Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Khả Năng Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng (Trang 37 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

2.2.2 Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

Do tình hình suy giảm kinh tế các năm gần đây, đặc biệt là lạm phát năm 2011, khó khăn của thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Lãi suất ngân hàng liên tục giảm nhưng vẫn còn cao, mặt khác giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng càng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm nên khả năng bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế.

Tuy nhiên, năm 2012 là mốc son trong lịch sử phát triển của BIDV Đồng Nai với tư cách là một định chế tài chính có bề dày truyền thống nhất trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai và nhiều dấu ấn quan trọng. Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập (1977- 2012), chính thức hoạt động theo mô hình NHTM cổ phần, các chỉ số kinh doanh tăng trưởng ổn định, hoạt động an toàn, có bước tiến trong quản trị điều hành, tiên phong thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và nâng cao trách nhiệm xã hội.

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn tiền gửi tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2012-2015

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Huy động vốn bình quân Huy động vốn cuối kỳ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai 2012-2015) Trong năm 2012 - 2013, lãi suất tiền gửi liên tục được NHNN điều chỉnh giảm, tuy nhiên sự biến động bất thường của giá vàng và thị trường bất động sản đóng băng nên gửi tiền vào ngân hàng vẫn là lựa chọn ưu tiên của phần lớn các nhà đầu tư, thêm vào đó là tình hình bất ổn của một số Ngân hàng TMCP lớn như Á Châu, Sài Gòn Thương Tín, Kỹ thương, Phát triển Nhà Hà Nội, Sài Gòn Hà Nội,...là cơ hội cho BIDV Đồng Nai đạt kết quả tốt trong công tác huy động tiền gửi. Huy động tiền gửi cuối kỳ năm 2012 đạt gần 4.200 tỷ đồng tăng 43% so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013, huy động tiền gửi cuối kỳ đạt 4.911 tỷ đồng tăng 17% (xấp xỉ 711 tỷ đồng) so với năm 2012.

Trong năm 2014, BIDV là ngân hàng luôn đi đầu trong các đợt điều chỉnh giảm lãi suất nên cùng với BIDV, BIDV Đồng Nai đã mất một lượng lớn khách hàng tiền gửi vì họ chuyển sang gửi tại các NHTM khác để hưởng lãi suất cao hơn.

Do đó, huy động vốn bình quân năm 2014 của Chi nhánh không những không giữ được mức 4.911 tỷ đồng như cuối năm 2013, mà còn giảm 233 tỷ đồng (chỉ đạt 4.679 tỷ đồng). Huy động tiền gửi cuối kỳ đến 31/12/2014 đạt 4.993 tỷ đồng; tăng 1,67% xấp xỉ 82 tỷ đồng so với cuối năm 2013.

Năm 2015, lãi suất ở các kỳ hạn dưới 1 năm liên tục biến động theo xu hướng tăng, bên cạnh đó có các chính sách ưu đãi lãi suất nên nguồn vốn huy động của BIDV Đồng Nai tăng cao. Bên cạnh đó là việc chú trọng phát triển khách hàng cá nhân, có chính sách chăm sóc, phục vụ khách hàng tốt dẫn đến tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng cao, tạo sự ổn định trong nền khách hàng tiền gửi của chi nhánh. Huy động tiền gửi cuối kỳ năm 2015 đạt 6.156 tỷ đồng.

2.2.2.2 Cơ cấu vốn tiền gửi huy động

Cơ cấu vốn tiền gửi theo tiền tệ

Bên cạnh việc huy động vốn tiền gửi bằng VND, BIDV Đồng Nai cũng thực hiện huy động tiền gửi bằng ngoại tệ.

