Biện pháp phòng tránh ứng phó khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn huyện Thăng Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 70 - 76)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LŨ LỤT NĂM 2009 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG LŨ LỤT TỚI KINH TẾ HUYỆN THĂNG BÌNH

3.2 Biện pháp phòng tránh ứng phó khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn huyện Thăng Bình

3.2.1 Biện pháp kỹ thuật

Thứ nhất về nhà ở: Chủ động nâng cao nền nhà thấp trũng, nếu như không có điều kiện kinh tế thì xem xét địa hình để xây tường chắn bao quanh nhà hoặc đắp bờ bao trong phần đất của mình để phòng nước tràn vào nhà. Đối với những ngôi nhà ở khu vực trũng thấp này cần xây thêm gác cao để làm nơi cất giữ đồ đạc thiết yếu.

Thứ hai về công trình phòng chống lũ lụt: Kiểm tra công trình phòng chống lụt để có kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp những công trình xung yếu, tránh tình trạng để công trình bị xuống cấp. Đối với những công trình phòng chống lụt, bão đã được chấp nhận xây dựng thì đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Đối với vùng sạt lở kiểm tra rà soát và cắm biển báo khu vực có nguy cơ sạt lở. Thống kê những hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở và lập kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Công trình phòng chống lũ lụt và hệ thống đê điều, hệ thống giao thông cần được sửa chữa, nâng cấp kịp thời để phục vụ sản xuất vàứng phó với lũ lụt.

Thứ ba về công tác chuẩn bị:

- Chủ động dự trữ thức ăn, nước uống, chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng, phương tiện thông tin liên lạc, thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng.

Đại học Kinh tế Huế

- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản để phòng mưa lũ, ngập lớn gây thiệt hại. Huyện chỉ đạo và phối hợp với các xã,đơn vị liên quan bảo vệ lúa hoa màu các loại trong vụ Hè Thu đảm bảo năng suất, sản lượng, khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh lúa Hè Thu với khẩu hiệu: Xanh nhà hơn già đồng”. Chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị quản lý bảo vệ tốt các công trình nuôi trồng thuỷ sản, công trình thuỷ lợi, quy trình vận hành an toàn các hồ chứa nước các công trình xây dựng phải hoàn thành trước mùa mưa bão, các công trình dở dang để đảm bảo vượt lũ an toàn.

- Kiểm tra an toàn điện trong nhà, di dời hoá chất thuốc trừ sâu ra khỏi nơi có nguy cơ ngập lụt.

- Ở những vùng có nguy cơ ngậpsâu cần chuẩn bị kế hoạch sơ tán người và tài sản, giấy tờ và các vật dụng quan trọng khác, sắp xếp đồ đạc trong nhà cao hơn mức lũ đã từng xảy ra.

- Tổ chức diễn tập, xử lý tình huống khẩn cấp cho lũ lụt xảy ra cho người dân và cán bộ xã nơi có nguy cơ xảy ra lũ lụt lớn.

Trong khi có lũ lụt:

Đối với các hoạt động trên sông :Các phương tiện chủ động dừng các hoạt động khi thấy không an toàn, đặc biệt là tại khu vực có các bến đò ngang chở khách. Thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, học sinh đi học, chủ động cho các em nghĩ học khi có ngập lụt lơn không an toàn

Triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn bờ bao ngăn lũ như: Đắp tôn cao bờ bao đề phòng nước tràn qua, gây vỡ bờ.

3.2.2 Biện pháp ứng dụng công nghệ thôngtin

Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dự báo, xây dựng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) để xây dựng bản đồ ngập lụt. Bằng phương pháp thống kê khách quan kết hợp ứng dụng công nghệ GIS, phần mềm dự báo ngập lụt để cung cấp thông tin ngập lụt theo mức nước dự báo, xác định thống kê mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra tại thời điểm truy vấn.

Ưng dụng mô hình thuỷ văn HEC-HMS tính toán lũ cho Hệ thống sông Trường Giang để tính lượng mưa dòng chảy cho các lưu vực nhỏ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế các mục tiêu kinh tế xã hội khác

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6 2 3.2.3 Biện pháp truyền thông

Tuyên truyền nâng cao ý thức cho nhân dân về công tác phòng chống giảm nhẹ tác động của thiên tai và cứu hộ cứu nạn. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ chuẩn bị lực lượng, phươngtiện cơ sở vật chất ứng cứu kịp thời và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, thiệt hại về kinh tế.

