CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI PHÂN BÓN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ TĨNH
2.3. Hệ thống kênh tiêu thụ phân bón tại công ty
2.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các kênh
Hiệu quả của các loại kênh phân phối mà Công ty đang áp dụng là nhân tố quan trọng giúp cho HĐQT, ban giám đốc của Công ty cónhững đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế cho việc tăng cường phân phối cho loại kênh nào trong thời gian tới. Để hiểu rõ tình hình tiêu thụ của các kênh phân phối của Công ty ta xét bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng2.9: Khối lượng tiêu thụphân bón của công ty theo các kênh phân phối qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
SL % SL % SL % +/- % +/- %
Tổng 18.930,11 100 21.584,28 100 17.195,95 100 2.654,17 14,02 -4.388,33 -20,33
1. Kênh 1 cấp 3.407,42 18,00 2.935,33 13,59 1.296,32 7,54 -472,09 -13,85 -1.639,01 -55,84 2. Kênh 2 cấp 13.629,68 72,00 15.485,67 71,75 14.246,71 82,85 1.855,99 13,62 -1.238,96 -8,00
3. Kênh trực
tiếp 1.893,01 10,00 3.163,28 14,66 1.652,92 9,61 1.270,27 67,10 -1.510,36 -47,75 (Nguồn: phòng kinh doanh.)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng ta thấy: năm 2008 mức tiêu thụ của kênh trực tiếp là 1.893,01 chiếm 10%, mức tiêu thụ qua kênh cấp một là 3.407,42 chiếm 18%, mức tiêu thụ qua kênh 2 cấp là 13.629,68 chiếm 72%. Điều đó cho thấy mặc dù kênh 2 cấplàm giá thành của sản phẩm tăng lên do đó giá bán cũng tăng cao hơn so với kênh trực tiếp hay kênh 1 cấp nhưng đây vẫn là kênh tiêu thụ mạnh nhất do tính bao phủ thị trường rộng của loại kênh này.
Sang năm 2009 mức tiêu thụ qua các kênh cũng không có nhiều thay đổi khi sản lượng phân bón được tiêu thụ qua kênh trực tiếp, kênh 1cấp, và kênh 2cấp lần lượt là 14,66%, 13,6% và 71,75%. Nhưng so với năm 2008 thì kênh 1 cấp có mức tăng trưởng âm khi giảm lượng tiêu thụ 2.654,17 tấn tức là 13,85% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó cả kênh 2 cấp và kênh trực tiếp đêu tăng. Đặc biệt kênh trực tiếp tăng 1.270,27 tấn so với cùng kỳ và đạt mức tăng 67,1%.
Năm 2010 mặc dù sản lượng tiêu thụ qua cả 3 kênh đều giảm xuống nhưng có thể thấy kênh 2 cấp vẫn có vai trò quan trọng khi có mức giảm thấp nhất là 8% và chiếm 82,85% khối lượng tiêu thụ. Còn kênh trực tiếp và kênh 1 cấp có mức giảm lần lượt là 47,75% và 55,84% so với cùng kỳ năm 2009. Quađó ta thấy trong 3 năm kênh 2 cấp luôn giữ vị trí cao nhất trong cơ cấu mức tiêu thụ phân bón của Công ty.
Công ty bán hàng cho các đại lý tại các huyện sau đó các đại lý này bán lại cho các nhà bán lẻ địa phương thuận lợi cho việc tiêu thụ và phân phối sản phẩm. Tuy nhiên trong tương lai kênh trực tiếp có thể cải thiện được vai trò vì ngày càng có nhiều dự án trồng rừng, nhiều nông trường trên toàn tỉnh mở rộng quy mô nên họ sẽ đặt hàng từ Công ty với số lượng lớn đểgiảm chi phí.
