CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VINH THÁI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.3 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011
Chỉ tiêu ĐVT Ruộng
Bàu
Ruộng Sét
Ruộng
Cát BQC
1. Tuổi chủ hộ Tuổi 51,87 52,33 46,33 50,18
2. Trìnhđộ Lớp 5,87 5,3 7,00 6,06
3. Nhân khẩu BQ/hộ Người 5,10 5,53 4,77 5,13
4. Lao động BQ/hộ Lao động 3,03 2,90 2,47 2,80
- Số Nam Người 2,83 2,60 2,40 2,61
- Số nữ Người 2,27 2,93 2,37 2,52
(Nguồn số liệu điều tra năm2011) Đối với tuổi của các chủ hộ, tuổi bình quân của các hộ điều tra là 50.18 tuổi, đây là mức tuổi tương đối cao gây khó khăn trong vấn đề tiếp thu tiện bộ khoa học kỷ thuật, thay đổi cách làm cách nghĩ bởi cái tôi trong chính bản thân người nông dân rất cao khó có thể thay đổi được tập quán trồng và chăm sóc lúa của họ.
Tuy nhiên, tuổi caophản ánh được lợi thế trong sản xuất nôngnghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Độ tuổi càng cao thì càng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Với những kiến thức thực tế đãđược tích lũy từ nhiều năm các chủ hộ có nhiều các biện pháp kỹ thuật trong việc chăm sóc cây trồng,vật nuôi.
So sánh độ tuổi giữa các nhóm hộ ta thấy, nhìn chung giữa các nhóm hộcó sự chênh lệch lớn về độ tuổi, điều đó thể hiện các hộ có kiến thức và kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp là tương tử nhau.
Đối với trình độ văn hóa, trìnhđộ văn hóa bình quân của các hộ điều tra là 6.06 lớp, trong đó các hộ ở vùng ruộng Cát có trình độ cao nhất sau đó đến các hộ ở vùng
Đại học Kinh tế Huế
ruộng Bàu và thấp nhất là các hộ ở vùng ruộng Sét. Trình độ văn hóa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức và lối sống, đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất của các hộ và đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Do đó chính quyền địa phương cần có những biển pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao trìnhđộ văn hóa, trìnhđộ nhận thức cho bà con nồng dân,cần tuyên truyền, hướng dẫn họ một cách kỷ lưỡng những biện pháp mới áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, bình quân một năm có khoảng 5.13 nhân khẩu, trong khi số lao động bình quân một năm khoảng 2.80 người và lao động nam là chủ yếu 2.61 người. Do đó, để đảm bảo cho sử phát triển kinh tế mỗi hộ nói riêng và sự phát triển kinh tế nối chung các hộ cần thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất việc sinhcon thứ ba trở lên.
2.3.2 Tình hình đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, quan trọng không thể thay thế được. Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động, mối loại đất khác nhau thì thành phần cơ giới khác nhau và phù hợp với từng loại cây trồng khác nhau.. Có thể nói rằng trong sản xuất nông nghiệp, tổng thu nhập gia đình không chỉ phụ thuộc vào khả năng sản xuất và cách thức làm ăn mà còn phụ thuộc vào quy mô đất đai của nông hộ. Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra được phân tích cụ thể qua bảng8:
Bảng8: Tình hình sự dụng đất đai tính bình quân trên hộ
ĐVT: Sào Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
1.Tổng diện tích sử dụng 16,35 19,11 17,79 17,75
2.Đất nhàở, đất vườn 0,73 0,85 0,65 0,74
3.Đất trồng lúa BQ/hộ 14,18 16,44 16,10 15,57
4. Đất trồng cây khác 1,12 1,74 0,72 1,19
5.Đất trồng lúa BQ/khẩu 2,78 2,97 3,38 3,04
6.Đất trồng lúa BQ/lao động 4,68 5,67 6,53 5,62
(Nguồn số liệu điều tra năm2011)
Đại học Kinh tế Huế
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giữa các nhóm hộ điều tra có sự chênh lệch về tình hình sử dụng đất đai, đất trồng lúa bình quân/hộ, đất trồng lúa bình quân/khẩu và đất trồng lúa bình quân/lao động. Diện tích đất nhà ở, đất vườn bình quân của các nhóm hộ là 0,74 sào và có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm hộ, trong đó diện tích đất nhà ở, đất vườn của các hộ thuộc vùng ruộng Bàu là 0,73 sào của nhóm hộ thuộc vùng ruộng Sét là 0.85 sào, của nhóm hộ thuộc vùng ruộng Cát là 0.65 sào. Vinh Thái là một xã nằm ở vùng trũng nên diện tích đất vườn, nhà ở của các nông hộ tương đối thấpngoài ra, một số hộ còn tận dụng đất vườn của mìnhđể trồng các loại rau tiêu thụ và chăn nuôi.
Qua điều tra cho thấy, hầu như đất canh tác của địa phương đều trồng lúa, diện tích đất trồng lúa bình quân chung là 15.57 sào/ hộ, trong đó diện tích đất trồng lúa bình quân của nhóm hộvùng ruộng Bàu là 14.18 sào/hộ, của các nhóm hộ vùng ruộng Sét là 16.44 sào/hộcủa các nhóm hộ vùng ruộng Cát là 16.10 sào/hộ.
