CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VINH THÁI HUYỆN PHÚ VANG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các hộ điều tra
2.5.2 Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất
Trong quá trình sản xuất kinhdoanh muốn tạo ra kết quả mong muốn trước tiên các nhà sản xuất phải bỏ ra một khoảng thời gian đầu tư nhất định vào sản xuất. Các khoản đầu tư này có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thu được trong sản xuất. Mỗi người có cách quyết định khác nhau trong việc đầu tư các yếu tố đầu vào tùy theo điều kiện nguồn lực và khả năng của họ mà mục tiêu là lợi nhuận cuối cùng đạt đươc. Để nâng cao kết quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải tối đa hóa đầu thu và tối thiểu hóa chi phí. Việc đầu tư các khoản chi phí phải được tính toán hợp lý nhằm đưa lại kết quả tốt nhất. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng, các nông hộ đầu tư rất nhiều loại chi phí, bên cạnh những khoản mục người dân phải thuê hay mua ngoài thì cũng có những khoản mục người dân tự bỏ ra hoặc tự làm. Vì vậy việc giảm bớt nhiều khoản chi phí không hợp lý là cần thiết.
Trước hết ta phải phân tích chi phí đầu tưvà kết cấu chi phí dâu tư cho sản xuất lúa vụ Đông Xuânqua bảng16 và bảng 17:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16:Chi phí trung gian bình quân trên sào trên vụ Đông Xuân
ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
1. Giống 62,51 59,48 58,20 60,06
2. Phân bón 238,38 265,51 274,17 259,35
-Đạm 136,38 139,78 166,00 147,39
- Lân 41,00 42,31 39,56 40,96
- Kali 61,00 83,42 68,61 71,01
- NPK 19,25 19,20 9,95 16,13
3.Thuốc trừ sâu 13,35 14,29 15,04 14,23
4. Thuốc trừ cỏ 7,81 8,84 9,06 8,57
5. Làm đất 98,57 82,79 80,90 87,42
6. Thủy lợi 50,00 50,85 50,00 50,28
7. Tuôt lúa 157,12 155,53 152,44 155,03
8. LĐ thuê ngoài 303,01 286,15 320,64 303,27
9. Chi phí khác 72,67 75,60 38,82 62,36
Tổng chi phí trung gian 1003,42 999,04 999,27 1000,58
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011)
Như đã trình bày ở phần trước đất trồng lúa trên địa bàn xãđược chia theo các vùng ruộng khác nhau, có độ màu mỡ khác nhau nên sự đầu tư chi phí của các nông hộ trên các vùng ruộng cũng khác nhau, cao nhất là vùng ruộng Bàu với tổng chi phí là 1003.42 nghìn đồng/sào, tiếp đến là vùng ruộng Cát với tổng chi phí là 999.27 nghìn đồng/sào,và vùng có tổng chi phí thấp nhất là vùng ruộng Sét với tổng chi phí là 999.04 nghìnđồng/sào. Nguyên nhân là do ruộng Bàu là vùng ruộng trũng nên chi phí về giống, công làm đất thường cao hơn các vùng còn lại. Còn vùng ruộng sét là vùng thuận lợi trong vấn đề canh tác và thu hoạch nên có mức chi phí thấp hơn. Đó chính là lý do dẫn đến sự đầu tư khác nhau.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 17: Cơ cấu chi phí trung gian bình quân trên sào trên vụ Đông Xuân ĐVT:%
Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
1. Giống 6,23 5,95 5,82 6,00
2. Phân bón 23,76 26,58 27,44 25,92
-Đạm 13,59 14,00 16,61 14,73
- Lân 4,09 4,24 3,96 4,09
- Kali 6,08 8,35 6,87 7,10
- NPK 1,92 1,92 1,00 1,61
3.Thuốc trừ sâu 1,33 1,43 1,51 1,42
4. Thuốc trừ cỏ 0,78 0,88 0,91 0,86
5. Làm đất 9,82 8,29 8,10 8,74
6. Thủy lợi 4,98 5,09 5,00 5,03
7. Tuôt lúa 15,66 15,57 15,26 15,49
8. LĐ thuê ngoài 30,20 28,64 32,09 30,31
9. Chi phí khác 7,24 7,57 3,88 6,23
Tổng chi phí trung gian 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Đối với chi phí cho giống thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (6.23%), đứng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét(5.95%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát (5.82%). Qua đó cho ta thấy mỗi loại đất khác nhau thì đòi hỏi một lượng giống khác nhau.
