CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề việc làm
1.2.2 Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Quảng Trị
Xét dưới góc độ dân số và lao động, tỉnhQuảng Trịvẫn là một tỉnh thuần nông.
Bởi lẽ, dân số sống ở nông thôn gần 80% và lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 65% với 206.800 người. Thời gian qua, nông nghiệp - nông thôn là nơi đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh Quảng Trị, cung cấp nguồn lao động dồi dào và tiềm năng hậu thuẫn đắc lực cho phát triển công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt nông nghiệp đang có nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong lĩnh vực xuất khẩu, góp phần đưa giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh 5 năm 2005- 2010 đạt 165 triệu USD.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, lao động nông thôn tỉnhQuảng Trị đang đứng trước những thách thức. Hiện nay, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn mới chỉ đạt 81% thì tính ra có đến 36.855 người chưa có và thiếu việc làm. Mặc dù trong những năm qua, đã có những biện pháp thiết thực nhằm giảm tốc độ tăng dân số nhưng do nhiều nguyên nhân: tăng dân số trong quá khứ cao, sự ảnh hưởng của tập tục phương Đông... nên tốc độ gia tăng nguồn lao động hàng năm của tỉnh còn cao, ước có 15 nghìn người bước vào tuổi lao động.
Trong khi đó, với nền kinh tế hiện đại, xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, Nhà nước phải thực hiện việc thu hồi đất canh tác nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng
Đại học Kinh tế Huế
các khu công nghiệp...Đây là yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời điliền đó là quá trình thu hồi đất canh tác nông nghiệp đã làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
Một thực tế đối với lao động nông thôn hiện nay là thị trường lao động tại khu vực này chưa phát triển nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất (như máy cày, máy gặt liên hợp…) đưa đến lao động truyền thống trong nông nghiệp bị dôi dư.
Ngoài ra, lề lối làm ăn trong ngành nông nghiệp truyền thống và thực trạng ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của người nông dân trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tiếp cận thị trường của người lao động. Với đặc điểm của nền nông nghiệp là sản xuất nhỏ lẻ, mang tính truyền thống, người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không được đào tạo về nghề nghiệp và trìnhđộ kinh tế, chuyên môn kỹ thuật.
Có thể thấy, cung lao động nông thôn dồi dào nhưng chất lượng chưa cao cả về văn hoá, kỹ năng chuyên môn cũng như hiểu biết về pháp luật và kỹ năng sống. Cụ thể, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay là 18,7%, còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước (25%).
Mạng lưới cơ sở dạy nghề ở khu vực nông thôn còn mỏng, quy mô đào tạo nhỏ.
Lao động nông thôn qua đào tạo nghề có sự chênh lệch lớn giữa các vùng kinh tế, nhất là vùng miền núi Đakrông, Hướng Hoá và vùng bãi ngang ven biển khó tiếp cận với việc học nghề. Do đó xu thế hội nhập, sức cạnh tranh về chất lượng lao động thấp, nhiều lao động nông thôn đang đứng trước nguy cơ không có việc và mấtviệc làm.
Xuất phát từ thực tiễn, Việt Nam gia nhập WTO, điều này cũng có nghĩa mọi tầng lớp nhân dân lao động, mọi thành phần kinh tế đều phải chấp nhận sự cạnh tranh trong một môi trường đầy thử thách khắc nghiệt. Hình ảnh của một nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, mang tính truyền thống sẽ dần thu hẹp để nhường lại cho mô hình sản xuất lớn - sản xuất hàng hoá đại trà, trang trại...Lực lượng lao động nói chung tất yếu bị dôi dư, trong đó, lực lượng lao động trong nông nghiệp sẽ là chủ yếu. Điều đặc
Đại học Kinh tế Huế
biệt là, lao động dôi dư trong nông nghiệp thường ở độ tuổi trên 30, khó khăn trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ để chuyển đổi cơ cấu ngành nghề.
Vì vậy, trước những thách thức đó, việc tìm ra hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một vấn đề có tính cấp thiết đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ, có hệ thống nhiều giải pháp khác nhau.
Đại học Kinh tế Huế