Nguyên nhân có sự chênh lệch này là nhóm hộvùng ruộng Sétcó điều kiện địa hìnhđịa mạo thuận lợi còn các hộvùng ruộngBàu và vùng ruộng Cát thìđịa hình quá trũng, và quá khô khó khăn trong vấn đề tưới tiêu. Bên cạnh đó nhân khẩu của các nhóm hộ là khác nhau, một số hộ đã mạnh giản thuê lại đất đai của xã và một số hộ khác không có nhu cầu sửdụng đất nữa.
Cây hoa màu cũng góp một phần quan trọng trong thu nhập của người dân. Mặc dù nó đòi hỏi công lao động cao nhưng lại mang lại giá trị khá cao, mặc dù diện tích trồng không đáng kể.
Xét về chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân trên khẩu, bình quân mỗi khẩu đạt 1520 m2 (3.04 sào). Về chỉ tiêu đất trồng lúa bình quân trên lao động, bình quân mỗi lao động đạt 2810 m2 ( 5.62 sào). Điều này giúp cho các hộ tạo ra tiềm năng phát huy lợi thế của mình và là tiền đề đểmở rộng diện tích canh tác.
Tóm lại phần lớn đất đai của hộ được sử dụng để trồng lúa, chỉ có một ít diện tích để trồng các loại cây khác. Yêu cầu đặt ra trong thời gian tới cần bố trí sử dụng đất đai hợp lý, lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Cần có định hướng phát triển
Đại học Kinh tế Huế
lâu dài, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để sự dụng đất đai một cách hiệu quả hơn nữa.
2.3.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra
Cùng với lao động và đất đai thì vốn đầu tư và trang bị tư liêu sản xuất là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố cần thiết để tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất, nó quyết định đến năng suất, quy mô và hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Nó thể hiện trìnhđộ của lao động sản xuất, khả năng đầu tư nhằm đáp ứng các giai đoạn của quá trình sản xuất
Nếu tư liệu sản suất được tổ chức một cách hợp lý thì sẽ giải phóng bớt sức lao động của con người góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Tuy nhiên trong điều kiện của nông hộ, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ vì vậy tư liệu sản xuất còn thô sơ và không đồng bộ giữa các hộ.
Qua quá trình điều tra cho thấy, các hộ gia đình trên địa bàn sử dụng chủ yếu các công cụ như: bình phun thuốc, cuốc, liềm, thúng...còn các tư liệu sản xuất khác như: máy cày, máy bơm nước, máy tuốt lúa, xe công nông hầu hết là thuê từ tư nhân và hợp tác xã. Để thấy rõđược tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra ta đisâu phân tích bảng9:
Bảng9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
Số lượng
Giá trị (1000đ)
Số lượng
Giá trị (1000đ)
Số lượng
Giá trị (1000đ)
Số lượng
Giá trị (1000đ)
1. Trâu bò cày kéo con 0,03 666,67 0 0 0 0 0,01 222,22
2. Máy tuốt Cái 0,07 1066,67 0,10 1966,67 0,03 666,67 0,07 1233,33
3. Máy xay xát Cái 0,03 1000 0,03 150 0 0 0,01 383,33
4. Bình phun thuốc Cái 0,73 81,67 0,60 68,33 0,77 85,00 0,70 78,33
5. Nông cụkhác Cái 1,50 150,33 1,27 129,33 1,13 128,67 1,3 136,11
6. Tổng giá trị 1000đ 2,23 2298,67 1,87 347,66 1,13 213,67 2 1447,77 (Nguồn: Số liệu điều tra năm2011)
Đại học Kinh tế Huế
Tổng giá trị sản xuất bình quân của mỗi hộ đạt được là 1447.77 nghìnđồng bao gồm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng như trâu, bò cày kéo, bình phun thuốc, liềm, cuốc...Trong đó nhóm hộ vùng ruộng Sét có tổng giá trị cao nhất 347.66 nghìnđồng gấp hơn 1.63 lần nhóm hộ vùng ruộng Cát, do vùng ruộng Cát thường bị khô hạn thường phải tưới tiêu, sâu bệnh ở vùng này cũng nhiều hơn các vùng còn lại.
Trong nông nghiệp sức kéo trâu bò có vai trò hết sức quan trọng, giúp giải phóng sức lao động của con người. Bình quân mỗi hộ có được 0.01 con trâu bò cày kéo. Sở dĩnông dân ít sử dụng trâu bò cày kéo là do các thiết bị hiện đại đang dần dần thay thế và hầu hết các nông hộ đều thuê ngoài các tư liệu sản xuất này trong khâu là đất như máy cày, máy đánh...
Hầu hết các nông hộ đều có bình phun thuốc, bình quân mỗi hộ có 0.70 cái.
Bình phun thuốc là công cụ cơ bản cần có để phục vụ cho sản xuất, mặt khác giá trị bằng tiền của nó cũng không cao nên hầu hết các hộ đều sắm được.
Tóm lại, trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ còn thấp, công cụ còn thô sơ, mức độ cơ giới hóa còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần tạo điều kiện cho bà con chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, một khi tư liệu sản xuất được trang bị hiện đại, tổ chức hợp lý sẽ góp phần giải phóng sức lao động, rút ngắn thời gian lao động, giảm tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất và sản lượng, tiết kiểm chi phí sản xuất.