Thế mạnh kinh tế của Huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LŨ LỤT NĂM 2009 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2 Điều kiện Kinh tế-Xã hội

2.1.2.4 Thế mạnh kinh tế của Huyện

a) Nông nghiệp:

Vùng Đông: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng đào lộn hột là động lực chính phát triển kinhtế.

-Lúa nước: Sản xuất ở diện tích sâu, có nước tưới được vào mùa hạn. Cây trồng cạn: Đậu phụng, mè, khoai lang, rau đậu, ngô, cỏ. Gia súc: Tập trung nuôi lợn nái sinh sản, lợn hướng nạc chỉ ở các hộ có khả năng hoặc trang trại. Ngoài ra, nuôi dê, nuôi thỏ. Đào lộn hột cây kinh tế chủ lực. Lâm nghiệp: Trồng rừng phòng hộ ở đất bãi cát, đồi cát. đánh bắt kiêm nghề, tăng năng lực đánh bắt xa bờ. nuôi tôm nước lợ.

- Gia cầm: Phát triển nuôi vịt đẻ, vịt đàn.

Vùng Tây:Chăn nuôi bò và trồng rừng là kinh tế động lực.

- Lúa: Tập trung diện tích có nước tưới. Các loại cây trồng cạn: Đậu phụng, sắn, ngô, cỏ mía, khoai lang. Chăn nuôi bò chủ lực, áp dụng phương thức nuôi bò nhót thâm canh trong nông hộ. Xây dựng trang trại nuôi bò, dê tập trung. Lâm nghiệp:

Trồng rừng chủ lực là trồng cây keo, trồng cao su tiểu điền. Xây dựng trang trại nông lâm kết hợp. Phát triển chế biến lâm sản. Nuôi trồng thủy sản: nơi có hồ đập, nước suối, nước kênh nuôi cá nước ngọtchiếm tỷ trọng cao.

Vùng Trung: Lúa là cây trồng chủ lực, chăn nuôi lợn hướng nạc.

Lúa nước là vùng trọng điểm, bảo đảm an toàn lương thực cho huyện. Cây trồng cạn: đậu phụng, ngô, mè, kiệu, thuốc lá, cỏ, rau đậu, điều. Gia súc: Nuôi lợn hướng nạc, tập trung nạc hoá đàn heo, heo nái sinh sản. Gia cầm: Trang trại nuôi gà, cút, vịt đàn. Nuôi trồng thủy sản: nuôi cá nước ngọt, ếch, baba.

Theo thống kê mới nhất vào cuối năm 2010:

Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 497 tỷ đồng (giá cố định), tốc độ tăng trưởng 4,41% (kế hoạch 4,6%):

Về trồng trọt: Diện tích lúa cả năm 14.529 ha, đạt 99,8% kế hoạch, năng suất bình quân 50 tạ/ha, tăng 6,95 tạ/ha so với năm 2009. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 75.720 tấn, đạt 116,5% kế hoạch, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2009. Đối với các loại cây trồng khác: Ngô, cây có củ, rau đậu các loại, cây lạc,.. gieo trồng đảm bảo kế hoạch và cho năng suất khá.

Đại học Kinh tế Huế

Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm tương đối ổn định. Đàn trâu 10.556 con, đàn bò 24.369 con (tỷ lệ bò lai chiếm 21,5%, tăng 04% so với năm 2009), đàn heo 98.778 con, ước tổng đàn gia cầm 470.000 con. Dịch bệnh gia súc, gia cầm đã bùng phátở các địa phương, có thời điểm diễn biến hết sức phức tạp, nhất là dịch

