PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Xuân Hồng
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
a. Dân số và lao động
Dân số của huyện Nghi Xuân phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 421 người/km2. Trong đó, mật độ dân số cao tập trung ở Thị trấn Xuân An, xã Cương Gián, và mật độ thấp trên địa bàn xã Tiên Điền, Xuân Lam, Xuân Lĩnh.
Dân số của xã Xuân Hồng phân bố trên địa bàn 9 thôn, mật độ dân số khoảng 325người/km2 (năm 2011). So với các xã khác trên địa bàn huyện Nghi Xuân thì xã Xuân Hồngcó dân số, tổng số lao động tương đối cao.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 1: Hiện trạng phân bố dân cư, lao động của các xã năm 2010
TT Xã ( thị trấn)
Tổng nhân khẩu ( Người)
Mật độ dân số ( Người/km2)
Tổng số hộ ( Hộ)
Dân số trong độ tuổi lao động
( Người)
1 Thị trấn Nghi Xuân 2388 1569 742 1171
2 Thị trấn Xuân An 9472 821 2636 4607
3 Xã Xuân Giang 5325 437 1545 2284
4 Xã TiênĐiền 2847 785 834 1355
5 Xã Xuân Hải 4400 786 1164 1993
6 Xã Xuân Phổ 4062 684 1136 1560
7 Xã XuânĐan 2438 394 771 1060
8 Xã Xuân Trường 4406 627 1380 2020
9 Xã Xuân Hội 5163 438 1583 2485
10 Xã Xuân Yên 4769 864 1314 2217
11 Xã Xuân Thành 4532 484 1174 2020
12 Xã Xuân Mỹ 3488 301 1024 1520
13 Xã Xuân Liên 5983 556 1585 2570
14 Xã Xuân Lam 2532 188 677 1266
15 Xã Xuân Hồng 5883 322 1542 2249
16 Xã Xuân Lĩnh 2656 169 712 1224
17 Xã Cổ Đạm 7259 255 2067 2900
18 Xã Cương Gián 11082 493 2952 4600
19 Xã Xuân Viên 4038 189 1254 1693
Tổng 92723 421 26092 40794
( Nguồn:Tài liệu về dân số, nhàở năm 2010) Tính đến hết năm 2011, số hộ của xã là 1615 hộ, tăng 73 hộ so với năm 2010, dân số toàn xã 6671người, tăng 788 người so với năm 2010.Số lao động trong độ tuổi là 3074 người chiếm tỷ lệ 46,1% dân số, trong đó lao động đang trực tiếp sản xuất trong các lĩnh vực ngành nghề là 2951 lao động chiếm 96% so với lao động trong độ tuổi.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo ngành năm 2011 của xã
TT Lao động trong độ tuổi Năm 2011
Số người Tỷ lệ % A Lao động trực tiếp sản xuất vật chất 2226 72,4
Trồng trọt, chăn nuôi 693 31
Lâm nghiệp 74 3,3
Hải sản( cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến
hải sản) 213 9,6
Tiểu thủ công nghiệp 172 7,7
Xây dựng, vận tải 267 12
Kinh doanh, thương mại 137 6,2
Hoạt động du lịch
Dịch vụ( cả dịch vụ cho sản xuất và tiêu
dùng) 30 1,3
Lao động ngoài tỉnh 440 20
Xuất khẩu lao động 200 9
B Lao động không trực tiếp sx 750 24,4
Lao động gián tiếp 50 6,7
Học sinh các cấp 700 93,3
C Người không có khả năng lao động
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội ( 202, chất
độc da cam…) 98 3,2
Đối tượng khác
Tổng số = ( A+B+C) 3074
(Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Hồng) Toàn xã có 630 lao động đãđược đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 20,4%. Trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ, trình độ tương đương khác có 475 lao động, chiếm 75,3%.Cao đẳng, đại học 354 người chiếm 11,9%.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Nhìn chung laođộng trong độ tuổi chiếm tỷ lệ không cao, lao động được đào tạo tỷ lệ còn thấp, tỷ lệ lao động làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động(65,5%), lao động nông nghiệp chủ yếu đã lớn tuổi, là phụ nữ nên năng suất lao động thấp, chưa mạnh dạn trong đầu tư sản xuất, ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Các khu vực kinh tế khác sử dụng lao động ít; lao động trẻ chủ yếu làm việc ngoài địa phương nên lực lượng lao động bổ sung cho sản xuất thấp, đây là thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương.
b. Việc làm và thu nhập
Đời sống của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn nhiều. Thu nhập của người dân ngày càng ổn định. Công tác xóa đói giảm nghèo đang ngày càng được quan tâm hơn, hàng năm xãđã hỗtrợ vốn cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, xãđã hình thành và vận động nhân dân tham gia quỹ xóa đói giảm nghèo. Xã đã hỗ trợ và miễn giảm học phí cho các em học sinh thuộc diện gia đình hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, số trẻ em trong độ tuổi đến trường được đến trường ngày càng tăng, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, 100%
số hộ, thôn xóm được sử dụng điện lưới quốc gia…
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập kinh tế của xã năm 2011
TT Thu nhập theo lĩnh vực Năm 2011
Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ %
A Từ khu vực sản xuất vật chất 74965 61,5
1 Nông nghiệp 38361 52,3
2 TTCN–XD–Ngành nghề tại địa phương 29817 41,0
3 Thương mại –Du lịch –Dịch vụ 6787 6,7
B Từ khu vực không trực tiếp sản xuất 32268
1 Lương và các khoản như lương, trợ cấp… 15468 11,65
2 Thu từ xuất khẩu lao động 16800 12,63
3 Thu trực tiếp từ các khoản khác( cho,
biếu, tặng…) 0 0
C Tổng cộng từ 2 khu vực 107233 100
( Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Hồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
c. Đánh giá về lao động và việc làm của địa phương
Là địa phương có tỷ lệ lao động cao nhưng số lao động lớn chưa được đào tạo nghề, các ngành nghề tại địa phương đang phát triển chưa mạnh, ngoài thời vụ, lao động chủ yếu tìm việc làm tự do, một số đi xuất khẩu lao động.
Nguồn lao động dồi dào nhưng đa số chưa được qua đào tạo, thời gian tới cần được đào tạo nghề, lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chiếm khoảng 35%, còn lại chuyển dịch sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.