Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã hưng đông thành phố vinh nghệ an (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ HƯNG ĐÔNG

2.2 Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông

2.2.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra

2.2.4.1Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại RAT của các hộ điều tra Bảng2.13 DT, NS, SL một số loại RAT của các hộ điều tra

Loại rau DT (sào) NS (kg/sào) SL (tạ)

Rau cải 28,50 1200 342,00

Bắp cải 26,50 1100 291,50

Hành hoa 16,20 1350 218,70

Mùi 15,10 400 60,40

Xút 16,50 800 132,00

Xà lách 18,60 1275 237,15

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy diện tích các loại rau cải chiếm tỷ trọng khá lớn, còn diện tích sản xuất rau mùi còn khiêm tốn, tuy cây rau mùi có hiệu quả kinh tế cao nhưng năng suất thấp hơn các loại rau khác, và nhu cầu thị trường còn hạn chế. Hầu hết các loại rau trên đây đều được sản xuất chính vào vụ Đông xuân. Mặc dù diện tích sản xuất RAT còn nhỏ, nhưng với đặc điểm của rau là loại cây ngắn ngày, trong một vụ có thể trồng nhiều lứa, gối vụ, luân canh nên hầu như đất trồng rau không bao giờ bỏ trống. do đó, diện tích trồng RAT trong năm là rất lớn.

Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung, năng suất đạt được khá cao, cao nhất vẫn là rau cải. Tuy nhiên, theo các hộ cho biết khi áp dụng biện pháp sản xuất sạch thì các loại rau ăn lá trên hầu hết hình thức không đẹp như rau thường, do lá hơi vàng và bị sâu, vì trong sản xuất RAT sử dụng phân đạm hạn chế, mặt khác người nông dân chưa có đủ công lao động để bắt, diệt tận gốc các loại sâu, bệnh hại ngay khi chúng mới xuất hiện.

2.2.4.2Tình hìnhđầu tư chi phí sản xuất RAT

Bảng 2.14 Chi phí sản xuất các loại rau của các hộ điều tra (Tính bình quân 1 sào/vụ)

ĐVT: 1000đ Loại rau

Chỉ tiêu

Rau cải Xà lách Rau mùi BQC

TT % TT % TT % TT %

Tổng chi phí 3.538 100,00 3.116,80 100,00 3.569,5 100,00 3.408,10 100,00 I.Chi phí trung gian 1.388 39,23 1.106,80 35,51 1.519,5 42,57 1.338,10 39,26

1.Giống 150 4,24 120 3,85 220,00 6,16 163,33 4,79

2.Phân bón -Phân chuồng -Phân vi sinh

793 450 20

12,71 0,57

636,80 340,00 11,00

10,90 0,35

854,50 410,00 34,00

11,48 0,95

761,43 400,00 21,67

11,74 0,64 -Phân vô cơ

+ Đạm + NPK + Kali

323 120 140 63

3,39 3,96 1,78

285,80 123,00 102,30 60,50

3,95 3,28 1,94

410,50 148,50 124,00 138,00

4,16 3,47 3,87

339,77 130,50 122,10 87,17

3,83 3,59 2,56

3.Thuốc BVTV 190 5,37 125,00 4,01 130,00 3,64 148,33 4,35

4.Chế phẩm EM 60 1,70 50 1,60 70,00 1,96 60,00 1,76

5.Công thuê 130 3,67 120 3,85 160,00 4,48 136,67 4,01

6.Chi phí khác 65 1,83 55 1,76 85,00 2,39 68,33 2,01

II.Chi phílao động 2.150 60,77 2.010 64,49 2.050,00 57,43 2070,00 60,74,00 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010) Tổng mức đầu tư chi phí bình quân cho 1 sào RAT của các nhóm hộ là 3.408,1 nghìn đồng/sào. Mức đầu tư chi phí cao nhât vẫn là nhóm hộ rau mùi với 3.569,5

Đại học Kinh tế Huế

nghìnđồng/sào, chi cho lao động là 2.050 nghìnđồng/sào. Tiếp đến, rau xà lách là cây trồng có mức chi phí thấp nhất với tổng chi phí 3.116,8 nghìn đồng/sào, trong đó chi phí trung gian là 1.106,8 nghìnđồng/sào, chi lao động là 2.010 nghìnđồng/sào.

