Những nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu Hệ thống kênh phân phối phân bón tại công ty CP vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Cơ sở lý luận về kênh phân phối

1.1.2.10. Những nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối sản phẩm

Xem xét trên nhiều góc độ khác nhau thì các nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp có thể nhìn nhận trên 3 cấp độ đó là môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường tác nghiệp,hoàn cảnh nội bộ, thể hiệnquasơ đồ:

Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ1.2: Các yếu tố ảnh hưởng tới kênh phân phối a. Môi trường kinh tế vĩ mô:

Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm những yếu tố như: chính trị pháp luật, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội.

- Yếu tố chính trị pháp luật: bao gồm hệ thống quan điểm, chính sách của chính phủ, pháp luật hiện hành, các xu hướng ngoại giao và diễn biến chính trị trên thế giới và trong khu vực. Các quy định về loại sản phẩm kinh doanh , các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, các quy định về thuế…các yếu tố này là hành lang để nhà nước quản lý hoạt động SXKD của doanh nghiệp , đảm bảo nền kinh tế phát triển theo đúng hướng.

- Yếu tố kinh tế: chính sách kinh tế- tiền tệ, tỷ giá hối đoái, mức độ lạm phát trong từng giai đoạn đều có ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

- Yếu tố văn hóa- xã hội: Đó chính là những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán, trình độ học vấn, trình độ nhận thức chung của xã hội…nó ảnh hưởng tới sinh hoạt, thói quen tiêu dùng của dân cư. Vì

HOÀN CẢNH NỘI BỘ 1. Nguồn nhân lực

2. Nghiên cứu và phát triển 3. Sản xuất.

4. Marketing

5.Tài chính của doanh nghiệp.

MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP 1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 2. Sức ép và yêu cầu của khách hàng 3. Các đôi thủ cạnh tranh hiện hữu 4. Các sản phẩm thay thế

5. Các nhà cungứng

MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨMÔ 1. Yếu tố chính trị, pháp luật

2. Yếu tố kinh tế.

3. Các yếu tố công nghệ 4. Yếu tố văn hóa xã hội 5. Yếu tố môi trường tự nhiên

Đại học Kinh tế Huế

vậy, khi tiến hành hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ yếu tố văn hóa xã hội tránh phạm vào những điều kiêng kỵ.

- Yếu tố công nghệ: đây là một yếu tố rất năng động trong giai đoạn hiện nay, nó chứa đựng nhiều mối đe dọa và đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cảo tiến, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ hiện có bởi lợi ích từ công nghệ mang lạilà rất lớn.

b. Môi trường tác nghiệp:

Bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới, những sản phẩm thay thế. Các yếu tố môi trường tác nghiệp có tác động trực tiếp tới hoạt động phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như quá trình tổ chức phân phối sản phẩm .

- Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp trong nghành cùng cạnh tranh, ganh đua trong việc tiêu thụ sản phẩm. Việc tìm hiểu, phân tíchcác chiến lược giá cả, sản phẩm, hình thức phân phối, ưu nhược điểm trong hoạt động phân phối bán hàng…của đối thủ cạnh tranh nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng có những giải pháp kịp thời điều chỉnh hợp lý chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh.

-Khách hàng: Đây là các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi íchvà sự tồn tại của doanh nghiệp. Khách hàng chấpnhận sản phẩm của doanh nghiệp thông qua chất lượng, giá cả và đảm bảo được lợi ích của khách hàng. Vì vậy trong quá trình kinh doanh cần lựa chọn, phân loại nhóm khách hàng, nhóm nào là nhóm chính, nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

- Nhà cung ứng: là các đối tác của kinh doanh của doanh nghiệp, sự tành bại cảu nhà cung ứng có tác động tương tự tới doanh nghiệp.

- Các sản phẩm thay thế: là những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

c. Hoàn cảnh nội bộ:

- Hoàn cảnh của chính doanh nghiệp có quyết định chính tới sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường. Nó phụ thuộc nhiều vào định hướng và mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp bao gồm: các nhân tố con người, tổ chức quản lý,tổ chức sản xuất,chính sách của doanh nghiệp,yếu tố tài chính, kế toán, hoạt động marketing sản phẩm.

Đại học Kinh tế Huế

- Nguồn nhân lực: yếu tố con người là quan trọng nhất trong hoạt động của doanh nghiệp. Chính con người thu thập dữ liệu, hoạch định mục tiêu, lựa chọn và thực hiện việc trực tiếp phân phối sản phẩm ra khỏi thị trường. Vì vậy lựa chọn những con người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tay nghè và tư chất đạo đức tốt. Việc lựa chọn yếu tố con người còn phụ thuộc vào chiến lược phát triển nhân tố con người của từng doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các yếu tố sản xuất: sản xuất để tạo ra sản phẩm, viêc sản xuất phải đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng caogiá thành hạ và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Với chất lượng sản phẩm tốt, giá thành thấp tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi cung ứng ra thị trường, bán sản phẩm nhanh hơn, chiếm thị phần nhiều hơn, mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiêp .

- Yếu tố marketing: giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các mục tiêu đề ra, duy trì các mối quan hệ với khách hàng, tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp. Các hoạt động marketing nhằm nối kết giữa doanh nghiệp và khách hàng chặt chẽ hơn để thực hiện mục tiêu đặt ra.

Việc nghiên cứu phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhằm phát huy được những điểm mạnh điểm yếu tận dụng những cơ hội. Đồng thời tránh được những mối đe dọa thách thức trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn các hoạt động của mình. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng loại sản phẩm mà mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau.

Một phần của tài liệu Hệ thống kênh phân phối phân bón tại công ty CP vật tư nông nghiệp hà tĩnh (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)