Tình hình tiêu thụ RAT của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã hưng đông thành phố vinh nghệ an (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU AN TOÀN Ở XÃ HƯNG ĐÔNG

2.2 Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn xã Hưng Đông

2.2.5 Tình hình tiêu thụ RAT của các hộ điều tra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác là thị trường đầu ra là yếu tố quyết định mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường tiêu thụ, ngườisảnxuấtcó thểquyết địnhquy mô, cơ cấu, kiểudáng, chất lượngsản phẩm.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với RAT thì vấn đề này càng có ý nghĩa lớn bởi lẽ người tiêu dung rất cần thiết đảm bảo về chất lượng của RAT. Khi nhu cầu của thị trường về sản phẩm RAT ngày càng lớn thì sẽ kích thích phát triển. Ở Hưng Đông thì tình hình tiêu thụ RAT đang là vấn đề cản trở đối với người sản xuất. Sự chênh lệch giữa giá RAT với giá rau thường không cao, thậm chí RAT nhưng vẫn bán với giá rau thường.

2.2.5.1 Giá bán một số loại RAT của các hộ điều tra

Trong sản xuất RAT thì giá bán là một yếu tố hết sức quan trọng, góp phần vào việc đưa ra quyết định sản xuất của hộ, nếu sản phẩm RAT không bán được với giá cao hơn rau thường thì sẽ làm người nông dwn dao động giữa quyết định lựa chọn sản xuất RAT hay rau thường.

Bảng dưới cho thấy,giá sản phẩm RAT so với giá sản phẩm rau thường không chênh lệch nhiều, sự chênh lệch này chỉ từ khoảng 500- 1.100 nghìn đồng/kg. Qua điều tra thăm dò ý kiến của người sản xuất thì được biết RAT ở xã vẫn chưa tạo được long tin đối với người tiêu dung, bới chưa có nhãn mác, chưa có cửa hàng chuyên kinh doanh RAT. Vì thế người tiêu dùng sợ bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm RAT giả.

Đây là khó khăn lớn mà người trồng RAT đang gặp phải, vì vậy chính quyền địa phương các cấp các ngành cần phải có biện pháp hỗ trợ cho người nông dân để nâng cao uy tín sản phẩm RAT.

Bảng 2.16 Giá bán một số loạiRAT của các hộ điều tra (Đồng/kg)

Loại rau RAT Rau thường Chênh lệch

1. Bắp cải 5.200 4.500 700

2. Cải ngọt 4.600 3.700 900

3. Xà lách 4.500 3.500 1.000

4. Rau xút 4.900 4.000 900

5. Hành lá 3.500 2.500 1.000

6. Mùi (Ngò) 6.400 5.300 1.100

7. Rau dền 3.000 2.500 500

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

2.2.5.2 Các hình thức tiêu thụ rau ở các hộ điều tra

Hình thức tiêu thụ rau là vấn đề rất quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất, liên quan chặt chẽ đến việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau. Qua điều tra, các hộ sản xuất RAT ở xã Hưng Đông chủ yếu tập trung tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối sau:

- Kênh1: Người sản xuất → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng.

- Kênh 2: Ngườisảnxuất → Ngườibán lẻ → Ngườitiêu dùng - Kênh 3: Ngườisảnxuất → Ngườitiêu dùng

-Kênh 4: Người trung gian → Kháchsạn, siêu thị

(63,2%) (19,5) (7,3%)

(10%)

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ RATcủa các hộ sản xuất

a) Kênh 1: Người sản xuất → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng

Tham gia vào kênh phân phối này có 4 tác nhân, đó là: người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Đây là kênh dài nhất, có nhiều tác nhân tham gia nhất trong các kênh phân phối rau ở xã Hưng Đông. Số lượng rau mà người sản

Ngườitiêu dùng

Ngườisản xuất Ngườibán buôn

Ngườibán lẻ

Khách sạn, siêu thị

Người trung gian

Đại học Kinh tế Huế

xuất bán ra chiếm khoảng 63,2% tổng sản lượng rau mà hộ giađình sản xuấtra. Theo kênh này, rau được qua nhiều khâu trung gian mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Các hộ trồng rau sẽ mang rau của mình đem đến bán cho những người bán buôn tại các chợ như chợ đầu mối chợ Vinh, chợ Ga, chợ Quán Lau... Những người bán buôn này là những bạn hàng đã có mối quan hệ hợp tác làm ăn với nhau qua nhiều năm.

