CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ HƯNG ĐÔNG
2.2 Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông
2.2.2 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra
Năng lực sản xuất của hộ là tất cả các nguồn lực vốn có mà hộ có thể đầu tư trong quá trình sản xuất. Năng lực sản xuất được biểu hiện từ các nguồn lực sau: đât đai, lao động, tiền vốn và TLSX. Đây là 4 yếu tố cơ bản quyết định đến quá trình tổ chức sản xuất được hoạt động đến mức độ nào. Việc đánh giá năng lực sản xuất của các hộ điều tra sẽ nhìn nhận được những khó khăn, thuận lợi mà các nông hộ đang gặp phải trong quá trình sản xuất đó có những biện pháp thực thi giúp đỡ người nông dân.
Hiện nay trên địa bàn xã Hưng Đông chủ yếu trồng các loại rau ăn lá. Để đáp ứng mục đích đề ra của đề tài tôi đã tiến hành khảo sát điều tra tại 2 địa phương của xã là xóm Đông Vinh và xóm Trung Thuận. Qua đó điều tra trực tiếp trên 45 hộ dân với 3 loại rau ăn látrồng theo hướng RAT là: rau cải, rau xà lách và rau mùi (ngò).
Tiêu chí để chọn số hộ điều tra là dựa vào số hộ sản xuất RAT của các xóm và diện tích trồng các loại rau của hộ.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.1Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra
Bảng2.4 Tình hình nhân khẩu- laođộngcủacác hộ điềutra (Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT BQC
Tỷ trọng ( % )
1. Số nhân khẩu khẩu/hộ 5,60 100
- Nam khẩu/hộ 2,70 48
- Nữ khẩu/hộ 2,90 52
2. Số LĐ LĐ/hộ 3,18 57
-LĐ NN LĐ/hộ 1,85 33
-LĐ phi NN LĐ/hộ 1,33 24
3.Tuổi của chủ hộ tuổi 46,63 -
4. Số năm kinh nghiệm năm 14,92 -
(Nguồn: số liệu điều tra năm 2010)
Số nhân khẩu BQ/hộ ở địa phương là 5,6 khẩu. Trong đó tỷlệ nam và nữ khá cân bằngnhau. Trong hộ, sốlao độngBQ chiếm57% tổng sốkhẩu của hộ, tương ứng với 3,18 laođộng. Trong sốnày thì lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 1,85 chiếm58,18% sốlaođộng; còn số lao động hoạt động trong các ngành nghề khác là 1,33 chiếm 41,82%. Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp không chênh lệch bao nhiêu so với các ngành nghề khác phản ánh xu thế phát triển lâu nay của xã. Việc khu công nghiệp Bắc Vinh ngày càng mở rộng kéo theo đó là sự thu hut một lượng lớn lao động chuyển sang.
Số năm kinh nghiệm trong trồng rau là khá dài, BQ là 14,92 năm. Đây là một lợithếcủa địaphương khi muốnmở rộngquy mô sảnxuấtrau cũng nhưnâng cao hiệu quảsảnxuấtrau.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.2Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra Bảng2.5 Tình hìnhđất đai của các hộ
(Tính BQ/hộ)
Chỉ tiêu Diện tích(sào) Cơ cấu(%)
Tổng diện tích 1. Đất nhàở 2. Đất canh tác -Đất trồng rau -Đất trồng lúa -Đất trồng hoa
8,70 0,43 8,27 4,85 2,64 0,78
100,00 4,94 95,06 55,75 30,34 8,97
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Hoạt động của các hộ sản xuất nông nghiệp ở đây bao gồm trồng rau, hoa và trồng lúa.Ở các hộ điều tra, diện tích trung bình của mỗi hộ là 8,70 sào, trong đó đất dành cho canh tác là 8,27 sào, chiếm 95,06% tổng diện tích. Trong phần diện tích đất canh tác thì đất dành cho trồng rau là 4,85 sào, chiếm 55,75% diện tích đất canh tác.
Đất trồng rau của gia đình bao gồm đất vườn và đất do HTX phân. Diện tích đất trồng lúa trung bình là 2,64 sào, chiếm 30,34% diện tích đất canh tác, đây là đất do HTX phân cho các gia đình. Mặc dùở xóm Trung Thuận, tỷ lệ trồng lúa của các hộ cao hơn canh tác rau, nhưng ở xóm Đông Vinh, tỷ lệ trồng lúa của các hộ dân ít hơn rất nhiều so với canh tác rau. Phần đất dành cho trồng hoa là 0,78 sào, chiếm 8,97% diện tích đấtcanh tác. Hoạt động trồng hoa là hoạt động còn mới mẻ đối vớicác hộ giađình ở đây. Diệntích các hộ dành cho trồng hoa ít vì các hộ được điều tra không phải là các hộ chuyên về trồng hoa. Đối với các hộ gia đình này thì hoạt động trồng rau là hoạt động chính, cây rau là cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình, vì chi phí đầu tư các yếu tố đầuvào thấp, chỉ cần tốn công sức mà mang lạihiệu quảkinh tế cao. Cây lúa tuy chiếm diện tích tương đối nhưng chi phí cao nên nguồn thu thấp, hiệu quả kinh tế mang lại không cao bằng cây rau.
