Tổng hợp tình hình lũ lụt tỉnh Quảng Nam từ năm 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.3 Tổng hợp tình hình lũ lụt tỉnh Quảng Nam từ năm 2007 đến nay

Tại hội thảo khoa học “ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam” ngày 03/06/2010 tại Hà Nội Quảng Nam nằm trung tâm dải miền Trung được đánhgiá là nơi chịu nhiều thiên tai trong đó thiên tai liên quan đến dòng chảy như lũ lụt và hạn hán được xếp hàng đầu về phạm vi ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng, và số lần xuất hiện. Lũ lụt ngày càng gia tăng do lượng mưa lớn và tập trung, rừng đầu nguồn bị thu hẹp, dòng chảy thoát nước ra biển ngày càng bị hạn chế do có nhiều công trình xây dựng dọc bờ sông..

Mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra tại Quảng Nam thể hiện trong bảng đã cho thấy mức độ thiệt hại đối với các ngành lĩnh vực của tỉnh. Những năm gần đây công nghiệp đang dần phát triển hướng tới công nghiệp hoá nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Trong đó nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao năm 2007 là 50,41%, năm 2008 là 38,06 %, năm 2009 là 38,20 %. Dân sinh bị mât mát nhiều trong thiên tai, số lượng người chết và bị thương khá cao, cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh như hệ thống giao thông, thuỷ lợi tổn thất nặng nề gây trở ngại cho phát triển kinh tế.

Nắm rõ những khó khăn do thiên tai đặc biệt là lũ lụt gây ra đối với mọi mặt của đời sống nhân dân trong tỉnh, nhữngkinh nghiệm dân gian và công nghệ thông tin trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Tỉnh Quảng Nam đã thực hiện

Đại học Kinh tế Huế

Trang 2 4 nhiều dự án chương trình liên kết, ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống giảm nhẹ tác động lũlụt, nghiên cứu.

Dự án do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh làm chủ đầu tư, sẽ được thực hiện từ năm 2011, có mục tiêu là đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội tại các huyện, TP: Thăng Bình, Đại Lộc và Hội An. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hạ tầng giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt và úng ngập thuộc lưu vực Sông Đò (TP Hội An). Nạo vét, kè bảo vệ bờ sông có chiều dài 3.300m, hệ thống đường giao thông 14km và 2 cây cầu.

Đầu tư đường tránh ngập lũ, cứu hộ, cứunạn đến trung tâm các xã vùng tây lưu vực sông Trường Giang và huyện Thăng Bình, tiêu chẩn đường cấp IV, với tổng chiều dài 45km. Đồng thời, nâng cấp, mở rộng đường từ ngã 3 cầu Quảng Huế vào các xã nằm trong vùng lũ ven sông Thu Bồn như: Đại Cường, Đại Thắng và Đại Thạnh đến hồ chứa nước Khe Tân (huyện Đại Lộc) với tổng chiều dài 30km.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều quyết định phê duyệt đề xuất các dự án tái định cư, phòng tránh thiên tai vàđầu tư các dự án đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ khác gồm 16 khu dân cư.

Ngoài ra, Quảng Nam cũng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 9 khu tái định cư sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển huyện Thăng Bình, Núi Thành và TP Tam Kỳ theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giaodo Tập đoàn Xuân Thành làm nhà đầu tư lập đề xuất dự án với tổng mức đầu tư trên 934 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2011- 2015.

Phê duyệt đề xuất dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 7 khu tái định cư sắp xếp dân cư phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai vùng ven biển huyện Duy Xuyên và Thăng Bình theo hình thức BT do Tập đoàn Xuân Thành làm nhà đầu tư lập đề xuất dự án. Địa điểm xây dựng tại các xã: Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên); Bình Dương, Bình Minh, Bình Đào và Bình Hải (huyện Thăng Bình). Tổng quy mô dự kiến đầu tư xây dựng khoảng 393 ha với tổng mức đầu tư trên 982 đồng.

Thời gian thực hiện từ năm 2011- 2015.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn Quảng Nam từ 2007-2009

TT Danh mục thiệt hại Đơn vị 2007 2008 2009

1 Nông lâm nghiệp Tỷ đồng 1008,282 59,00 1.413,22

2 Thuỷ lợi Tỷ đồng 437,816 18,00 167,15

3 Giao thông Tỷ đồng 128,650 21,00 362,65

4 Giáo dục Tỷ đồng 8,850 NA NA

5 Y tế Tỷ đồng 4,50 NA NA

6 Thuỷ sản Tỷ đồng 127,68 7,00 60,70

7 Điện lực Tỷ đồng 3,320 0,15 10,00

8 Bưu chính viễn thông Tỷ đồng NA NA 30,00

9 Văn hoá Tỷ đồng NA 42,50 380,62

10 Thiệt hại khác Tỷ đồng 279,460 7,35 1.231,00

11 Người chết Người 48 33 52

12 Người bị thương Người 369 3 220

13 Nhà sập cái 1.550 44 15.229

14 Nhà bị hư hỏng/ bị ngập nứơc cái 206.231 19.151 231.717

15 Di dời dân Hộ 70.000 1.398 15.300

TỔNG CỘNG Đại học Kinh tế HuếTỷ đồng 2.000 155 3.700

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)