Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xuân hồng, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3. Đặc điểm, phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Do dân số tăng nhanh đã thúcđẩy nhu cầucủa con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích đất có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở các khía cạnh sau:

- Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí...). Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1 ha, tính trên 1 đồngchi phí,1 lao động đầu tư.

-Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất

- Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.

- Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá huỷ gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời, cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. Cụ thể là khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai hay không? Việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không?

- Lịch sử nông nghiệp là một quãngđường dài thể hiện sự phát triển mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc. Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn.

1.2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Tuỳ theo nội dung của hiệu quả mà có những tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả khác nhau ở mỗi thời kỳ phát triển KT-XH khác nhau. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét ở các mặt sau:

-Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là mức đạt được các mục tiêu KT-XH, môi trường do xã hội đặt ra như: tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào, theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định, hoặc thực hiện cực đại hoá lượng nông sản khi có một lượng nhất định đất nông nghiệp và các yếu tố đầu vào khác .

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có đặc thù riêng, trên 1 đơn vị đất nông nghiệp nhất định có thể sản xuất sẽ đạt được kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất và hạn chế ảnh hưởng môi trường. Đó là phản ánh kết quả quá trình đầu tư sử dụng các nguồn lực thông qua đất, cây trồng, thực hiện quá trình sinh học để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường xã hội với hiệu quả cao.

- Tiêu chuẩn đảm bảo hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong cung cấp tư liệu sản xuất, xử lí chất thải có hiệu quả.

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau:

+ Bền vững về mặt kinh tế: Hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao phát triển ổn định, được thị trường chấp nhận. Do đó, phát triển sản xuất nông nghiệp là thực hiện tập trung, chuyên canh kết hợp với đa dạng hoá sản phẩm.

+ Bền vững về mặt xã hội: thu hút nguồn lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập, tăng năng suất lao động, đảm bảo đời sống xã hội.

+ Bảo vệ về môi trường: loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao phải bảo vệ độ phì đất, ngăn ngừa sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất - Các chỉ tiêu hiệu quả

+ Hệ số sử dụng ruộng đất: là tỷ lệ giữa diện tích gieo trồng với diện tích canh tác hàng năm của địa phương nghiên cứu. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng đất canh tác hay cho biết mức quay vòng đất canh tác trong một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích cây trồng trong năm Tổng diện tích canh tác trong năm

+ Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tổng sản lượng nông nghiệp được tạo ra trong một năm trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Chỉ tiêu này có thể tính bằng công thức:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năng suất ruộng đất = Khối lượng sản phẩm sản xuất Diện tích canh tác

Trong đó: NSRĐ là năng suất ruộng đất tính bằng giá trị trong một năm tính trên một đơn vị diện tích canh tác.

+ Năng suất cây trồng: là lượng sản phẩm của cây trồng đó tính trên một ha trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này đánh giá trìnhđộ sản xuất của địa phương hay toàn ngành.

Năng suất cây trồng i = Tổng sản lượng cây trồng i Tổng diện tích gieo trồng cây trồng i

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả xã hội chính là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Cụ thể:

- Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Trìnhđộ dân trí, trìnhđộ hiểu biết khoa học.

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường:

Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [14] , chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

- Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.

-Đánh giá quản lý đất đai

-Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng

-Đánh giá tính bền vững đối với việc duy trìđộ phì của đất và bảo vệ cây trồng -Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông quaviệc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ về chất lượng đất sau khi gieo trồng đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại.

Như vậy, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thốngchỉ tiêuở mức độ khác nhau[18].

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xuân hồng, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)