PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ
3.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất
Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã.
Sử dụng đất gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã.
Khai thác sử dụng đất dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của huyện và kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương.
Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.
3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường... đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của vùng sinh thái, lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các nối quan hệ giữa chúng với cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng.
Xã Xuân Hồng chủ yếu dựa vào nông nghiệp vì thế nông nghiệp là một thành phần cực kì quan trọng trong cơ cấu đất đai. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của huyện Nghi Xuân và tình hình thực tế của xã Xuân Hồng mà địa phương đãđề ra phương hướng, mục tiêu phát triển nông nghiệp của xã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn ngày càng giàu mạnh, đời sống của người dân cang được
Trường Đại học Kinh tế Huế
nâng cao. Trong những năm tới xã chủ trương ổn định được diện tích lúa canh tác, và các cây thực phẩm khác, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo an toàn lương thực cho xã.
3.3. Một số giải pháp thực tế nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cây trồng ở xã Qua khảo sát thực địa và những số liệu đãđược trình bàyở trên, chúng tôi xin nêu ra một số giải pháp đãđược áp dụng trong thưc tiễn tình hình sản xuất trên đất nông nghiệp của xã:
- Tăng cường đầu tư thêm hệ thống cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích các cây lâm nghiệp như tràm, bạch đàn... để tận dụng diện tích đất hiện nay chưa sử dụng.
- Diện tích đất cát ven sông Lam được định hướng chuyển sang trồng khoai và ngô dưa hấuvà các loại rau như bầu,bí,rau đậu các loại...
- Tậndụng các mặt nước ao hồ, đập chứa để nuôi trồng thủy sản kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng, tạo thu nhập.
- Hình thành các mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi đại gia súc, chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng không đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng có hiệu quả cao hơn.
- Nâng cao hiệu quả của các cây trồng hiện tại.
- Chuyển đổi một số cây trồng có giá trị kinh tế thấp sang một số cây trồng có giá trị cao. Ví dụ: trồng xen kẽ khoai và ngô nhằm tận dụng tối đa diện tích đất đồng thời sẽ tạo ra được giá trị sản xuất nhiều hơn trên cùng một diện tích nhưng chỉ gieo trồng một loại cây trồng. Chuyển đổi cây trồng giữa các loại đất như đất trồng khoai là đất thịt sẽ được trồng dưa hấu vì nó mang lại hiệu quả kinhtế hơn.
Trường Đại học Kinh tế Huế
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ CHO CÁC GIẢI PHÁP NÀY Ở XÃ
Kết hợp nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia cầm ven kênh rạch ở xã
Trồng xen kẽ khoai và ngôtrên đất cát ở xã
Trường Đại học Kinh tế Huế
Chuyển đổi trồng dưa hấu trên đất trồng khoai lang ở xã
3.4. Mục tiêu đề ra trong việc quy hoach sử dụng đất của xã trong tương lai Trong tương lai, xu hướng đất sản xuất nông nghiệp giảm 33,8 ha, đất 1 vụ lúa giảm 156,84 ha, trong khi đất 2 vụ lúa tăng mạnh 107 ha. Từ đó giúp người dân có định hướng sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh ô nhiễm môi trường và thoái hóa đất.
Tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống cho người dân. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị ha đất canh tác góp phần làm tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp trong xã từ đó thúc đẩy nền kinh tế của xã phát triển.
Trường Đại học Kinh tế Huế
Bảng 16 : Bảng cân đối sử dụng đất trước và sau khi quy hoach đến năm 2020 của xã Xuân Hồng
TT CHỈ TIÊU Hiện trạng
năm 2010
Quy hoạch
đến 2020 Chênh lệch Diện tích đất tự nhiên 1821,83 1821,83 0,00
I Diện tích đất NN 1360,94 1361,97 1,03
1 Đất sx NN 773,86 740,06 -33,8
1.1 Đất trồng cây hàng năm 565,73 531,93 -33,8
1.2.1 Đất trồng lúa 477,53 427,69 -49,84
1.2.1.1 Đất 2 vụ lúa 213,00 320,00 107,00
1.2.1.2 Đất 1 vụ lúa 264,53 107,69 -156,84
1.2.2 Đất trồng cây HNK 88,2 104,24 16,04
1.2 Đất trồng cây lâu năm 208,13 208,13 00
2 Đất lâm nghiệp 530,35 514,35 -16,00
2.1 Đất rừng sản xuất 101,62 95,62 -6,00
2.2 Đất có rừng phòng hộ 428,73 418,73 -10,00
3 Đất nuôi trông thủy sản, TTr tổng hợp
56,73 98,78 42,05
4 Đất chăn nuôi tập trung 8,78 8,78
( Nguồn: Đề án xây dựng nông thôn mới của xã Xuân Hồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
PHẦN 3