Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa

Trên cơ sở phân tích có hệ thống thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã, đánh giá một cách chi tiết các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa chúng ta đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa.

3.2.1 Giải pháp về kỹ thuật

 Đối với giống lúa

Tục ngữ có câu " Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống", nhưng ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh thì " Giống" là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định đến số lượng và giá trị sản phẩm. Thực tế cho thấy tại xã Vinh Thái cho thấymột sốngười dân trong xã sản xuất lúa thường là giống để từ mùa vụ trước hoặc đổi giống với các nhà trong làng. Vì vậy năng suất lúa thấp, khả năng chống chịu với các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng lúa khi thu hoạch.

Do vậy trong thờigian tới HTX cần phải đưa các giống mới được kiểm tra về chất lượng và các tiêu chuẩn khác về địa phương và tuyên truyền cho người dân trong xã trồng các giống mới, phù hợp với địa phương và mang lại hiểu quả kinh tế cao, thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao khả năng sản xuất cho người dân địa phương để đạt hiểu quả kinh tế cao.

Đại học Kinh tế Huế

 Đối với phân bón

Phân bón cũng là một thành phần quan trọng của sản xuất lúa, nhìn chung thì các hộ gia đình trong xã đã bón phân hợp lý vào đúng các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Tuy nhiên do quá lạm dụng vào phân bón đặc biệt là phân hóa học nhiều hộ gia đìnhđã sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, gây ra hiện tưởng sâu bệnh phổ biến( thừa đạm..) ngoài ra nó còn gây ô nhiễm môi trường nước.

Phân bón hữu cơ là loại phân bón rất quan trọng và nó chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm, kali, NPK,... và các chất cần thiết khác. Nó tác dụng tăng chất mùn cho đất, cải tạo đất, tăng độ ẩm cho đất. Tuy nhiên, việc sử dụng phân Lân với liều lượng không hợp lý đã có tác dụng ngược lại. Do đó, trong thời gian tới HTX cần phải hướng dẫn bà con bón phân với liều lượng thích hợp, tránh hiện tượng phát sinh chi phí phân bón cao trong khi năng suất lại giảm xuống.

Do đất ruộng rất nhiều phèn nên làm giảm đi năng suấtvề nông sản. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp của cán bộ khuyến nông, thì các loại phân vô cơ đã được bón một cách hợp lý. Trong thời gian tới HTX khuyến khích người dân tận dụng phân bón hữu cơ và giảm đi phân hóa học, đảm bảo bón phân đúng thời kỳ và đầy dủ chất dinh dưỡng cho cây lúa.

 Đối với thuốc bảo vệ thực vật

Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Qua điều tra cho thấy người dân tại xãđã thực hiện tốt công tác phòng trừ cỏ dại ở đầu mùa vụ. Tuy nhiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa người dân trong xãđã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật như là một biện pháp chủ yếu để phòng trừ sâu bệnh.Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngây ra những nguy cơ tiềm ẩn không an toàn cho con người vàmôi trường. Việc sử dụng biển pháp hóa học quá nhiều mà quên đi các biện pháp sinh học, vừa phòng ngừa tốt sau bệnh mà không ngây nguy hại đến môi trường. Sử dụng các chế phẩm sinh học, sử dụng các loại thiên địch có lợi từ tự nhiên để phòng ngừa sâu bệnh. Vì Vậy trong thời gian tới HTX cần phải tăng cường khuyến khích người dân giảm bớt việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thay vào đó sử dụng biên pháp sinh học một cách hiểu quả.

Đại học Kinh tế Huế

 Bố trí mùa vụ

Thời vụ gieo trồng là rất quan trọng, tùy vào điều kiện thời tiết, khí hậu của môi trường và địa phương mà có lịch thời vụ thích hợp, gieo trồng đồng đều tránh được nhiều loại sâu bệnh, đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng và phát triển thuận lợi .

 Đối với chăm sóc

Thường xuyên thăm đồng, phát quang bụi rậm xungquanh bờ, kiểm tra và phát hiện dịch bệnh kịp thời để có biện pháp phòng trừ tốt nhất giảm được thiệt hại tối thiểu nhất.

 Đối với làm đất và thủy lợi

Đất và thủy lợi là hai yếu tố có quan trọng, là khâu ban đầu cho quá trình sản xuất lúa, nó ảnh hưởng đến chất lượng và khối lượng nông sản làm ra. Càng làm đất kỹ thì các tiêu diệt tốt các loại sinh vật hay các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất tồn đọng từ mùa vụ trước. Do vậy trong thời gian tới HTX cần phải khuyến khích các hộ nông dân trong xã nên chuẩn bị đất trước khi gieo trồng thật kỹ.

Ngoài ra thủy lợi là vấn đề cực kỳ quan trọng để có thể cung cấp đầy đủ nước cho cây lúa vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa thật tốt thì người dân trong xã thời gian tới cần phảichuẩn bị thủy lợi thật kỹ. Xây dựng hệ thống mương xây cố định và chủ động nước tưới cho cây lúa, ngoài ra HTX cần phải tổ chức các phát quang bụi rậm, nạo vétkênh mương phục vụ tốt cho sản xuất lúa.

3.2.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 3.2.2.1 Giải pháp về vốn

Vốn là yếu tố đầu tiên để có thể bắt đầu một hoạt động sản xuất, nhưng hiện nay nguồn vốn sản xuất của các nông hộ vẫn còn hạn chế, một phần do thu nhập từ lúa của nông hộ thấp, một phần hộ khó khăn trong công tác vay vốn như thủ tục rườm rà...Do đó giải pháp về tín dụng hiện nay là chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng trong vay vốn cho nông dân.