- Đối với chi phí về giống: chi phí về giống của 3 loại rau không lớn lắm, cao nhất là nhóm rau mùi với 6,16%. Giống ở đây chủ yếu được HTX thu mua sau đó về phân phối lại cho các hộ. Giống của rau mùi có tỷ lệ lớn nhất là bởi quy trình mật độ trồng dày hơn so với cải và xà lách.

- Chi phí về phân bón: qua 3 nhóm ta thấy chi phí về phân chuồng chiếm tỷ lệ cao nhất. phân chuồng được sử dụng chủ yếu là phân chuồng đã ủ hoai mục và đã được xử lý trước khi đưa vào bón cho cây. Qua bảng ta thấy chi phí phân chuồng bình quân của các nhóm hộ chiếm 11,74% chi phí về phân bón. Có một số hộ sử dụng phân vi sinh nhưng số lượng không đáng kể. Ngoài ra, 3 nhóm hộ đều sử dụng thêm phân vô cơ để bón cho rau, cao nhất là nhóm trồng mùi với 410,5 nghìn đồng/sào và thấp nhấtlà rau xà lách chỉ với 285,8 nghìn đồng/sào.

- Chi phí thuốc BVTV: Do tính chất của sản xuất RAT là không sử dụng thuốc BTV có độc tố cao , chỉ sư dụng một sô loại thuốc mau phân giải và tăng cường sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Nhưng hiện nay các loại thuốc này trên thị trường ko đa dạng nên giá bán đắt hơn hẳn thuốc thông thường. Vì thế mà chi phi các hộ phải bỏ ra khi trồng RAT trở nên cao hơn. Cao nhất là nhóm hộ trồng rau cải với 5,37% tổng chi phí, thấp nhất với rau mùi chiếm 3,645 tổng chi phí. Một thực tế đáng lo ngại là việc sử dụng thuốc BVTV theo chủng loại và liều lượng chủ yếu do ý thức của từng hộ gia đình là chinh, chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền.

Chế phẩm EM: EM là thuốc dung để phun cho các loại rau, cách 10 ngày phun 1 lần làm tăng khả năng chống chịu va năng suất của cây trồng. Liều lượng được quy định là 0,5 lít/sào. Qua điều tra cho thấy hàu hết các hộ đều tuân thủ các quy định khi sử dụng chế phẩm này.

- Chi phí công lao động : Qua bảng ta thấy chi phí về công lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí. Các hộ trồng rau ở đây đều đã sử dụng lao động gia đình từ khâu chăm sóc cho đến thu hoạch, họ chủ yếu lấy công làm lãi vì quy mô sản

Đại học Kinh tế Huế

xuất còn nhỏ. Tuy nhiên có một số gia đình thiếu lao động thì trong thời vụ căng thẳng nhất vẫn phải thuê thêm lao động từ 1- 2 công/sào. Chi phí cho công lao động trong sản xuất RAT là rất lớn bởi sản xuất RAT cần nhiều công chăm sóc, ngay trong khâu thu hoạch cũng cần nhiều lao động để đảm bảo sạch sẽvà phẩm cấp của rau.

Qua điều tra thì nhóm rau gia vị có chi phí công lao động cao nhất với 58 công/sào. Thấp nhất là nhóm hộ trồng xà lách với công lao động bỏ ra là 43,5 công/sào nhưng lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí với 64,49%.

Đối với chi phí khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối, chi phí này chủ yếu là tưới tiêu, vôi xử lý đất cho cây rau. Khoản chi phí này cũng chiếm bình quân là 2,01% tổng chi phí.

