CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI LŨ LỤT NĂM 2009 TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH TỈNH QUẢNG NAM
2.2 Tình hình lũ lụt huyện Thăng Bình năm 2009
2.2.2 Tác động kinh tế của lũ lụt
2.2.2.3 Tổng hợp thiệt hại về các lĩnh vực trong năm 2009
Vấn đề thiệt hại về nông nghiệp vẫn là nguy cơ hàng đầu cho kinh tế huyện.
Đây là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng cũng là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Do tính chất phụ thuộc vào thiên
Đại học Kinh tế Huế
nhiên và các yếu tố khí hậu thời tiết cùng tập quán canh tác nông nghiệp truyền thống.
Trongnăm 2009 trên địa bàn huyện xảy ra 3 đợt lụt nhưng mức độ thiệt hại và phạm vi tác động mạnh nhất là trận lụt tháng 9 với cơn bão số 9 vừa qua thì tình trạng ngập lụt xảy ra trên diện rộng và gây tổn thất lớn.Thiệt hạinông nghiệp trong năm2009 thể hiện ở bảng sau:
Bảng 9: Đánh giá thiệt hại nông nghiệp năm 2009 của huyện Thăng Bình
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 Tổng giá trị
(tr đ)
Tỷ lệ (%) 1. Diện tích lúa bị ngập úng, hư hại Ha 1.227 30.675 42,66
2. Sắn ngô khoai bị ngập úng hư hại Ha 944 18.880 26,26
3. Rau đậu các loại bị ngập úng hư hại Ha 439 13.170 18,32
4. Cây ăn quả bị ngãđổ hư hại Ha 26.046 5.209,2 7,24
5. Đất nông nghiệp bị sạt lở bồi đắp Ha 13.352 1.335,2 1,86
6. Bò trâu bị mất trôi Con 12 72 0,10
7. Gia cầm bị chết trôi Con 4.256 212,8 0,30
8. Lợn bị chết mất trôi Con 140 70 0,09
9. Cây xanh, hoa cây cảnh ngãđổ cây 3.262 2.283,4 3,17
Tổng 71.907,6 100
Trongnăm 2009 nhân dân huyện chịu thiệt hạinặng nềthì diện tích lúa bị ngập úng hư hại là khá cao 30.675 triệu đồng và chiếm 42,66 % trong tổng thiệt hại về mặt nông nghiệp. Diện tích sắn ngô khoai bi thiệt hại là 18.880 triệu đồng chiếm 26,26 % và diện tích các cây rau đậu bị ngập úng trong hai năm đó là 13.170 triệu đồng chiếm 18,32 %. Do yếu tố thời vụ của cây lúa, diên tích lúa tập trung ở khu vực đồng bằng và gần sông, hệ thống thuỷ lợi dẫn nước cho lúa trong mùa mưa lũ có thể gây ra tình trạng thoát nước không kịp và xả nước từ hệ thống hồ đập gây ngập úng, ứ đọng nước gây hư hại cho hoa màu.
Tình trạng hư hại mùa màng làm nản sinh vấn đề thiếu lương thực thực phẩm trong thời gian sau lũ, thu nhập của người nông dân không ổn định. Diện tích lúa và
Đại học Kinh tế Huế
Trang 4 6 hoa màu bị ngập úng, hư hại làm ảnh hưởng tới nguồn thu chủ yếu của người dân vùng nông thôn.
Năm 2009 diện tích gieo cây lúa là 14.513 ha và bị ngập lụt hư hại khoảng 1.227 ha, diện tích hoa màu là 4.134 ha thì bị hư hại 944 ha. Với mỗi ha lúa thu hoạch được đem lại cho người nông dân khoảng 25 triệu đồng, mỗi ha cây sắn ngô khoai thu hoạch khoảng 20 triệu đồng, mỗi ha rau đậu các loại là 30 triệu đồng thì nền kinh tế huyện bị mất mát trong lũ lụt năm 2009 là 62.725 triệu đồng.Diện tích ngập úng này tập trung ở các xã như Bình Giang, Bình Nam, Bình Quý, Bình Dương, Bình Sa
Về chăn nuôi số lượng gia súc gia cầm bị chết và cuốn trôi trong lũ lụt là 12 con trâu bò ước tính thiệt hại là 72 triệu đồng, số lượng gia cầm bị chết cuốn trôi là 4.256 con thiệt hại khoảng 212,8triệu đồng, số lượnglợn bị chết và cuốn trôi là 70 con tổng số tiền thiệt hại là 140 triệu đồng. Những thiệt hại này đối với toàn nền kinh tế thì không phải là con số lớn nhưng nó gây ra lo ngại cho sự ổn định về an ninh lương thực, thu nhập của người dân ở một vài khu vực trong huyện, đặc biệt là những người nghèo và người phụ thuộc vào nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp
b.Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản
Những gần đây diện tích và năng suất của ngành thuỷ sản đã có sự gia tăng.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại các xã như Bình Nam với 140 ha, Bình Dương với 98 ha, Bình Minh 30ha, Bình Sa 76,4ha, Bình Giang 24,6 ha, Bình Chánh 26,5 ha, chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. Sản lượng thuỷ sản chủ yếu từ hoạt động đánh bắt của các cá thể. Do nuôi trồng thuỷ hải sản vẫn còn mang tính chất cá thể, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên nên dễ bị tổn thương trước những biến động của thiên tai.
