PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH
2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Xuân Hồng
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã
Đánh giá chung về tình hình kinh tế năm 2011 của xã:
Tăng trưởng kinh tếcủa xã Xuân Hồng năm 2011 đạt 12,9% ; Tổng thu nhập đạt 132,967 tỷ đồng, trong đó trồng trọt đạt 17,551 tỷ đồng chiếm 13,2% ; chăn nuôi đạt 52,196 tỷ đồng chiếm 39,3% ; thương mại dịch vụ ngành nghề đạt 48,098 tỷ đồng chiếm 36,2% ; lương hưu trợ cấp và các khoản khác đạt 4,64 tỷ đồng chiếm 8,25% ; Tổng lương thực đạt 2564,54 tấn ( vụ Đông Xuân đạt 2176,2 tấn; vụ Hè Thu đạt 388,34 tấn) so với năm 2010 tăng 433,54 tấn. Bình quân lương thực đầu người là 385 kg/người/năm. Bình quân thu nhập đầu người đạt 19,962 triệu đồng/người/năm. Bình quân thu nhập theo tháng đạt 1,663 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2011, tổng thu nhập bình quân đầu người cao, trong đó nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ còn cao, thời gian tới tích cực chuyển dịch cơ cấu, có giải pháp mạnh để nâng cao thu nhập ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế năm 2011 trên cơ sở tỷ lệ % của các lĩnh vực thực tế lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ còn cao so với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề xây dựng thương mại dịch vụ thời gian tới cần phát triển các ngành nghề thu hút lao động chú trộng phát huy khai thác tiềm năng trên lĩnh vực du lịch dịch vụ thương mại.
b. Cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã Xuân Hồng đã cùng cố gắng nỗ lực hết sức khắc phục và vượt qua những khó khăn để đạt được những bước chuyển biến. Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của Huyện ủy,
Trường Đại học Kinh tế Huế
HĐND, UBND huyện, các đoàn thể cấp huyện cũng là một nguồn động lực để đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã phát huy tinh thần đoàn kết tạo trong lao động sản xuất, và luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được tổng giá trị sản xuất của xã tăng và khá ổn định, một số năm đạt và vượt so với mức chỉ tiêu đề ra, năm 2010 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 73,1 tỷ đồng tăng 10,4% so với năm 2009. Trong đó giá trị về sản xuất nông nghiệp đạt 37 tỷ đồng chiếm 50,6% tổng giá trị sản xuất và giảm 5,7% so với năm 2009. Giá trị về sản xuất công nghiệp và TTCN đạt 7,5 tỷ đồng chiếm 10,2% tổng giá trị và tăng 47,1% so với năm 2009. Thu từ dịch vụ và thương mại 28,6 tỷ đồng tăng 31,2% so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng giá trị sản xuất mà đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Hồng tạo ra được là 78,6 tỷ đồng tăng 5,5 tỷ đồng so với năm 2010. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 35,5 tỷ đồng chiếm 50,75% tổng giá trị tạo ra và giảm 3,8% so với năm 2010, giá trị từ công nghiệp và TTCN tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010. Như vậy, tuy cơ cấu nông nghiệp có giảm vì chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp nhưng tỷ lệ giá trị nông nghiệp tạo ra vẫn đang ở mức cao…
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Xuân Hồng giai đoạn 2008 - 2011
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 So sánh
Giá trị ( tỷ đồng)
Cơ cấu ( %)
Giá trị ( tỷ đồng)
Cơ cấu ( %)
Giá trị ( tỷ đồng)
Cơ cấu ( %)
Giá trị ( tỷ đồng)
Cơ cấu ( %)
2010/2009 2011/2010
+/- % +/- %
Tổng giá trị sản xuất 60,5 100 66,2 100 73,1 100 78,6 100 6,9 110,4 5,5 107,5
I. Nông nghiệp 42,7 70,5 39,3 59,3 37 50,6 35,6 50,75 -
2,3 94,1 -
1,4 96,2
II. Công nghiệp – TTCN 3,6 5,9 5,1 7,7 7,5 10,2 10,5 11,2 2,4 147,1 3 140
III. Thương mại dịch vụ 14,2 23,4 21,8 32,9 28,6 39,1 32,5 38,05 6,8 131,2 3,9 113,6
( Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Hồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
a. Cơ sở hạ tầng
* Về cơ giới hóa trong nông nghiệp:
Toàn xã có 121 máy cày cơ bản phục vụ khâu làm đất sản xuất cho cả 3 vụ đông xuân, hè thu và vụ đông với tổng diện tích 700 ha, 31 máy tuốt lúa, 3 máy gặt, 1 máy gieo sạ, 13 xe ô tô vận tải, việc vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất và sản phẩm thu hoạch cũng được sử dụng ô tô nhỏ và máy kéo ( máy cày sau khâu làm đất chuyển sang làm máy kéo để vận chuyển vật tư và sản phẩm).
* Hệ thống thủy lợi
- Quy mô, số lượng công trình hồ đập trên địa bàn xã:
Đập khe Lim được dự án ISRDP đầu tư nâng cấp năm 2001. Diện tích 1,5 ha dung tích 42000m3, tưới được 27 ha; đập Đồng Ván được dự án thủy lợi nhỏ đầu tư nâng cấp năm 2001, diện tích 1,2 ha dung tích 25000 m3 tưới được 15 ha, đập Khe Làng được xâydựng năm 2010, diện tích 1 ha dung tích 10000 m3 tưới được 8 ha. Do hồ đập hiện tại trữ lượng ít tập trung vào 1 vùng( Song Hồng) nên hàng năm tổng trữ lượng nước tưới đủ cung cấp tưới cho 25% diện tích Đông Xuân và Hè Thu, còn lại 75% diện tích đất trồng lúa được tưới bởi hệ thống thủy lợi của công ty thủy lợi Lam Hồng và hệ thống trạm bơm của 3 HTX.