2.2.4.3Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ

Phân tích bảng cho thấy, bình quân 3 loại rau trên 1 sào đạt 6.186,67 nghìn đồng. Rau gia vị mùi chiếm ưu thế tuyệt đối so với 2 loại rau ăn lá còn lại: GO rau mùi đạt 8.920 nghìn đồng/sào, tiếp đến là rau cải đạt GO 5.050 nghìn đồng/ sào và thấp nhất là rau bắp cải với 4.590 nghìn đồng/sào. Giá trị sản xuất được cấu thành từ giá bán và năng suất sản phẩm vì vậy rau gia vị tuy cho năng suất thấp nhưng do giá bán cao nên đã cho giá trị sản xuất cao nhất trong khi cây rau cải mặc dù cho năng suất cao nhất nhưng giá bán lại không cao nên giá trị sản xuấtkhông cao bằng rau gia vị.

Xem xét về giá trị gia tăng (VA): bình quân chung mỗi sào thu được 4.715,23 nghìn đồng. Trong đó cao nhất là nhóm rau mùi với 7.400,5 nghìn đồng/sào và thấp nhất là rau xà lách với 3.083,2 nghìn đồng/sào. Có sự chênh lệch này là do giá trị sản xuất rau mùi cao hơn trong khi đó mức đầu tư lại cao hơn không đáng kể so với 2 loại rau còn lại.

Qua phân tích số liệu bảng cho thấy lợi nhuận của các loại rau cũng khá cao, cao nhất vẫn là rau mùi với 1 ào gieo trồng mang lại 5.350,5 nghìn đồng lợi nhuận, tiếp đến là rau cải với 1.512 nghìn đồng/sào, và thấp nhất là rau xà lách với 1.473,2 nghìn đồng/sào. Ở xã Hưng Đông, chủ yếu các hộ trồng RAT với quy mô nhỏ, đang còn sản xuất theo kiểu lấy công làm lãi, nên cái mà nông dân quan tâm là thu từng mùa vụ chứ người ta ko tính được lợi nhuận thu được là bao nhiêu, tức công lao động được trả bao nhiêu.

Đại học Kinh tế Huế

Với ý nghĩa này ta xem xét các chỉ tiêu VA/công và VA/IC. Rau gia vị vẫn chiếm vị trí cao hơn cả với 127,60 nghìn đồng/công lao động, tuy vậydo thời vụ ngắn nên rau cải cũng mang lại hiệu quả đáng kể, cứ một công lao động cho 73,83 nghìn đồng và cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ cho 2,64 lần giá trị gia tăng và 3,64 lần giá trị sản xuất. Khi thu được 1 đồng từ giá trị sản xuất thì giá trị gia tăng là 0,73 đồng. Cũng như vậy khi so sánh các chỉ tiêu này thì xà lách kém hơn rau cải nhưng không nhiều.

Đây chưa phải là những loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng với chi phí vật chất và công lao động thấp thì nó phù hợp với đa số các hộ nông dân.

Qua những phân tích trên có thể kết luận rằng, sản xuất RAT mang lại hiệu quả khá cao, góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ sản xuất. Để ngành sản xuất RAT ngày càng phát huy vai trò và hiệu quả trong thu nhập và đời sống của người nông dân thì các ban ngành có lien quan cần quan tâm và hỗ trợ cho người sản xuất, khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất, sớm hình thành vùng RAT của xã Hưng Đông với quy mô lớn hơn.

Bảng 2.15 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra (Tính bình quân cho mộtsào/vụ)

Chỉ tiêu

ĐVT Rau cải Rau xà lách Rau mùi BQC

GO 1000đ 5.050,00 4.590,00 8.920,00 6.186,67

IC 1000đ 1.388,00 1.106,80 1.519,50 1.338,10

VA 1000đ 3.662,00 3.083,20 7.400,50 4.715,23

GO/IC Lần 3,64 4,15 5,87 4,55

VA/GO Lần 0,73 0,67 0,83 0,74

VA/IC Lần 2,64 2,79 4,87 3,43

VA/Công 1000đ 73,83 70,88 127,60 272,30

Lợi nhuận 1000đ 1.512,00 1.473,20 5.350,50 2.778,57

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã hưng đông thành phố vinh nghệ an (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)