CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VINH THÁI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.7 Tình hình tiêu thụ của các hộ sản xuất
Trong sản xuất hàng hóa, thị trường tiêu thụ là cầu nối giữa người bán và người mua, là nơi thực hiện giá trị hàng hóa, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra một cách liên tục. Do sự yếu kém trong thị trường hàng hóa nói chung và trong thị trường nông sản nói riêng làm cho giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra biến động mạnh ảnh hưởng đến chi phí và kết quả sản xuất của nông hộ. Vì vậy, việc nắm bắt thông tin giá cả trên thị trường, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ là rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các nông hộ sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình, chỉ có một phần dư thừa mới đem bán cho các tư nhân. Qua quá trình điều tra ta thấy, việc thực hiện tiêu thụ lúa trên địa bàn xãđược thực hiện chủ yếu bởi các tư thương trong
Đại học Kinh tế Huế
địa phương. Các tư thương, người bán buôn thường mua lúa tại địa phương rồi phân phối đến các chợ, các đại lý, các vùng lân cận...
Quá trình phân phối các sản phẩm lúa được thực hiện qua các kênh sau:
Kênh 1: Người sản xuấtBán buôn địa phươngChợNgười tiêu dùng Kênh 2: Người sản xuấtBán buôn địa phươngKho Đại lý Xuất khẩu Kênh 2: Người sản xuấtBán buôn địa phươngNgười tiêu dùng
Kênh 4: Người sản xuấtNgười tiêu dùng
Trong các kênh tiêu thụ trên thì kênh 1, 3 và kênh 4 được thực hiện thường xuyên. Còn kênh 2 chủ yếu được thực hiện vào thời điểm sau thu hoạch mùa vụ, lúc lượng lúa thu hoạch nhiều. Các trung gian thỏa thuận nhau theo tính chất “thuận mua vừa bán”. Tuy nhiên quá trình điều tra cho thấy các nông hộ thường thiếu thông tin thị trường, do vậy người nông dân thường bị ép giá làm giảm một phần thu nhập đáng kể.
Cũng nằm trong tình trạng đó thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông dân rất bấp bênh. Giá bán lúa thường giao động rất lớn, hầu hết các nông hộ thường bán lúa vào thời điểm sau khi thu hoạch mùa vụ để trang trải các khoảng chi phí thu hoạch và dầu tư phân bón nên giá thường thấp bình quân là 4300 - 4600 đồng/kg. Nếu hộ nào cất giữ lại về sau thì giá có thể lên đến 5000- 5500 đồng/kg, tuy nhiên con số này rất ít.
Ngoài ra giá lúa còn tùy thuộc vào từng giống lúa, kích thước, màu sắc hạt lúa...
Sơ đồ chuỗicung
(4)
(3)
(1)
(2) Người sản xuất Người bán buôn
địa phương
Chợ
Kho, Đại lý Xuất khẩu Người tiêu dùng
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 23: Bảng tình hình tiêu thụ lúa của các hộ điều tra năm 2011
ĐVT:%
Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát
Tiêu dùng 48.17 50.17 55
Tiêu thụ 51.83 49.83 45
Thu gom nhỏ 100 100 100
(Nguồn số liệu điều tra năm 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, 100% sản phẩm làm ra đều do thu gom nhỏ địa phương thu mua, sở dĩ như vậy là do ruộng đất manh mún và hầu hết mỗi hộ làm với quy mô không lớn nên chưa liên kết được với các đối tượng thu mua lớn hơn, do đó mà nông hộ thường bị ép giá khi bán sản phẩm.
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy nhóm hộ vùng ruộng Cát sản xuất chủ yếu để tiêu dùng cho hộ gia đình đạt 55% trong tổng cơ cấutiêu dùng- bán buôn , tiếp đến là nhóm hộ vùng ruộng Sét và sau cùng là các nhóm hộ vùng ruộng Bàu. Sở dĩ có sự khác nhau trong cơ cấu tiêu dùng là do vùng ruộng Cát thường khó khăn trong việc tưới tiêu, sâu bệnh thường nhiều và diện tích gieo trồng cũng ít hơn hai vùng còn lại nên hầu hết sản phẩm làm ra không được nhiều. Chính vì lý do đó mà các nông hộ ít bán lúa hơn các vùng khác mà chủ yếu để tiêu dùng cho hộ gia đình.
Nhìn chung trong ba vùng thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu là tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất đạt 51.83% trong tổng cơ cấu tiêu dùng- bán buôn, tiếp đền là các nhóm hộ vùng ruồng Sét và sau cùng là nhóm hộ vùng ruộng Cát. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện địa hình,địa mạo vùng ruộng Bàu rất thuận lợi cho việc trồng lúa, diện tích gieo trồng lại rộng lớn, năng suất tương đối cao nên sản lượng lúa làm ra nhiều, bên cạnh đó số khẩu hiện sống trong gia đình ít nên lượng lúa làm ra thường được bán đi chỉ để lại một phần cho tiêu dùng gia đình.
Tóm lại, qua quá trình phân tích trên cho thấy, ngoài việc mạnh dạn đầu tư các yếu tố đầu vào, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất thì việc nắm bắt thông tin thị trường, quy luật biến động của thị trường là việc rất cần thiết. Để làm được điều này cần có sự góp sức của các cấp lãnh đạo, các chuyên gia phân tích dự báo thị trường một cách chính xác giúp người nông dân định hướng phát triển trong tương lai.
Đại học Kinh tế Huế
CHƯƠNG III