Năm 2007 lũ lụt đã làm chìm 39 chiếc thuyền của các ngư dân trên sông Trường Giang. Diện tích ao nuôi tôm cá bị ngập hoàn toàn mất sản lượng là 41 ha, cá tôm ếch ba ba bị chết khoảng 2 tấn, cá giống bị cuốn trôi 13 tấn thiệt hại kinh tế ước tính 2.800 triệu đồng. Mỗi chiếc thuyền bị hư hỏng thiệt hại 6 triệu, bị chìm hoàn toàn 300 triệu, mỗi ha nuôi tôm cá bị lấp hư hỏng là 110 triệu, cá tôm ếch bị chết cuốn trôi là 50 triệu thì tổng tổn thất về nuôi trồng thuỷ sản là 12.450 triệu đồng.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 10: Thiệt hại về thuỷ sản của huyện năm 2009
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thiệt hại
(tr đ)
Tỷ lệ (%)
1 Tàu thuyền bị hư Chiếc 60 0,29
2 Tàu thuyền bị chìm Chiếc 450 2,16
3 Nò chươm bị cuốn trôi Cái 3.900 18,71
4 Ao nuôi tôm cá bị ngậpmất trắng Ha 16.440 78,84
Tổng 20.850 100
Thiệt hại năm 2009 cao hơn năm 2007, lũ lụt làm chìm 30 chiêc thuyền làm hư hỏng 6 chiếc, diện tích ao hồ nuôi tôm bị sạt lở hư hỏng là 26 ha, cá tôm ếch ba ba bị chết là 16 tấn, cá giống bị trôi 2 tấn, thuyềnbị chìm ước tính tổng thiệt cho ngành thuỷ sản là 20.850 triệu đồng.Lũ lụt đãảnh hưởng tới sản lượng của ngành thuỷ sản và chất lượng của các hồ nuôi. Về lâu dài công tác khắc phục cần được chú trọng ở các khâu như cung cấp cá giống cho người dân do một lượng lớn cá giống đã bị chết và cuốn trôi, đảm bảo vệ sinh tại các ao nuôi để phòng dịch bệnh cho vật nuôi, sữa chữa lại những hồ nuôi đã bị sạt lở và có biện pháp thu hoạch nhanh vật nuôi khi mùa mưa lũ đến.
c. Giao thông và thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho công tác tưới tiêu cho nông nghiệp, tăng năng suất cho nông nghiệp và cây hoa màu khác. Một mặt các hồ đập này sẽ giữ nước trong mùa khô đảm bảo nước tưới, điều tiết lượng nước cho sản xuất vụ Hè Thu nhưng khi mùa mưa lũ đến thì đây cũng là mối lo cho các khu vực trũng thấp, các kênh mương... do hệ thống hồ đập này phải tiến hành xả nước. Hệ thống đê điều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các công trình sản xuất nông nghiệp và kinh tế cũng như các thành phố và làng mạc, tính mạng con người trước những trận lũ bão thuỷ triều. Ngoài việc làm chết người, những sự cố đê điều khi xảy ra sẽ mang lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp do ngập lụt bởi nước biển tràn và công tác khôi phục phải kéo dài trong nhiều năm. Chất lượng của các hệ thống thuỷ lợi đang là mối lo cho người dân trong mùa mưa bão, việc nâng cấp rất tốn kém mất thời gian .
Đại học Kinh tế Huế
Trang 4 8 Tính riêng năm 2009lũ lụt đã làm hư hỏng 7 đập dâng mỗi đập đơn giá khoảng 20 triệu thì thiệt hai cho kinh tế huyện 140 triệu đồng, 7 đập thời vụ, 347 cống bị trôi, diện tích đất kênh mương bị sạt lở hư hỏng trôi là 13.140 cái, bê tông lát kênh bị hư hỏng 420 m3mỗi m3 tổn thất khoảng 1,2 triệu đồng cho việc tu sửa. Đây chỉ là những thiệt hại trước mắt về lâu dài khi mà hệ thống thuỷ lợi không còn đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp cũng như việc thoát nước cho các vụ sau. Lũ lụt năm 2007 cũng gây tổn thất năng nề cho giao thông đặc biệt là nhiều đọan đường đất bị xói lở, đường bê tông bị xói lở, đường nhựa bị xói lở. Năm 2008 lũ lụt ít gây tổn thất hơn, ước tính thiệt hại lũ lụt năm 2008 cho thuỷ lợi là 436 triệu. Năm 2009 sự gia tăng về tần suất và mức độ thiệt hại.