Đánh giá năng lực thích ứng của người dân

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LŨ LỤT NĂM 2009 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

2.3. Đánh giá tác động của lũ lụt tới kinh tế của các hộ điều tra

2.3.6 Đánh giá năng lực thích ứng của người dân

Năng lực thích ứng của những hộ điều tra có sự khác nhau nhưng nhìn chungđa số những người được hỏi có những kinh nghiệm thực tế từ việc phòng và chống lũ lụt.

Đối với những hộ điều tra thuộc khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt nằm ở những vùng thấp trũng và hoạt động nông nghiệp, đánh bắt thuỷ sản gặp nhiều rủi ro thì họ phải chọn cách thích ứng và sống chung với lũ lụt. Khi được hỏi hầu hết những hộ điều tra đều cảm thấy cuộc sống của họ đang gặp nguy hiểm tập trung ở những hộ nghèo và hộ trungbình.

Khi được hỏi về giải pháp cho công tác phòng chống trước trong và sau lũ thì hộ điều tra đãđưa ra nhiều trả lời tập trung vào những hành động thích ứng như: trước khi xảy ra lũ lụt tiến hành kiên cố nhà cửa, thu hoạch sớm hoa màu, chuẩn bị lương

Đại học Kinh tế Huế

Trang 5 8 thực và những vật dụng cần thiết, kê gác đồ đạc....Khi xảy ra lũ lụt chăm sóc và quản lý con cái, chằng chống và quản lý nhà cửa...Sau khi xảy ra lũ lụt thì phục hồi sản xuất bằng cách vay vốn, chuẩn bị cây con giống, sữa chữa nhà cửa.

Bảng thống kê cho thấy không có sự khác biệt lớn trong các hành động thích ứng của ba nhóm hộ điều tra, những hành động thích ứng này thường được các nhóm hộ sử dụng. Đối với công tác phòng : có 22,58 % hộ thuộc nhóm hộ nghèo, 48,39 % hộ thuộc nhóm hộ trung bình, 1,07 % hộ thuộc nhóm khá giả trong tổng số 186 hộ trả lời họ thu hoạch sớm hoa màu đặc biệt là các hộ nuôi trồng thuỷ sản. Đối với tin tức dự báo thời tiết thì những hộ thuộc nhóm trung bình và khá giả quan tâm đến tin tức dự báo nhiều hơn hộ nghèo. Một tỷ lệ lớn hộ điều tra thuộc ba nhóm trên chọn giải pháp là kê gác các vật dụng để tránh lũ, tập trung ở những khu vực trũng thấp hơn và vùng thường xuyên bị lụt. Việc tu sửa và chằng chống nhà cửa được nhóm hộ nghèo và hộ trung bình chú ý hơn do đa số họ có kết cấu nhà thiếu bền vững như nhà tạm và nhà bán kiên cố, khi có lụt xảy ra thì tốn thất lớn nếu không có biện pháp chằng chống và tu sửa.

Khi có lũ lụt xảy ra, việc đảm bảo an toàn tính mạng của đặc biệt là trẻ em và người già, hành động này được cả ba nhóm hộ quan tâm

Sau lũ lụt, công tác khắc phục thiệt hại và phục hồi sản xuất là quan trọng nhất số hộ trả lời phải vay vốn để khắc phục thiệt hại và phục hồi sản xuất là 32,12% hộ nghèo, 59,65 hộ trung bình, 1,61% hộ khá giả trong tổng số 186 hộ điều tra. Công việc chuẩn bị cây, con giống, sửa chữa nhà cửa đều là những việc thường làm của các hộ điều tra sau những ngày lũ lụt.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 20: Hành động thích ứng của hộ điều tra Các hành động thích ứng, ứng phó với lũ lut Hộ nghèo

(%)

Hộ trung bình (%)

Hộ khá (%) Trước lũ lụt:

1. Thu hoạch và tận thu các sản phẩm ngoài đồng, đặc biệt là các hộ NTTS.

2. Theo dõi các thông tin về thời tiết.

3. Sửa chữa tàu thuyền và chuẩn bị ngư lưới cụ để đón bắt tôm cá trong cơn mưa lũ đầu vụ.

4. Dự trữ lương thực - thực phẩm và chất đốt cho người và vật nuôi.

5.Kê gác đồ đạc lên cao.

6. Tu sửa và chằng chống nhà cửa.

7. Chuẩn bị thuốc uống.

22,58

1,07 4,30

7,52

30,10 26,80 5,37

48,39

53,76 3,22

2,68

50,78 51,61 4,98

1,07

9,67 0

9,67

3,76 1,07 8,60 Trong lũ lụt:

1. Chằng chống và quản lý nhà cửa

2. Chăm sóc và quản lý con cái và những người lớn tuổi

3. Bán và tiêu thụ các sản phẩm thu hoạch được

27,41 5,26

38,46

30,01 34,40

51,07

0 7,53

0 Sau lũ lụt:

1. Vay vốn để phục hồi sản xuất 2. Chuẩn bị cây, con giống mới.

3. Sữa chữa lại nhà cửa.

32,12 27,95 19,35

59,65 13,44 12,90

1,61 6,45 1,61

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6 0 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)