BIDV Đồng Nai còn triển khai các dịch vụ khác như ngân quỹ, thanh toán, thẻ, kinh doanh ngoại tệ, bảo hiểm...Với các dịch vụ này, ngân hàng giữ vai trò là đơn vị trung gian làm thay cho khách hàng để được hưởng hoa hồng và phí dịch vụ.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có tổng số 54 tổ chức tín dụng cùng với 204 điểm giao dịch. Với sự chia sẻ thị phần bởi nhiều ngân hàng trong lĩnh vực huy động vốn nói riêng, và các dịch vụ ngân hàng nói chung dẫn đến làm tăng áp lực cạnh tranh, các ngân hàng phải không ngừng cố gắng trong việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Trong 5 năm gần đây, kinh tế tỉnh Đồng Nai tăng trưởng 11,5%, huy động vốn 23%, dư nợ tín dụng 20%.

Cùng với xu thế đó, BIDV Đồng Nai cũng góp phần trong đà tăng của toàn ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tổng doanh thu và tổng chi phí các năm 2013, 2014, 2015 đều giảm do lãi suất huy động cũng như cho vay đều giảm mạnh. Nhưng lợi nhuận trước thuế năm 2013, 2015 vẫn tăng, năm 2013 là 17,32%, đặc biệt tăng mạnh là năm 2015 với mức tăng 37,07% so với năm 2014. Năm 2012 và năm 2014, lợi nhuận trước thuế giảm so với các năm trước do trích dự phòng rủi ro tăng cao, năm 2012 là 47,33 tỷ đồng và năm 2014 là 34,06 tỷ đồng. Năm 2015, BIDV Đồng Nai hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, với hầu hết các chỉ tiêu đều vượt kế hoạch, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng cao. Với thành công đó đã giúp BIDV Đồng Nai trở thành chi nhánh chủ lực trên địa bàn Đông Nam bộ ngoài Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của sự gia tăng trên là do BIDV Đồng Nai đã thực hiện tốt công tác huy động

vốn và cho vay, thu hồi nợ xấu, đi đầu trong việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, cải thiện công tác chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó là nền kinh tế tăng trưởng ổn định qua các năm cũng góp phần làm cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng ổn định.

Bảng 2.1: Hoạt động kinh doanh tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2012- 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng doanh thu 961,61 875,87 778,33 801,67

Tốc độ tăng trưởng 13,94 -8,91 -11,14 2,99

2 Tổng chi phí 873,86 772,93 676,88 662,61

Tốc độ tăng trưởng 16,58 -11,55 -12,43 -2,11

3 Tổng lợi nhuận trước thuế 87,74 102,94 101,45 139,06

Tốc độ tăng trưởng -7,06 17,32 -1,45 37,07

4 Tổng tài sản 4.445 5.117 5.174 6.451

Tốc độ tăng trưởng 42,56 15,12 1,11 24,68

5 Tổng nguồn vốn huy động 4.200 4.911 4.993 6.156

Tốc độ tăng trưởng 43,49 16,93 1,67 23,92

6 Tổng dư nợ cho vay 2.825 3.470 4.519 5.366

Tốc độ tăng trưởng 14,49 22,83 30,23 18,74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai 2012-2015) Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nhận thức và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân ngày càng cao. Với chính sách sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời với mạng lưới ngân hàng ngày càng phát triển giúp cho người dân sử dụng ngày càng nhiều các tiện ích của ngân hàng, mạnh dạn gửi tiền vào ngân hàng. Sự tăng trưởng về tổng tài sản của BIDV Đồng Nai tập trung trên hai hoạt động chính là cấp tín dụng và huy động vốn. Tổng nguồn vốn huy động và tổng dư nợ cho vay tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ BIDV Đồng Nai ngày càng phát triển, lớn mạnh không chỉ trên địa bàn Đồng Nai mà ở cả khu vực Đông Nam bộ. Không chỉ tập trung ở các khách hàng tổ chức kinh tế lớn

mà giờ đây BIDV Đồng Nai đã tích cực mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tư nhân.

Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh vẫn chưa thực sự có bước đột phá. Mặc dù cũng đã cố gắng tìm kiếm, mở rộng thêm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhưng kết quả chưa được thỏa mãn. Thu dịch vụ ròng từ các hoạt động trên vẫn tập trung ở các khách hàng truyền thống lớn.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Khả Năng Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)