Chi phí cho phân bón thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (27.44%), chiếm tỉ trọng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (26.58%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (23.76%). Nguyên nhân có sự khác nhau này là do vùng ruộng Cát đất cằn cỗi cần phải bón nhiều phân hơn để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất.
Trong chi phí cho thuốc trừ sâu thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (1.51%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng thứ hai (1.43%) và chiếm tỉ
Đại học Kinh tế Huế
trọng thấpnhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (1.33%). Có sựkhác nhau này là do vùng ruộng Cát thường có nhiều sâu bệnh và là vùng cao, khô nên có nhiều chuột phá hoại.
Trong chi phí cho thuốc trừ cỏ thì chiếm tỉ trọng cao nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát (0.91%), chiếm tỉ trọng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét (0.88%) và nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng thấp nhất(0.78%).
Chi phí làm đất cho nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (9.82%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao thứ hai(8.29%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất(8.10%). Có sự khác nhau này là do vùng ruộng Bàu trùng và nhiều bùn gây khó khăn trong khâu làm đất, do đó mà hiệu suất công lao động trên sào thường thấp hơn các vùng còn lại.
Chi phí cho việc làm thủy lợi cho nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (5.09%), nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao thứ hai (5.00%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (4.98%).
Trong chi phí cho việc tuốt lúa thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (15.66%), nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao thứ hai (15.57%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất (15.26%). Do diện tích gieo trồng vùng ruộng Bàu là lớn nhất.
Chi phí cho lao động thuê ngoài dành cho nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất(32.09%), nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai(30.20%) và nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng thấp nhất(28.64%).
Các chi phí phát sinh khác thì nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (7.57%), nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai (7.24%)và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất(3.88%).
Vì vậy chi phí bình quân/sào giữa các nông hộ là khác nhau. Trong thời gian tới cần giảm bớt các khoản chi phí này bằng cách trang bị đầy đủ tư liệu sản xuất. Các khoản chi phí khác như chi phí vận chuyển cũng được các nông hộ đầu tư và giữa các vùng cũng không có sự chênh lệch nhiều.
Chi phí và cơ cấu chi phí đầu tư cho sản xuất lúa vụ Hè Thu qua bảng 18 và bảng 19:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 18:Chi phí trung gian bình quân trên sào vụHè Thu
ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
1. Giống 61,57 60,11 58,09 59,92
2. Phân bón 259,86 179,27 289,24 242,79
-Đạm 125,74 62,34 172,27 120,12
- Lân 39,65 41,93 40,55 40,71
- Kali 55,00 62,34 65,76 61,03
- NPK 39,47 12,66 10,66 20,93
3.Thuốc trừ sâu 14,15 13,96 15,63 14,58
4. Thuốc trừ cỏ 7,54 8,41 9,24 8,40
5. Làm đất 85,40 84,90 80,75 83,68
6. Thủy lợi 49,95 50,00 50,47 50,14
7. Tuôt lúa 160,11 163,45 164,56 162,71
8. LĐ thuê ngoài 295,21 283,71 295,57 291,50
9. Chi phí khác 72,28 66,46 38,46 872,78
Tổng chi phí trung gian 1006,07 910,27 1002,01 872,78
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Cũng giống như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu có chi phí cho các nhóm hộ ở các vùng ruộng khác nhau cũng khác nhau.