Tổ chức tập huấn về cách phòng, chống và khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất sau lũ lụt,

Thường xuyên nắm bắt tin tức dự báo thời tiết để có biện pháp ứng phó kịp thời, các phương tiện thông tin liên lạc của xã như loa phóng thanh, truyền hình thường xuyên cập nhật diễn biến lũ lụt tới người dân.

Kêu gọi sự giúp đỡ chung tay của cộng đồng trong công tác khắc phục thiệt hại và phục hồi sản xuất.

3.2.4 Biện pháp chỉ đạo

Củng cố hệ thống ban chỉ huy và thường trực ban chỉ huy để chủ động trong công tác phòng chống lũ lụt, thành lập các đội xung kích tại các xã và các thôn xómđể kịp thời ứng cứu và di dân ra khỏi vùng ngập lụt. Chủ độnglập kế hoạch di dời dân khi có lũ lụt xảy ra đặc biệt là các xã dọc sông Trường Giang, sông Ly Ly, dọc các suối tới nơi khô ráo, an toàn để họ yên tâm sản xuất

Xúc tiến việc chèn chống nhà cửa, chuẩn bị ghe thuyền cho công tác cứu hộ cứu nạn.

Mỗi ban ngành thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, bảo vệ tốt nơi làm việc cũng như góp sức cùng nhân dân chỉ đạo các phòng ban trong công tác phòng chống khắc phục và giảm nhẹ tác động lũ lụt tới kinh tế.

Công an huyện chủ trì, lập phương án phối hợp các lực lượng, đảm bảo công tác cứu hộ, cứu nạn và an ninh trật tự trước, trong và sau khi lụt bão xảy ra, đảm bảo an toàn giao thông và xử lý kiên quyết đối với những tổ chức, cá nhân lợi dụng thiên tai để có những hoạt động phạm pháp làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Phối hợp với các địa phương tiến hành chỉ đạo cắt bỏ những cành nhánh trên các tuyến giao thông đảm bảo vận hành tốt các phương tiện, trang thiết bị hiện có để phục vụ khi có yêu cầu.

Đại học Kinh tế Huế

Xí nghiệp KTCT Thuỷ lợi có phương án cụ thể đảm bảo an toàn 2 hồ chứa nước Phước Hà, Cao Ngạn, Đông Tiển và hệ thống kênh mương, đập dâng... Xây dựng và thực hiện tốt phương án, giải pháp đảm bảo nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất trong bất kỳ tình huống nào.

Ngành Điện lực, phòng Công thương và BQL các dự án đầu tư xây dựng phải kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình do ngành mình quản lý. Cũng cố, sữa chửa, tu bổ hệ thống đường dây dẫn điện, cột điện thô sơ, đốn chặt cây, cắt bỏ cành nhánh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đường dây tránh sự cố gây cháy, đổ ngã, giật chết người, đặc biệt, chú ý các công trình đang thi công dỡ dang. Tổ chức trực ban nghiêm túc, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ứng cứu với các tình huống do thiên tai gây ra đảm bảo an toàn phục vụ dân sinh.

Các ngành Bưu điện,Đài viễn thông, Đài truyền thanh, phòng Văn hoá –Thông tin phải kiểm tra toàn bộ hệ thống thông tin liên lạc do ngành mình quản lý. Đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Tổ chức trực 24/24 để xử lý tình huống, nắm bắt, đưa thông tin, thông báo kịp thời. Chuẩn bị các phương tiện thông tin lưu động hoạt động tốt trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết xấu. Cần nâng cao chất lượng, tăng thêm thời lượng phát thanh, phát sóng, loa lưu động để các bản tin dự báo thời tiết, tin bão,lũ ... chuyển tải thông tin một cách khoa học chính xác, nhanh chóng đến mọi người dân.

Ngành Y tế giao cho Trung tâm y tế xây dựng phương án phục vụ, tiếp nhận cứu chửa khi có thiên tai xảy ra, cấp đủ cơ số thuốc dự phòng phục vụ PCLB đến tận các trạm y tế xã, vùng xa xôi hẻo lánh dễ bị chia cắt liên lạc trong mùa mưa bão, với chất lượng tốt. Có phương án lập các trạm sơ cứu và huy động lực lượng, phương tiện cơ động, phòng điều trị cấp cứu khi có tai nạn đông người do thiên tai xảy ra. Có kế hoạchphối hợp với các ngành đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời dịch bệnh phát sinh sau mùa mưa bão.

Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện, các trường Trung học phổ thông và các trường học kiểm tra trường lớp, phòng học không đảm bảo an toàn không được sử dụng dạy học, khi có bão lụt xảy ra thì cho học sinh nghỉ học sau dạy bù; có phương án đảm bảo an toàn tính mạng của học sinh, giáo viên và nhân viên khi có lụt bão xảy

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6 4 ra. Phòng Giáo dục – Đào tạo nên có văn bản ủy quyền cho hiệu trưởng các trường nằm trong vùng thấp trũng, nguy hiểm được quyền quyết định cho học sinh nghỉ học, khi có tình huống xấu xảy ra, tiến hành dạy bù vào thời gian thích hợp. Nếu để xảy ra thiệt hại và tính mạng và tài sản do chủ quan phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và pháp luật.

Phòng Lao động TB&XH theo dõi nắm chắc tình hình thiệt hại do thiên tai và đời sống nhân dân trong vùng thiệt hại, đề xuất các biện pháp cứu hộ cứu trợ, tuyệt đối không để người dân chết đói, chết rét do lụt bão xảy ra. Phối hợp với các phòng ban chức năng trong huyện đảm bảo kế hoạch dự trữ các mặt hàng cần thiết phục vụ cho công tác viện trợ kịp thời. Tham mưu tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ (nếu có) kịp thời, nhanh chóng và công bằng.

Phòng Tài nguyên– Môi trường chỉ đạo phối hợp với các ngành địa phương địa phương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện tốt công tác đảm bảo môi trường, lở lấp ruộng đất nhà cửa, xử lý khắc phục nhanh sự cố và hậu quả sau lũ lụt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà máy, xí nghiệp không để lợi dụnglũlụt để xả thải ra môi trường

Phòng Tài chính KH, Kho bạc Nhà nước có kế hoạch phân bổ kinh phí để phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ưu tiên hàng đầu cấp đủ và kịp thời kinh phí hoạt động phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt được UBND huyện cấp. Nếu phát sinh thêm nhanh chóng đề nghị phân bổ kinh phí

3.2.5 Biện pháp quy hoạch tổng thể

Về lâu dài thì biện pháp quy hoạch tổng thể các khu vực dân cư chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt do các nguyên nhânnhư địa hình trũng thấp và nhàở không kiên cố là biện pháp khả thi cho công tác giảm thiểu tác động của lũ lụt trong thời gian tới.

Một nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng do lũ gây ra như cơ sở hạ tầng xây dựng nhanh nhưng không tính đến khẩu độ thoát lũ, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát lũ. Việc xây dựng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện nhiều dẫn đến tình trạng suy giảm rừng, ảnh hưởng của mặt đệm ngày càng lớn.

Nguyên nhân gây thiệt hại của lũ lụt ở khu vực huyện Thăng Bình là do tình trạng mưa lớn kéo dài, hệ thống sông Trường Giang với lưu lượng nước khá lớn làm

Đại học Kinh tế Huế

ngập lụt ở những khu vực hạ lưu vì vậy việc xây dựng hệ thống đê bao, kề, nạo vét sông Trường Giang cần được chú trọng, có kế hoạch quy hoạch tổng thể dân cư sống gần sông các xã VùngĐông tới nơi cao ráo tránh những tổn thất về người và tài sản.

Rà soát, bổ sung lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch của các ngành, và địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu. Cần phải tính toán lại một cách hệ thống lũ khả năng lớn nhất ở những công trình trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đô thị và dân cư sống ở vùng hạ lưu đập. Tùy điều kiện có thể ứng dụng các phương pháp đơn giản như tính mưa khả năng theo phương pháp thống kê, nếu đủ tài liệu tính theo phương pháp cực đại hóa trận mưa hoặc chuyển vị bão.

Kiểm tra lại toàn bộ cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông phải có đủ khẩu độ tràn. Các hồ chứa sau khi kiểm tra thấy cần thiết phải mở rộng tràn hoặc xây thêm tràn sự cố hay còn gọi là tràn dự phòng để đảm bảo thoát lũ. Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu cơ sở khoa học để sớm ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa.

Cần nâng cấp các cống tiêu, nạo vét các trục để tăng cường khả năng tiêu thoát.

Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông, xây dựng các tuyến đê mới để chống được mức nước triều

Các biện pháp phi công trình như tăng cường độ chính xác cho công tác dự báo lũ báo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp với biến đổi thời tiết, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Để chủ động ứng cứu tại chỗ cần xây dựng các khu nhà phòng tránh kiên cố, nơi cư trú an toàn, dự trữ lương thực, thuốc men, ghe thuyền, phao cứu hộ. Việc đầu tư cho các khu nhà ở kiên cố, đường cứu hộ là biện pháp hữu hiệu, an toàn, rẻ rất nhiều so với sự mất mát, tàn phá của lũ lụt như hàng chục năm qua.

Đại học Kinh tế Huế

Trang 6 6 PHẦN III

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)