Bước sang năm 2012, kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế trong nước. Vốn huy động tiền gửi bằng VND của BIDV Đồng Nai đạt 4.055 tỷ đồng tương ứng 96,55% tổng số vốn huy động tiền gửi, vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ (quy ra VND) là 145 tỷ đồng chỉ chiếm 3,45% tổng số vốn huy động tiền gửi. Đến năm 2013, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, NHNN đã có nhiều giải pháp khống chế như qui định trần lãi suất huy động tại một số kỳ hạn và thường xuyên điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi. Tuy mặt bằng lãi suất huy động tiền gửi giảm đáng kể nhưng Chi nhánh vẫn giữ được mức huy động VND tốt, năm 2013 vốn huy động tiền gửi bằng VND vẫn chiếm ưu thế đạt 4.761tỷ đồng, tương ứng 96,95%, vốn huy động tiền gửi bằng ngoại tệ đạt 150 tỷ đồng, tương ứng 3,05% . Qua năm 2014, để kích thích nền kinh tế, NHNN vẫn áp dụng các giải pháp khống chế trần lãi suất huy động và giảm

trần lãi suất huy động liên tục để giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Mặc dù vậy nhưng mức huy động vốn VND và ngoại tệ vẫn tăng tốt, tương ứng là 4.831 tỷ đồng và 162 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi huy động bằng VND và ngoại tệ trong năm 2014 lần lượt là 96,76% và 3,24% trong tổng nguồn tiền gửi.

Bảng 2.2: Huy động tiền gửi phân theo loại tiền tệ tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số

tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng HĐVTG bằng

VND 4.055 96,55 4.761 96,95 4.831 96,76 6.014 97,69 HĐVTG bằng

ngoại tệ 145 3,45 150 3,05 162 3,24 142 2,31 Tổng 4.200 100 4.911 100 4.993 100 6.156 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai 2012-2015)

Năm 2015, NHNN áp dụng chính sách không lãi suất với tiền gửi dollar Mỹ nên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm. Cũng giống như năm 2014, NHNN vẫn áp dụng trần lãi suất huy động với các kỳ hạn dưới 6 tháng. Tuy nhiên với nhiều chính sách ưu đãi khác và các sản phẩm tiết kiệm dự thưởng được triển khai liên tục nên vẫn duy trì được nền khách hàng cũ và tăng thêm khách hàng mới. Bên cạnh đó, là tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế tăng nhiều dẫn đến nguồn vốn huy động vẫn tăng cao dù tiền gửi từ định chế tài chính giảm đáng kể. Nhìn chung qua 3 năm 2012-2014, lượng vốn huy động bằng VND có xu hướng ngày càng tăng, luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng ngày càng giảm, tuy nhiên đến năm 2015 thì có sự biến động, vốn huy động bằng ngoại tệ giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng.

Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ và tỷ trọng của nguồn vốn này cũng gia tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng vẫn ở mức khá nhỏ trên tổng nguồn vốn huy động

tiền gửi. Nguồn ngoại tệ được huy động đa phần từ doanh nghiệp và một phần từ dân cư là các khoản trợ cấp hay chuyển thu nhập về nước của người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài. Nền tảng khách hàng doanh nghiệp của BIDV Đồng Nai là các doanh nghiệp trong nước và sử dụng nội tệ là chủ yếu, chỉ phần nhỏ doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có nguồn thu và thanh toán bằng ngoại tệ. BIDV Đồng Nai vẫn chưa tập trung mở rộng phát triển đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên cũng hạn chế trong việc huy động nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ. Tiền gửi bằng ngoại tệ là cơ sở để phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh. Theo đó, với lượng tiền gửi ngoại tệ còn hạn hẹp thì cơ hội kinh doanh của BIDV Đồng Nai sẽ bị hạn chế, chỉ có thể tập trung vào hoạt động cấp tín dụng bằng tiền đồng, thu nhập từ các hoạt động dịch vụ có liên quan đến ngoại tệ cũng giảm sút.

Cơ cấu vốn tiền gửi theo kỳ hạn

Trong giai đoạn 2012 - 2013, để hỗ trợ nền kinh tế, NHNN liên tục điều hành lãi suất theo hướng giảm lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn, đồng thời thả nổi lãi suất ở các kỳ hạn dài. Cũng chính vì thế, tỷ trọng huy động tiền gửi ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của BIDV Đồng Nai đã giảm đáng kể, từ mức 63% năm 2012 xuống còn mức 54% ở năm 2013. Huy động tiền gửi ở các dải kỳ hạn dài ở mức cao đã tạo thuận lợi cho công tác quản lý thanh khoản của hệ thống BIDV.