2.3.2.2. Doanh thu từ các kênh phân phối
Doanh thu từ các kênh phân phối là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các kênh phân phối. Tùy theo mức sản lượng tiêu thụ được ở các kênh mà doanh thu sẽ có sự khác biệt. Để hiểu rõ hơn tình hình doanh thu của Công ty qua các kênh phân phối ta xét bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụphân bón của công ty theo các kênh phân phối qua 3 năm (2008-2010) ĐVT:(triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng 86.415,27 100 98.824,06 100 91.021,25 100 12.408,79 14,36 -7.802,81 -7,90 1. Kênh 1 cấp 13.964,71 16,16 10.673,00 10,80 6.417,00 7,05 -3.291,71 -23,57 -4.256,00 -39,88 2. Kênh 2 cấp 61.182,01 70,80 72.536,86 73,40 73.035,45 80,24 11.354,85 18,56 498,59 0,69
3. Kênh trực
tiếp 11.268,55 13,04 15.614,20 15,80 11.568,80 12,71 4.345,65 38,56 -4.045,40 -25,91 (Nguồn: phòng kinh doanh.)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng ta thấy doanh thu của kênh 2 cấp qua các năm là nhiều nhất qua các năm lần lượt là 61.182,01 triệu đồng trong năm 2008, 72.536,86 triệu đồng trong năm 2009, 73.035,45trong năm 2010. Đặc biệt là trong năm 2010 khi mà sản lượng tiêu thụ giảm nhưng doanh thu vẫn tăng 498,60 triệu đồng tức là tăng 0,69%. Điều này được giải thích là do sau cơn lũ lịch sữ tháng 10/2010 nông dân cần nhiều phân bón để khôi phục sản xuất nhưng do phân bón sản xuất trong nước thiếu nên Công ty đã nhập khẩu các loại phân bón nước ngoài với giá thành cao nhằm phục vụ nhu cầu bà con nông dân. Tương tự tỷ lệ tiêu thụ của kênh 1 cấp và kênh trực tiếp cũng khác nhau nhưng phần lớn biến động là do thay đổi sản lượng tiêu thụ qua từng năm.
Cụthể năm 2008 doanh thu của kênh 1 cấplà 13.964,71 triệu đồng(chiếm 16,16%), năm 2009 đạt 10.672.998triệu đồng( chiếm 10,8%) giảm 3.291,71triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 đạt 6.417,00 triệu đồng (chiếm 7,05%) giảm 7.802,81 triệu đồng so với năm 2009 ( tức giảm 39,88%). Năm 2008 doanh thu của kênh trực tiếp là 11.268,55 triệu đồng(chiếm 13,04%), năm 2009 chiếm 12,71% trong tổng doanh thu ( tức là 15.614,20 triệu đồng) đạt mức tăng trưởng 38,56%. Sang năm 2010 doanh thu từ kênh trực tiếp là 11.568.801 triệu đồng, (chiếm 12,71%) giảm so với cùng kỳ năm trước 4.045,40triệu đồng.
2.3.2.3. Chi phí cho từng kênh
Mỗi một kênh phân phối có một cách thức kinh doanh khác nhau do đối tượng tham gia trong kênh là khác nhau. Do vậy chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng khác nhau. Đặc biệt là chi phí cho việc bán hàng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng2.11: Chi phí tiêu thụphân bón của công ty theo các kênh phân phối qua 3 năm (2008-2010) ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008 2010/2009
Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %
Tổng 85.945,73 100 98.537,58 100 90.761,59 100 12.591,86 14,65 -7.775,99 -7,89 1. Kênh 1 cấp 13.923,21 16,20 10.730,74 10,89 6.398,69 7,05 -3.192,46 -22,93 -4.332,05 -40,37 2. Kênh 2 cấp 60.875,36 70,83 72.149,22 73,22 72.854,33 80,27 11.273,86 18,52 705,11 0,98
3. Kênh trực
tiếp 11.147,16 12,97 15.657,62 15,89 11.508,57 12,68 4.510,46 40,46 -4.149,05 -26,50 (Nguồn: phòng kinh doanh.)
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng ta thấy chi phí cho kênh cấp hai chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba kênh. Năm 2008 chi phí của kênh cấp hai là 60.875,36 triệu đồng ( chiếm 70,83%) trong khi đó chi phí kênh cấp một là 13.923,21 triệu đồng(chiếm 16,2%), kênh trực tiếp là 11.147,16 triệu đồng( chiếm 12,97%). Sang năm 2009 trong khi chi phí cho kênh cấp một giảm 3.192,47 triệu đồng thì chi phí kênh 2 cấp tăng thêm 11.273,86 triệu đồng và tăng 18,52% so với năm 2008. Còn kênh trực tiếp thì tăng 40% so với năm 2008 lên mức chi phí là 15.657,62 triệu đồng. Trong năm 2010 trong khi chi phí của kênh cấp một và kênh trực tiếp lần lượt giảm 7,89% và 26,5% so với năm 2009 thì chi phí kênh cấp hai vẫn tăng 705,11 triệu đồng ( tăng 0,98%). Đây là mức tăng không lớn nhưng cũng đã thể hiện được sự ổn định trong việc tiêu thụ phânbón qua kênh cấp hai.
2.3.2.4. Đánhgiá hiệu quảtiêu thụ của các kênh
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng và là mục đích của mọi hoạt độngSXKD nhưng nó không thể hiện được tất cả hiệu quả SXKD của Công ty. Để xem xét hiệu quả kinh doanh của Công ty ra sao ta phải xét đến lợi nhuận mà Công ty đạt được trên chi phí bỏ ra và doanh thu đạt được. để hiểu rõ hơn ta xét bảng sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng2.12: Hiệuquảkinh doanh phân bón của công ty theo các kênh phân phối qua 3 năm (2008-2010) ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %