Diện tích năng suất và sản lượng cây lương thực của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xuân hồng, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 64)

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ XUÂN HỒNG, HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH

2.3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP Ở XÃ

2.3.2. Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã

2.3.2.1. Diện tích năng suất và sản lượng cây lương thực của xã

Cây lúa: lúa là cây trồng chính của địa phương, với diện tích canh tác nhiều nhất, là nguồn thu quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, với cơ cấu 2 mùa vụ Đông Xuân và Hè Thu trong đó diện tích lúa Đông Xuân chiếm 65% diện tích. Theo số liệu thống kê về diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2008 - 2011 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 8: Diện tích; sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu của xã từ năm 2008 - 2011

TT Năm

Mùa vụ

Đông Xuân Hè Thu

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng ( tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng ( tấn)

1 2008 415 5,3 2199,5 205 3,7 762,6

2 2009 413 5,2 2147,6 193 3,6 694,8

3 2010 385,7 5,2 2005,6 213 0,0 0,0

4 2011 418 5,2 2564 215 1,8 388,34

( Nguồn: Ban thống kê xã Xuân Hồng)

Qua bảng tổng hợp số liệu cho thấy diện tích lúa hàng năm của xãổn định giữ ở mức bình quân trên dưới 600 ha, năng suất sản lượng bình quân hằng năm đạt 4,4

Trường Đại học Kinh tế Huế

tấn/ ha, sản lượng 2.655 tấn trong đó:

Vụ Đông Xuân là vụ chính của địa phương với diện tích, năng suất và sản lượng đạt cao, bình quân 400 ha, năm 2010 có giảm diện tích do chuyển đổi đất lần 2 trừ các diện tích quy hoạch giao thông và thủy lợi đồng nội và một số diện tích đất công ích, năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 2.080 tấn. Với các giống lúa chính là IR1820 75-80% gieo trồng ở trà xuân sớm, còn lại 20-25%

diện tích trà xuân trung và muộn gieo cấy các dòng X, và Hương Thơm trong đó giống lúa chất lượng cao như Hương thơm chiếm 5% diện tích.

Vụhè thu diện tích chiếm 35%. Do điều kiện địa hình tự nhiên của địa phương nên trong sản xuất vụ hè thu thường rất bấp bênh do lũ sông Lam dâng, như năm 2010 trận lũ lịch sử đã gây mất trắng 213 ha. Với diện tích, năng suất, sản lượng bình quân hằng năm đạt: Diện tích 200 ha, năng suất 3,65 tấn/ha, sản lượng 730 tấn.

Với các giống lúa: nếp IR 352, 98 chiếm 60% diện tích, 40% diện tích còn lại các giống Khang Dân, Hương Thơm trong đó giống lúa chất lượng cao như Hương Thơm chiếm khoảng 10% diện tích.

So sánh giữa vụ hè thu và vụ đông xuân thì vụ đông xuân có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất ít bị tác động gây hại của tự nhiên nhưng thời gian sinh trưởng dài hơn trên dưới 160 ngày, giống thời gian nhiều nhất là IR1820 từ 170-180 ngày, và điều kiện canh tác khó khăn hơn do thời điểm gieo trồng thường ở thời kì thời tiết rét, vụ hè thu có thời gian gieo trồng ngắn dưới 120 ngày, điều kiện canh tác thuận lợi hơn nhưng thường bị thâm nhập mặn và ngập lụt.

Hiện tại trồng trọt vẫn giữ vị tríquan trọng trong ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của xã. Trong nhiều năm qua, giá trị sản xuất của trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, năm 2011, tỷ trọng của trồng trọt chiếm khoảng 13,2% trong tổng thu nhập đạt 17,6 tỷ đồng.

Trong trồng trọt, sản xuất lương thực là chủ đạo và đạt tốc độ tăng trưởng cao.

2.3.2.2. Diện tích năng suất và sản lượng cây lấy củ, quả và rau màu của xã

Tuy không có vai trò quan trọng như cây lương thực nhưng trong thời gian qua người dân trên địa bàn xã vẫn tiếp tục trồng cây lấy củ, và cây lấy củ được

Trường Đại học Kinh tế Huế

trồng phổ biến ở xã là cây khoai và cây lạc, năm 2012 còn trồng thêm một số diện tích cây ngô. Ở Việt Nam cây khoai và cây lạc, cây ngô có thê dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, đồng thời cũng là nguồn lương thực phục vụ cho đời sống hằng ngày cho khu vực nông thôn miền núi. Trên địa bàn xã Xuân Hồng người dân trồng các loại cây khoai và cây lạc, và ngô chủ yếu dùng vào việc làm thức ăn cho cả người và gia súc và diện tích giep trồng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đặc biệt trong những năm gần đây trên địa bàn xã cũng tập trung vào việc chăn nuôi gia súc gia cầm để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nâng cao thu nhập thì việc trồng các loại cây này cũng là một biện pháp giúp giảm chi phí trong việc cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, mặt khác cũng tăng thêm thu nhập cho gia đình dù khoản thu nhập đó rất nhỏ.

Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Loại cây trồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Lạc

DT (ha) 34 16,37 15

NS (tấn/ha) 2 2 2

SL (tấn) 68 32,74 30

2. Khoai lang

DT (ha) 35 35,29 35,5

NS (tấn/ha) 8 7 7

SL (tấn) 280 247,1 248,5

3. Dưa hấu

DT (ha) 18 16,83 20

NS (tấn/ha) 20 20 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

SL (tấn) 360 336,6 400 4. Rau màu

DT (ha) 70 68,49 102,1

( Nguồn:Ban thống kê xã Xuân Hồng) Do cây trồng chính ở xã là cây lúa nên diện tích các cây còn lại chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Qua bảng số liệu 11 ta thấy diện tích cây khoai lang có tăng nhưng rất ít. Năng suất khoai lang tuy có giảm nhưng nhìn chungổn định từ 7 đến 8 tấn/ha với sản lượng khoai lang thu hoạch được là 280 tấn năm 2009; 247,1 tấn năm 2010 và đạt 248,5 tấn năm 2011. Do có lợi thế là nhiều diện tích bãi bồi ven sông Lam nên thuận lợi chotrồng cây dưa hấu, đây là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao. Năm 2011, diện tích trồng dưa hấu có 16,83 ha, nhưng đến năm 2011 thì được mở rộng thêm 3,17 ha. Năng suất dưa ổn định ở mức 20 tấn/ha, diện tích dưa hấu tăng lên là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự đầu tư chăm sóc cây trồng được người dân chú trọng và lựa chọn. Đất trồng lạc có xu hướng giảm, vì người dân chuyển sang trồng dưa hấu đem lại năng suất và lợi nhuận cao hơn trồng lạc. Như vậy để tạo ra được sự ổn định và nâng cao năng suất khitrồng các loại cây trồng thì cần phải đưa vào sản xuất các giống cây mới có khả năng tạo năng suất cao hơn, có chất lượng tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu thị trường.

2.3.2.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng của địa phương

a. Thuận lợi

Trong những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ vốn mua giống và đầu tư các loại trang thiết bị cơ giới, từ các hình thức lao động truyền thống như lao động chân tay, cơ bắp, lấy công lao động bù cho các chi phí khác…người dân đã mạnh dạn sử dụng các hình thức lao động mới nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí và công lao động nông nghiệp, cụ thể áp dụng các loại máy móc, đầu tư mua sắm các dụng cụ lao động, tận dụng hết mức công dụng của máy móc vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây, khi trồng các loại cây trồng, công tác tưới tiêu gặp khó khăn, đòi hỏi con người phải có đủ sức khỏe,

Trường Đại học Kinh tế Huế

hệ thống dẫn nước không được đầu tư kĩ càng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cây trồng, dẫn đến năng suất cây trồng thấp. Khi trình độ dân trí được nâng lên, cùng sự hỗ trợ về vốn, người dân thay vì sử dụng cách thức truyền thống cũ đã sáng tạo một số cách sử dụng công cụ lao động và hệ thống nước tưới đầu tư tốt hơn. Sau đây là một số hình ảnh tiêu biểu được thực hiện từ quá trình khảo sát thực địa của chúng tôi:

Xe phục vụ công tác chuyên chở và làm máy bơm nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hố nước nhân tạogiảm thẩm thấu nướcphục vụ công tác tưới tiêu

Hệ thống vòi nướccung cấp tưới cho cây trồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ kết quả khảo sát thực địa, chúng tôi rút ra nhận xét: Nếu sản xuất nông nghiệp mang tính “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, nhân tố con người đã phát huy được tính chủ động trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Trong thời gian tới,cần tiếp tục nâng cao cơ sởhạ tầng hoàn thiện hơn.

b. Khó khăn

- Như đã phân tích ở trên, trong ba nhân tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, những yếu tố cần thiết cho nâng cao năng suất và cây trồng liên quan tới trình độ hiểu biết và cơ giới hóa của con người thì có thể đề ra phương án khắc phục sớm.

Nhưng đối với cây trồng, nhân tố thiên địa rất khó để điều chỉnh. Theo tình hình thực tiễn thì trong những năm vừa qua, thời tiết luôn luôn thay đổi, ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng. Mùa hè thời tiết nắng nóng kéo dài thường làm cho cây trồng héo úa, chết, làm giảm độ kết dính của đất đai. Tình hình sâu bệnh xảy ra làm cho năng suất cây trồng giảm. Thời tiết mùa đông lạnh thất thường làm cho cây trồng không phát triển được, tác động tới kết quả sản xuất một số loại cây.

Những hìnhảnh sau sẽ cho chúng ta thấy rõ thực trạng này:

LạcXuân trong tình hình nắng nóng ở xã

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngô xuân trong tình hình nắng nóng ở xã

Sâu bệnh ăn lá trên Lạc Xuân ở xã

- Tuy người dân đầu tư mua giống và công tác làm đất rất tốt, nhưng việc gieo trồng nhiều khi không mang lại kết quả như mong muốn. Cụ thể như tỷ lệ cây trồng sống không cao…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lạc phát triển không đều làmảnh hưởng tới năng suất ở xã

- Đất sản xuất nông nghiệp bị bỏ hoang còn nhiều, chưa được người dân cải tạo và gieo trồng thích hợp.

Đất bỏ hoang chưa được tận dụng hết ở xã

Như vậy, qua khảo sát thực địa chúng tôi có nhận xét như sau: Các yếu tố điều kiện tự nhiên cóảnh hưởng tới cây trồng, nó có thể phản ánh thựctrạng sử dụng đất nông nghiệp đã thật sự tốt hay chưa, từ đó các cơ quan chính quyền đưa ra các

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính sách hộ trợ phù hợp cho người dân đề tăng hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã xuân hồng, huyện nghi xuân, tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)