Bảng 2.3: Huy động tiền gửi phân theo kỳ hạn tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: tỷ đồng, % Kỳ hạn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Không kỳ hạn 564 13 884 18 549 11 1.005 16

Dưới 12 tháng 1.003 24 1.375 28 1.628 33 2.523 41 Từ 12 tháng 2.633 63 2.652 54 2.816 56 2.628 43 Tổng 4.200 100 4.911 100 4.993 100 6.156 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai 2012-2015)

Trong năm 2014, khách hàng cá nhân có xu hướng gửi các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên nhiều hơn do lãi suất ở các dải kỳ hạn này cao hơn hẳn kỳ hạn ngắn hơn. Đặc biệt, huy động cá nhân tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 12 tháng, với số dư lên tới 2.675 triệu đồng, chiếm 95% tổng số dư huy động từ 12 tháng trở lên.

Tiền gửi không kỳ hạn có NIMHĐV rất lớn (khoảng 4,59%), nhưng HĐV bình quân tiền gửi không kỳ hạn năm 2014 của Chi nhánh đạt 512 tỷ đồng (chiếm gần 11%/tổng HĐV), giảm hơn 38 tỷ đồng so với năm 2013.

Đối với khách hàng tổ chức kinh tế, do tính chất luân chuyển vốn, đa phần sử dụng các sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế tại 31/12/2014 đạt 491 tỷ đồng, chiếm 40% tổng huy động vốn từ khách hàng tổ chức kinh tế, tiền gửi dưới 12 tháng đạt 589 tỷ đồng, chiếm 48% tổng huy động vốn khách hàng tổ chức kinh tế.

Đối với tiền gửi của định chế tài chính: tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số dư không kỳ hạn của đối tượng khách hàng này, là nguồn vốn giá rẻ của Chi nhánh, bình quân thường ở mức 300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau thời điểm triển khai thanh toán song phương với Kho bạc Nhà nước, nguồn vốn này tại Chi nhánh sụt giảm, vì theo quy định, Kho bạc Nhà nước Biên Hòa chỉ được duy trì khoảng 30 tỷ đồng ở tài khoản mở tại BIDV Đồng Nai. Trong năm 2013, hội sở chính đã thực hiện ghi nhận số dư của Kho bạc Nhà nước Biên Hòa khi kết chuyển về tài khoản tập trung cho BIDV Đồng Nai, do vậy số dư huy động vốn không kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước Biên Hòa vẫn được đảm bảo phần nào. Nhưng kể từ đầu năm 2014, cơ chế ghi nhận huy động vốn có sự thay đổi lớn dẫn đến sự sụt giảm mạnh nguồn vốn giá rẻ này. Đối với tiền gửi có kỳ hạn của định chế tài chính, BIDV Đồng Nai thực hiện huy động vốn từ bảo hiểm xã hội với kỳ hạn khá ổn định và mức lãi suất tương đối hợp lý. Đây là những nguồn vốn đóng góp lớn vào lợi nhuận hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.

Năm 2015, do xu hướng biến động lãi suất tăng nên khách hàng hạn chế gửi các kỳ hạn dài mà gửi các kỳ hạn ngắn kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong tương lai nên

nguồn vốn huy động trung dài hạn giảm, chỉ chiếm 43% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 6,67% so với năm 2014.

Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Hoạt động huy động tiền gửi của BIDV Đồng Nai giai đoạn năm 2012-2014 tăng trưởng khá tốt qua các năm, cơ cấu huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng tiền gửi của nhóm khách hàng dân cư tăng nhanh và vươn lên dẫn đầu, thay thế vị trí trước đây của nhóm khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Bảng 2.4: Huy động tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng tại BIDV Đồng Nai giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Đối tượng

khách hàng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng Tiền gửi của cá nhân 2.948 70 3.227 65 3.478 70 4.160 67

Tiền gửi của tổ chức

kinh tế 753 18 1.154 23 1.228 24 1.883 30

Tiền gửi của định

chế tài chính 499 12 530 12 286 5 164 3

Tổng tiền gửi huy

động cuối kỳ 4.200 100 4.911 100 4.993 100 6.156 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai 2012-2015)

Khách hàng cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi không lớn nhưng với số lượng khách hàng đông sẽ tạo nên nền tảng huy động vốn lớn cho các NHTM. Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2012 chiếm 70%, năm 2013 và 2014, 2015 lần lượt là 65%,70% và 67% trên tổng nguồn tiền gửi huy động cuối kỳ. Năm 2012 là một năm thành công của BIDV Đồng Nai trong công tác huy động vốn dân cư với tốc độ tăng trưởng cao (tăng trưởng 58% so với năm 2011). Huy động vốn từ dân cư tăng trưởng đều đặn và ở mức cao do những năm gần đây, BIDV Đồng Nai thực hiện theo chủ trương của hội sở chính nhằm hướng tới mở rộng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, xác lập hình ảnh, vị thế của BIDV trong hoạt động ngân

hàng bán lẻ. Nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng qua các năm góp phần tăng tính ổn định nền vốn của BIDV Đồng Nai. Đây là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, sử dụng vốn để đầu tư và cấp tín dụng. Tuy nhiên, mức độ mang lại hiệu quả của nguồn vốn này lại khá thấp vì đa số tiền gửi từ dân cư là tiền gửi có kỳ hạn.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn vốn có tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu nguồn vốn huy động, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn vì trong đó có nguồn tiền gửi không kỳ hạn với chi phí thấp. Nhưng trong giai đoạn 2012-2014 nguồn vốn này đang có dấu hiệu gia tăng do BIDV Đồng Nai đã chủ động tìm kiếm, tạo quan hệ với các khách hàng có nguồn vốn tiền gửi lớn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khách hàng truyền thống. Đến cuối năm 2012, huy động tiền gửi khối tổ chức kinh tế chiếm 18% trên tổng nguồn tiền gửi huy động. Thị phần tiền gửi này tiếp tục tăng đến cuối năm 2013 chiếm 23%. Huy động vốn của tổ chức kinh tế đến 31/12/2014 đạt 1.228 tỷ đồng, vượt gần 40% kế hoạch Hội sở chính giao, chiếm tỷ trọng hơn 24%/tổng HĐV của Chi nhánh. Đến năm 2015 thì nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Năm 2015 là năm đánh dấu cột mốc đáng nhớ trong lịch sử HĐV của BIDV Đồng Nai.

Năm 2013, nguồn tiền gửi từ định chế tài chính đạt 530 tỷ đồng, tăng 31 tỷ đồng tương đương 6% so với năm trước. Tăng trưởng về số lượng nhưng thị phần vẫn giữ nguyên là 12% năm 2012 và 2013. Đặc biệt, năm 2014, với cơ chế ghi nhận số dư huy động vốn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước Biên Hòa có sự thay đổi lớn dẫn đến nguồn tiền gửi từ định chế tài chính sụt giảm đáng kể, từ 530 tỷ đồng xuống còn 286 tỷ đồng, chiếm 5% trong tổng nguồn tiền gửi huy động. Nguồn tiền gửi từ nhóm khách hàng bảo hiểm xã hội vẫn chiếm vai trò chủ đạo giúp duy trì nguồn tiền gửi từ định chế tài chính. Qua năm 2015, sự sụt giảm nghiêm trọng của nguồn vốn huy động từ định chế tài chính không làm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn huy động. Do chính sách của Hội sở chính không phân bổ nguồn tiền gửi bảo hiểm xã hội về chi nhánh nên dẫn đến sự sụt giảm của nguồn vốn huy động này

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Khả Năng Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Ngân Hàng (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)