Việc trao đổi buôn bán giữa những người sản xuất với những người bán buôn này thường rất ổn định. Họ có những cam kết, thoả thuận về số lượng mua hàng ngày và giữ địachỉ, số điện thoại của nhauđể tiện liên lạc. Sau đó, những người bán buôn này mới đem rau phân phối đến cho những người bán lẻ và từ người bán lẻ, rau mới đến tay người tiêu dùng. Điều này tạo ra sự khác biệt về giá giữa giá của người sản xuất nhận được và giá mà người tiêu dùng phải trả. Người sản xuất phải bán với mức giá thấp hơn giá của thị trường, nhưng bù lại họ có thể bán với khối lượng lớn, điều này giúp người sản xuất tránh được tình trạng rau bị dập nát hay thối hỏng nếu để một thời gian dài. Người bán buôn và người bán lẻ thì được lợi nhờ ăn chênh lệch giá. Họ nắm bắt được tâm lý của người nông dân là muốn bán nhanh sản phẩm, tránh tình trạng tồn đọng nên họ thường ép những người nông dân chấp nhận theo mức giá mà họ đưa ra.

Chỉ có những người tiêu dùng là bị thiệt hại, phải trả với mức giá cao nhất.

b) K ênh 2: Người sản xuất → Người bán lẻ → Người tiêu dùng

Qua kênh tiêu thụ này đã giảm bớt một tác nhân đó là người bán buôn. Số khâu trung gian giảm hơn, do đó người tiêu dùng sẽ mua rau với mức giá thấp hơn so với hình thức 1. Người sản xuất cũng ít bị ép giá hơn, giá bán rau cho người bán buôn cũng cao hơn. Số lượng rau bán ra chiếm khoảng 19,5% tổng khối lượng rau mà gia đình sảnxuấtra.

c) K ênh 3: Người sản xuất → Người tiêu dùng

Đây là kênh phân phối đơn giản nhất và ngắn nhất, không cần qua bất kỳ một trung gian nào, rau được tiêu thụ một cách trực tiếp từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Các hộ trồng rau khi thu hoạch xong thường đem rau trực tiếp ra các chợ tại xã bán, thường là chợ Phú Mậu tại xã, họthườngvận chuyển bằngxe đạphoặc xe gắn máy thẳng ra chợ để bán. Người tiêu dùng sẽ được mua rau với mức giá rẻ

Đại học Kinh tế Huế

nhất và tươi nhất, tuy nhiên khối lượng tiêu thụ lại rất nhỏ, không đáng kể. Số lượng rau bán ra theo hình thức này chiếm khoảng 7,3% tổng khối lượng rau được sản xuất ra.

d)Kênh 4: Người trung gian → Khách sạn, siêu thị

Hình thức tiêu thụ cuối cùng là người sản xuất rau bán cho người thu mư trung gian rồi đến người tiêu dùng. Hình thức này chỉ chiếm 10%- tức người trung gian thu mua tại ruộng đem về bán lại cho các nhà hàng, khách sạn, siêu thị. Đây là nguồn tiêu thụ tương đối ổn định. Các điểm tiêu thụ này cần khối lượng rau thường xuyên, ổn định, mẫu mãưa nhìn,đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố ảnh hưởng như thời vụ, thời tiết, kế hoạch phân bô diệ tích chưa khoa hoc, hay quy mô diện tích còn manh mún, trồng rau vẫn còn nặng về tập quán, không lấy nhu cầu thị trường để điều chỉnh cơ cấu loại rau. Dẫn đến trong cùng một thời điểm có sản phẩm thì quá nhiều, có sản phẩm ít hoặc không có làm cho khách hang thiếu lòng tin. Đây là một hạn chế rất lớn của các hộ nông dân trong vấn đề sản xuất RAT nói riêng và rau xanh nói chung trên địa bàn.

Bảng 2.17 Khốilượngrau bán ra theo các hình thức bán

Hình thức bán Lượng bán (%)

1.Bán cho người bán buôn 63,2

2.Bán cho người bán lẻ 19,5

3.Bán trực tiếp cho người tiêu dùng 7,3

4.Bán qua người trung gian 10,0

Tổng 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn tại xã hưng đông thành phố vinh nghệ an (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)