- Hiện trạng kênh mương:
Có 56,7 km kênh mương tưới tiêu khắp cho các vùng lúa, trong đó đã bê tông hóa được 24km chiếm 42,3%. Số còn lại 32,7 km là mương đất chiếm tỷ lệ 58,7%
không đạt chuẩn, do mương đất nên khi tưới, lượng nước bị lãng phí lớn hạn chế đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn xã có 3 trạm bơm do các HTX quản lí, công suất bình quân 1000 m3 giờ/trạm. Hiện tại các trạm bơm đạt chuẩn, đảm bảo công tác tưới cho sản xuất của địa phương.
- Giao thông nội đồng:
Có gần 300 cầu, cống nội đồng các loại trên các tuyến trục chính trong đó có 4 cầu đạt chuẩn( Mương Gát, Nại Hang, Cầu Nẩy, Ao Hồ), còn lại là chưa đạt chuẩn. Các tuyến đường giao thông nội đồng phụ khác chủ yếu làống bi đườngkính 25-30 cm.
Trường Đại học Kinh tế Huế
sống của nhân dân, để đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất cần tiếp tục nâng cấp đạt chuẩn.
b. Văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế
Trong những năm vừa qua, văn hóa – xã hội của xã tiếp tục được cải thiện và phát triển khá cao so với mục tiêu được đề ra. Kết quả dạy và học ở các trường ngày càng được nâng cao, phong trào khuyến học ngày càng được các hộ gia đình và các bậc cha mẹ học sinh quan tâm vàủng hộ. Bên cạnh đó công tác văn hóa văn nghệ thể dục thể thao cũng diễn ra sôi nổi, thiết thực tạo cho người dân có những khoảng thời gian tâm lý thoải mái để bước vào lao động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn. Công tác y tế của xã trong năm qua được huyện đánh giá cao, công tác chăm sóc sức khỏe và cấp thuốc BHYT, cơ sở vật chất đảm bảo, hiện nay trạm có đầy đủ các phòng khám chữa bệnh, đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên được quan tâm, hầu hết được bồi dưỡng qua trường lớp. Công tác dân số gia đình và trẻ em được chăm lo đúng mức kịp thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi cho các cháu thiếu nhi vào dịp tết thiếu nhi, tết trung thu…, giúp đỡ và hỗ trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ tàn tật. Công tác thương binh xã hội thường xuyên được quan tâm, các chế độ chính sách được thực hiện đầy đủ, chế độ thăm hỏi gia đình chính sách, giađình gặp khó khăn được tổ chức thường xuyên, quốc phòng an ninh thường xuyên được củng cố và giữ vững.
c. Giao thông
- Đường thủy: Hiện tại trên địa bàn xã có sông Lam chảy qua có thể khai thác vận chuyển đường sông.
- Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy dọc theo hướng Bắc-Nam dài 5 km, lòng đường rộng, mặt đường tốt. Đường trục xã, liên xã đã được cứng hóa bằng nhựa và bê tông.
Đường trục thôn, xóm đãđược cứng hóa bằng bê tông.
d. Điện nước sinh hoạt
Hiện tại 100% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện tương đối ổn định.
Nguồn nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn được dùng từ giếng khoan và giếng tự đào, một số ít không đảm bảo chất lượng và về sinh.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Tiềm năng quỹ đất đai là khả năng tăng thêm các loại đất cho các mục đích sử dụng về cả thời gian và không gian, là khả năng tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển mục đích sử dụng đất trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. nói cách khác tiềm năng về đất đai bao gồm tiềm năng về số lượng và chất lượng đất, bao gồm ở cả đất đang sử dụng và đất chưa sử dụng. Tiềm năng về số lượng là khả năng phát triển, mở rộng diện tích đất chưa sử dụng ở mức tối đa để giảm dần diện tích đất chưa sử dụng, hay nói cách khác là khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng ở các mục đích khác nhau đáp ứng cho các yêu cầu phát triển KT-XHlàm cho đất chưa sử dụng còn lại ở mức độ tối thiểu. Tiềm năng về chất lượng đất đai là khả năng khai thác về chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng). Để có thể khai thác tối đa tiềm năng về đất đai cần phải đầu tư cải tạo với thời gian dài, đó là mục tiêu chung. Trong thời kì quy hoạch từ nay đến năm 2020 tiềm năng về quỹ đất đai của xã sẽ được khai thác mở rộng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội chung của xã.
Tiềm năng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp của xãđược thể hiện trước hết ở việc khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích 773,86 ha đất đang sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Trong đó đất trồng lúa 477,53 ha. Điều kiện để mở rộng diện tích đất trồng lúa rất ít. Tuy nhiên nếu được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủylợi, sử dụng giống lúa mới và thâm canh tăng vụ…thì có thể nâng được hệ số sử dụng đất.
Tiềm năng sản xuất nông nghiệp còn lớn nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại; đất vườn tạp; đất trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế thấp… để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có, xã có thể khai thác 77,43 ha đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, chủ yếu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Một số diện tích đất có độ dốc thấp có thể khai hoang đưa vào trồng lúa hoặc các cây hàng năm khác như ngô, khoai, lạc, cây rau màu…
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 530,35 ha, với 101,62 ha đất rừng sản xuất và 428,73 ha đất rừng phòng hộ. Quỹ đất
Trường Đại học Kinh tế Huế