Nhận xét: Về sản xuất nông nghiệp, nhìn chung huyện vẫn chưa chọn được những sản phẩm cây trồng, con vật nuôi có lợi thế, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để quy hoạch hình thành những vùng sản xuất chuyên canh nông sản hàng hoá.Chăn nuôi còn nhỏ lẻ, ít đầu tưlàm cho nguồn thu từ chăn nuôi khôngổn định và gây khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh trong mùa mưa lũ. Mặc dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện nhưng do một số lý do như: việc chuyển đổi diện tích lúa hiệu quả cao sang các cây trồng cạn cho hiệu quả kinh tế cao còn bị động, công tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ chưa được đổi mới kịp thời. Sản xuất nông nghiệp nhưng yếu tố thiên nhiên còn chi phối nhiều làm ảnh hưởng lớn tới năng suất và khả năng chống chọi của cây trồng và vật nuôi trong các điều kiện thiên tai còn bị hạn chế và gây thiệt hại lớn khi có thiên tai xảy ra.

b) Công nghiệp:

Cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì Huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam cũng đang tận dụng những lợi thế sẵn có để phát triển công nghiệp, các cụm công nghiệp dần hình thành:

Trong những năm gần đây, Thăng Bình tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cụm công nghiệp (CCN) gồm CCN Hà Lam - Chợ Được, Kế Xuyên - Quán Gò, Nam Hà Lam và cụm Gò Đài - Hà Châu. Trong năm 2010, 2 dự án chính thức khánh thành và đi vào sản xuất là Công ty May Ánh Sáng (CCN Kế Xuyên - Quán Gò), Nhà máy gạchtuyen Trung Phước (Bình Lãnh). Ngay trong đầu năm 2011 này, huyện Thăng Bình có thêm 4 dự án đang chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng gồm: Công ty TNHH Đông An với diện tích 3,7ha, tổng vốn đầu tư 40 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 700 lao động địa phương; Công ty TNHH Đỗ Hoàng với diện tích 0,7ha, tổng vốn đầu tư 30 tỷ đồng, giải quyết 150 lao động địa phương; Trung tâm Đào tạo nghề miền Trung với diện tích 4ha, tổng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 3 8 vốn đầu tư 80 tỷ đồng và dự án của Công ty cổ phần Hoàng Khuyên triển khai xây dựng nhà máy sản xuất thủy tinh tại xã Bình Giang với diện tích thuê đất 32ha, tổng vốn đầu tư 93 triệu USD.

+ Cụm công nghiệp Hà Lam- Chợ Được Thuộc xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, cách quốc lộ 1A 2km, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 30km về phía Bắc.

Diện tích quy hoạch 120 ha, đất công nghiệp 40 ha. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư là công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp thủy tinh, sành, dệt may, giày da.. Lợi thế vùng quy hoạch là thuộc vùng mỏ cát chất lượng cao, trữ lượng lớn, nằm gần kề vùng nguyên liệu nông thủy sản, có làng nghề truyền thống gốm sứ

+ Cụm công nghiệp Kế Xuyên- Quán Gò thuộc xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, cách quốc lộ 1A 80m về phía Đông, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 20km về phía Bắc. Diện tích quy hoạch ban đầu là 13ha với các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư như: công nghiệp nhẹ, công nghiệp cơ khí và công nghiệp xây dựng.

+ Làng nghề nước mắm Cửa Khe- Bình Dươngvà một số làng nghề mới đãđóng góp đáng kể vào kinh tếcủa huyện và tạo công ăn việc làm cho một số người dân.

Tiềm năng vùng đất vùng tây Thăng Bình đã được khai thác và phát huy có hiệu quả. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại đang phát triển mạnh. Riêng các xã Bình Trị, Bình Chánh, Bình Quế, Bình Phú… đã có đến 100 mô hình kinh tế vườn làm ăn hiệu quả, trong đó có 30 trang trại kinh tế tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt, mỗi năm thu nhập từ hàng chục triệu đồng. Đến nay, huyện Thăng Bình đã hình thành vùng nguyên liệu ổn định: cây sắn với hơn 1.500ha, cây mía, cây tiêu, cây ăn quả hơn 2.000ha và hình thành cây nguyên liệu giấy hơn 500 nghìn cây.