Đại học Kinh tế Huế
2.2.2.3 Tình hình trang bị TLSX của các hộ điều tra
Bảng2.6 Tình hình trang bịTLSX củacác hộ (BQ/hộ)
Loại TLSX ĐVT BQC Giá trị mua
(1000đ)
1.Trâu bò cày kéo Con/hộ 0,45 1.390,00
2.Xe rùa Chiếc/hộ 1,03 180,94
3.Máy bơm nước (moto điện) Cái/hộ 1,60 1.120,00
4.Bình xịtthuốcsâu Cái/hộ 1,00 135,87
5.Bình tưới nước Cái/hộ 1,60 157,55
6.Ống dẫn nước m 146,44 565,89
7.Lưới che phủ rau màu m2 423,57 789,67
8.Công cụkhác - - 245,65
Tổnggiá trịTLSX - - 4.585,57
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua thực tế điều tra về tình hình trang thiết bị kỹ thuật, TLSX phục vụ chosản xuất rau của các hộ ở đây cho thấy sự đầu tư của các hộ còn khá thấp, công cụ sản xuất đơn giản và thô sơ, giá trị nhỏ. Vì cây rau cần vốn đầu tư ít nên hầu hết các hộ được điều tra đều sử dụng vốn tự có của gia đình phục vụ cho việc trồng rau, không có gia đình nào vay vốn để đầu tư thêm.
Hầu hết mỗi gia đìnhđều có từ 1-2 môtơ điện để bơm nước, giá trị từ 400 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng tuỳ từng loại. Đối với những nhà có quy mô sản xuất lớn thì họ thường chịu bỏ tiền để mua máy mới, giá tiền mua cao hơn nhưng dùng lâu hư hơn. Còn những gia đình có quy mô nhỏ hoặc ít vốn hơn thì đều mua máy cũ, hoặc máy rẻ tiền. Khi hư hỏng thì họ đem sửa lại. Ngoài ra, các gia đình đều trang bị cho mình 1 bình phun thuốc, 1 đến 2 bình tưới nước, 1-2 xe rùa để chở, vận chuyển rau.
Những gia đìnhở xa nguồn nước thường có hệ thống ống dẫn nước đặt ngầm dưới đất và hệ thống ống tưới riêng. Đối với ống đặt ngầm dưới đất thì giá tiền từ 540 ngàn
Đại học Kinh tế Huế
đồng đến 1triệu đồng/100m tuỳ từng loại ống, còn ống tưới thì có giá tiền là khoảng 400ngàn đồng/80m. Tại xóm Đông Vinh, qua điều tra được biết những năm trước hầu hết nhà nào cũng có hệ thống lưới che để phục vụ sản xuất rau, nhưng cuối năm 2010 doảnh hưởng của cơn bão số 3 quá lớn nên hệ thống lưới che của các hộ gia đình đều bị tổn hại rất nghiêm trọng. Chỉ có một số nhà chịu đầu tư lại cho hệ thống lưới che, giá tiền là 1triệu/500 m2. Ngoài ra, các gia đình đều có các dụng cụ khác phục vụ cho sản xuất rau như: rổ, rá, cuốc, xẻng, thúng, đòn gánh…Giá trị của những vật dụng này không lớn.
Tóm lại, việc trang bị TLSX của các nhóm hộ cũng khá đầy đủ, tuy nhiên các hộ đầu tư chủ yếu là các công cụ thô sơ, đơn giản, dựa vào sức lao động của con người là chính. Điều này cũng phù hợp với quy mô sản xuất hiện tại của các gia đình bởi diện tích sản xuất còn quá nhỏ lẻ, manh mún chưa thể cơ giới hóa được. Muốn phát triển một vùng chuyên canh RAT của thành phố thì việc sản xuất trong điều kiện công cụ lao động và quy mô sản xuất như vậy thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Sản xuất RAT cần đầu tư vốn lớn hơn sản xuất rau thường. Tuy nhiên do lượng vốn trồng rau dàn trải trong cả năm, hơn nữa các hộ đều chưa mạnh dạn vay vốn để sản xuất, nên lượng vốn đàu tư của đa số các hộ đều là vồn tự có của gia đình. Đây cũng là tâm lý chung của người nông dân, họ chỉ sản xuất theo kiểu lấy công làm lãi.
Khuyến khích người nông dân vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đang là vấn đề cần có sự tác động từ các cấp ngành có liên quan.