Tổng chi phí trung gian của nhóm hộ vùng ruộng Bàu lớn nhất với tổng chi phí là 1006.07 nghìn đồng/sào, chi phí cao thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Cát với tổng chi phí là 1002.01 nghìnđồng/sào và cuối cùng là nhóm hộ vùng ruộng Sét có tổng chi phí trung gian thấp nhất với 910.27 nghìn đồng/sào. Nguyên nhân là do ruộng Bàu là vùng ruộng trũng nên chi phí thuê lao động cho thu hoạch thường cao hơn các vùng còn lại.Còn vùng ruộng sét là vùng thuận lợi trong vấn đề canh tác và thu hoạch. Đó chính là lý do dẫn đến sự đầu tư khác nhau.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 19: Cơ cấu chi phí trung gian bình quân trên sào vụHè Thu
ĐVT:%
Chỉ tiêu Ruộng Bàu Ruộng Sét Ruộng Cát BQC
1. Giống 6,12 6,06 5,80 6,87
2. Phân bón 25,83 19,69 28.87 27,82
-Đạm 12,50 16,85 17,19 13,77
- Lân 3,94 4,61 4,05 4,66
- Kali 5,07 6,85 6,56 7,00
- NPK 3,92 1,39 1,06 2,40
3.Thuốc trừ sâu 1,41 1,53 1,56 1,67
4. Thuốc trừ cỏ 0,75 0,92 0,92 0,96
5. Làm đất 8,49 9,33 8,06 9,59
6. Thủy lợi 4,96 5,49 5,04 5,74
7. Tuôt lúa 15,91 17,96 16,42 18,64
8. LĐ thuê ngoài 26,34 31,17 29,50 33,40
9. Chi phí khác 7,18 7,30 3,84 6,77
Tổng chi phí trung gian 100 100 100 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011) Đối với chi phí cho giống thì nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao nhất (6.12%), đứng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Sét(6.06%), chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Cát(5.80%).
Chi phí cho phân bón thì nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao nhất (28.87%), chiếm tỉ trọng thứ hai là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (25.83%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Sét (19.69%). Nguyên nhân có sự khác nhau này là do vùng ruộng Cát đất cằn cỗi cần phải bón nhiều phân hơn để cải tạo đất, tăng độ phì cho đất.
Trong chi phí cho thuốc trừ sâu thì nhóm hộ vùng ruộng Cát (1.56%) chiếm tỉ trọng cao nhất, nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng thứ hai (1.53%)và chiếm tỉ trọng thấpnhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (1.41%).
Đại học Kinh tế Huế
Trong chi phí cho thuốc trừ cỏthi nhóm hộ vùng ruộng Sét và ruộng Cát có tỉ trọng bằng nhau (0.92%), còn nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọngthấp nhất(0.75%).
Chi phí làm đất cho nhóm hộ vùng ruộng Sét (9.33%) chiếm tỉ trọng cao nhất, nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai(8.49%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất (8.06%).
Chi phí cho việc làm thủy lợi cho nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (5.49%), nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao thứ hai(5.04%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là nhóm hộ vùng ruộng Bàu (4.96%).
Trong chi phí cho việc tuốt lúa thì nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (17.96%), nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng cao thứ hai(16.42%) và nhóm hộ vùng ruộngBàu chiếm tỉ trọng thấp nhất (15.91%).
Chi phí cho lao động thuê ngoài dành cho nhóm hộ vùng ruộng Sét (31.17%) chiếm tỉ trọng cao nhất, nhóm hộ vùng ruộngCát, chiếm tỉ trọng cao thứ hai (29.50%) và nhóm hộ vùng ruộngBàu chiếm tỉ trọng thấpnhất(26.34%).
Các chi phí phát sinh khác thì nhóm hộ vùng ruộng Sét chiếm tỉ trọng cao nhất (7.30%) nhóm hộ vùng ruộng Bàu chiếm tỉ trọng cao thứ hai (7.18%) và nhóm hộ vùng ruộng Cát chiếm tỉ trọng thấp nhất(3.84%).
Vì vậy chi phí bình quân/sào giữa cácnông hộ là khác nhau. Trong thời gian tới cần giảm bớt các khoản chi phí này bằng cách trang bị đầy đủ tư liệu sản xuất. Các khoản chi phí khác như chi phí vận chuyển cũng được các nông hộ đầu tư và giữa các vùng cũng không có sự chênh lệch nhiều.