Trong chăn nuôi, người dân bước đầu chú trọng đến chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn heo, đàn gia cầm siêu thịt, siêu trứng ngày càng đầu tư mở rộng. Riêng tổng đàn gia súc đạt hơn 100.000 con. Nghề trồng rừng ở các xã vùng tây đang phát triển mạnh. Hiện nay, người dân đảm nhận trồng và khai thác 5.000ha, góp phần nâng độ che phủ rừng lên đến 44%.

Tổng giá trị công nghiệp-xây dựng là 325 tỷ đồng, tăng 8,3% so với kế hoạch, tăng 35,4% so với năm 2009; chiếm 26,1% trong cơ cấu ngành kinh tế.

Đại học Kinh tế Huế

c) Nuôi trồng thuỷ hải sản:

Nếu như người dân các xã vùng tây có lối mở nhờ từ quốc lộ 14E thì người dân vùng đông lại đang kỳ vọng vào con đường Thanh niên ven biển và Dự án sắp xếp dân cư ven biển đang khởi động trên vùng đất này. Nắm bắt những cơ hội mới, người dân vùng đông Thăng Bìnhđang tính đến việc đầu tư phát triển kinh tế gia đình từ tận dụng khai thác tiềm năng ở địa phương.

Trong những năm qua, “chân biển và chân đồng” được kết hợp chặt chẽ và đang tạo diện mạo mới cho vùng quê biển. Cùng với việc đầu tư mở rộng công suất đánh bắt, người dân các xã ven biển tập trung mở rộng các cơ sở chế biến thủy hải sản, tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Các làng nghề nước mắm Cửa Khe (Bình Dương), Tân An, Hà Bình (Bình Minh)... đang được vực dậy và ăn nên làm ra, tăng nguồn thu nhập kinh tế gia đình và giải quyết nguồn lao động đáng kể ở địa phương.

Nghề đánh bắt hải sản và nuôi trồng thủy sản nước ngọt đang phát triển mạnh.

Đến nay, riêng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 650ha. Nhờ vậy, giá trị khai thác hằng năm từ ngành thủy hải sản mang lại bình quân 50 tỷ đồng. Trong những năm đến, Thăng Bình phấn đấu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng đông lên đến 1.000ha và đạt sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản, hải sản đạt 7.000 -7.500 tấn mỗi năm

Bảng 6: Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản qua các năm.

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ tiêu 2011 Sản lượng(tấn) 6.672 7.279 7.513 8.662 10.802 6.500 9.100

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện:

Trong những năm từ 2007 đến 2010 kinh tế huyện có sự chuyển dịch cơ cấu, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng các ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch vụ. Năm 2007 cơ cấu nông nghiệp trong nền kinh tế là 53,20 % giảm xuống 39,90 % trong năm 2010, trong khi cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 16,90 % trong năm 2007 lên 26,10 % trong năm 2010.

Đại học Kinh tế Huế

Trang 4 0 Bảng 7: Sự chuyển dịch cơ cấu của huyện.

Cơ cấu ngành kinh tế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nông nghiệp 53,20% 49,60 % 43,50 % 39,90 %

Công nghiệp- xây dựng 16,90 % 17,50 % 22,70 % 26,10 %

Thương mai- dịch vụ 29,90 % 32,90 % 33,80 % 34,00 %

Nhận xét chung về điều kiện kinh tế-xã hội

Huyện có nguồn lực lao động dồi dào có thể cung cấp lao động cho nhiều ngành nghề nhưng lực lượng lao động trẻ gần đây đã phân tán đi làm ăn ở nhiều nơi, lực lượng lao động nông thôn chủ yếu là phụ nữ gây khó khăn cho hoạt động nông nghiệp còn mang tính truyền thống và công tác phòng chống thiên tai tại địa phương.

Nhìn chung huyện có những lợi thế để phát triển nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và những năm gần đây tỷ trọng công nghiệp cũng tăng lên. Công nghiệp đang dần phát triển theo chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nhưng nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động kinh tế của lũ lụt năm 2009 và khả năng thích ứng của cộng đồng với lũ lụt tại huyện thăng bình tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)