3.2.2.2 Giải pháp về đất đai

Đất đai là yếu tố quan trọng, không có đất thì không sinh vật nào có thể sinh sống nhưng nếu đất ô nhiễm thì con người cũng như sinh vật không thể tồn tại được.

Thực trạng tại đại bàn nghiên cứu, thì người dân sản xuất nông nghiệp manh múm và hình thức sản xuất còn thấp, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật làm giảm đi năng suất và chất lượng lúa sản xuất.

Đại học Kinh tế Huế

Ngoài ra hiện tưởng phân chia lại đất cho người dân vẫn chưa thực hiện, nhiều người dân phải sản xuất những mạnh ruộng nghèo bị suy thoát đất, địa hình khó khăn nên các hộ gia đìnhđó bị mất mùa và cuộc sống thiếu ổn định.

Trong thời gian tới thì HTX hãy khuyến khích người dân trong việc thay đổi phương thức canh tác, giảm việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây giảm số lượng và chất lượng nông sản, ô nhiễm môi trường đất, nước... Thực hiện phân chia lại đất đai để cho các hộ nông dân có điều kiện để cải thiện đời sống.

3.2.3 Giải pháp về công tác khuyến nông

Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta thì đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đã và đang diễn ra một cách liên tục không chỉ ở thành phố mà còn cả nông thôn. Quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn đang là vấn đề bức xúcdo đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, người dân nông thôn không có đất làm nông nghiệp vì vậy việc đảm bảo an toàn lương thực cho đất nước để ổn định phát triển ngày càng khó khăn. Chính vì vậy vai trò của việc tăng cường công tác khuyến nông ở nông thôn hiện nay ngày càng chiếm vị trí quan trọng, đó là việc đưa những tiến bộ về KH-KT về trồng trọt và chăn nuôi cho người dân nông thôn, thôn qua các buổi tập huấn và trình diễn các mô hình KH-KT đãđạt hiểu quả tốt ở một số địa phương khác, tuy nhiên nó phải phù hợp với điều kiện của địa phương nơi của người dân. Người nông dân hiện nay luôn có tinh thần học hỏi để làm giàu cho chính mình và quê hương, ngoài những kinh nghiệm được đúc rút trong cuộc sống. Vì vậytrong thờigian tới thì Chính quyền xã, đặc biệt là hộ nông dân và các khuyến nông viên, nên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, giới thiệu các quy trình kỹ thuật, các giống mới cho hiểu quả kinh tế cao và phù hợp với địa phương, nhằm nâng cao cuộc sống của người dân địa phương.

3.2.4 Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng ở khu vực chưa đảm bảo đặc biệt là công trình về thủy lợi, đường, vì vậy một số giải pháp về cơ sở hạ tầng:

 Tăng cường công tác thủy lợi, nạo vét kênh mương để đảm bảo nước tưới tiêu trong các vụ mùa đặc biệt tưới lúc hạn hán hoặc tiêu khi ngập úng để đảm bảo chất lượng cây trồng.

 Thu hút vốn đầu tư để xây dựng lại đường làng như đổ bê tông, thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển mùa màng sau khi thu hoạch,tiêu thụ sản phẩm.

Đại học Kinh tế Huế

3.2.5 Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Khâu tiêu thụ sản phẩm là vấn đề rất quan trọng, đặc biệt là người dân trong khu vực nông thôn. Trên thực tế thì có nhiều chính sách của chính quyền đãđưa nhiều loại cây trồng cho năng suất cao thậm chí rất cao nhưng khi thu hoạch thì người dân chỉ ngồi khóc mà kêu than, do đầu ra sản phẩm không có nơi tiêu thụ. Các thông tin về giá cả của các loại nông sản, giá vật tư,xu thế biến động thị trường gạo... người dân nông thôn thường thiếu thông tin do vậy hiện tưởng ép giá thường xuyên xảy ra.

Giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản giúp tạo động lực thúc đẩy các hộ nông dân đầu tư sản xuất. Tuy nhiên với sự biến động lớn về giá cả thị trường nông sản, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ hẹp, chủ yếu người nông dân chỉ bán cho những người thu mua nhỏ. Chưa có một công ty nào chính thức đứng ra thu mua nông sản cho nông dân. Do đó, tình trạng bị các lái buôn nhỏ ép giá vẫn diễn ra.

Do đó Chính quyền địa phương cần phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để tìm ra nhiều thị trường tiêu thụ ổn địnhkhông chỉ lúa gạo mà còn nhiều mặt hàng nông sản khác. Đặc biệt công tác khuyến nông trong việc tìm hiểu để mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định cho và các thông tin liên quan đến các loại nông sản giúp người dân giảm được chi phívận chuyển và bán được giá nông sản. Có như vậy mới giúp người nông dân giải quyết được bài toán “ được mùa mất giá”.

3.2.6 Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch

Sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ mà nhu cầu của người dân lại mang tính liên tục. Do đó tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch là rất quan trọng trong việc bảo quản và cung cấp nông sản một cách thường xuyên cho người dân. Công nghệ sau thu hoạch đảm bảo cho nông sản được bảo quản trong thời gian lâu hơn với nhiều loại hình nông sản phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên tỷ lệ hao hụt nông sản trong quá trình thu hoạch là rất cao. Vì vậy chính quyền địa phương cần chú trọng đến công tác về công nghệ sau thu hoạch như thu hút vốn để mua các loại máy có thể gặt và tuốt tại ruộng để giảm tình trạng hao hụt nông sản.xây dựng các sân phơi cũng như kho đựng nông sản đảm bảo kỹ thuật, tránh hiện tưởng bốc hơi, nảy mầm và mối mọt nông sản.

Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa tại xã vinh thái, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)