CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở XÃ CAM AN HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ CAM AN-
2.2.1. Thực trạng chung về lao động nông thôn của xã Cam An
2.2.1.2 Về phân bố lao động
2.2.1.2.1.Phân bố lao động theo địa giới hành chính (2010).
Xã Cam An chia địa giới hành chính ra 11 thôn với 1399 hộ và 5458 nhân khẩu. tình hình dân số và lao động của xã phân theo địa giới hành chính năm 2010 được thể hiện qua biểu sau:
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 5: Dân số và nguồn lao động phântheo địa giới hành chính xã Cam An năm 2010
Đơn vị ĐV tính Dân số Nguồn lao
động
% so với dân số
Thôn Trúc kinh Người 775 685 88,39
Thôn Trúc Khê Người 495 442 89,29
Thôn Phú Hậu “ 426 349 81,92
Thôn Mỹ Hòa “ 503 412 81,91
Thôn Phổ Lại “ 858 707 82,40
Thôn An Xuân “ 216 180 83,33
Thôn Cẩm Thạch “ 423 357 84,40
Thôn Phi Thừa “ 275 229 83,27
Thôn Phổ Lại Phường “ 86 29 33,72
Thôn Xuân Khê “ 97 51 52,58
Thôn Kim Đâu “ 1304 1265 97,01
Toàn xã “ 5458 4706 86,22
(Nguồn: Số liệu UBND xã 2010) Qua biểu 5 cho thấy dân số và lao động của xã phân bố không đồng đều, chênh lệch giữa thôn có dân số cao với thôn có dân số thấp là quá cao, thôn có dân số đông nhất là thôn Kim Đâu với 1265 người còn thôn có dân số ít nhất là thôn Phổ Lại Phường là 86 người và Xuân Khê là 97 người. Lý do của đặc điểm này là do điều kiện địa hình của xã rộng và phân bố rãi rác nên việc phân chia địa giới hành chính phải tuân theo điều kiện tự nhiên.
Nguồn lao động của xã chiếm tới 86,22% dân số cho thấyyếu tố nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế của xã Cam An rất dồi dào. Để có thể tận dụng tối đa lợi thế này chính quyền địa phương cần có thật nhiều chính sách đào tạo nâng cao trình độ, chất lượng nguồn lao động, thu hút đầu tư, xuất khẩu lao động đi vùng khác, đi nước ngoài để giải quyết việc làm cho lực lượng lao động.
2.2.1.3.2.Phân bố lao động theo nhóm ngành kinh tế xã hội
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Lao động xã Cam An phân theo lĩnh vực kinh tế năm 2010
Tổng số Nông -
lâm ngư
Công nghiệp và xây dựng
Thương mại và dịch vụ
Quản lý Nhà nước +SN Đảng, Đoàn
thể 2931 người hoạt động kinh
tế 2245 460 150 77
100% 76,57% 15,7% 5,1% 2,63%
Cơ cấu kinh tế ( GDP)
100% 57,37% 12,63% 30% -
(Nguồn: Số liệu UBND xã 2010) Bảngnày cho thấy lao động của xã tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông –lâm– ngư nghiệp, trong 2931 tham gia hoạt động kinh tế thì có tới 76,57% tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm qua mặc dù chính quyền có nhiều chính sách khuyến khích lao động tham gia các ngành nghề dịch vu nhưng tốc độ dịch chuyển khá thấp. Điều này được giải thích bởi các lý do sau :
- Nền kinh tế nước ta chuyển mình từ cơ chế quản lý tập trung qua liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước cùng với sự vận động đó là một số cơ quan xí nghiệp, quốc doanh bộc lộ những yếu kém trong quản lý và làm ăn kém hiệu quả hoặc thua lỗ buộc phải giảm biên chế hoặc giải thể, do đó đã phát sinh một lượng lao động khá lớn từ các ngành khác chuyển vào ngành nông nghiệp với tư cách là “ cái túi” chứa đựng những lao động dư thừa.
- Số người gia nhập lực lượng lao động hàng năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn bởi lẽ sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hệ thống cơ sở hạ tầng và việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác ở đây không có những biến động tích cực, lao động gia nhập lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông và chỉ phù hợp với ngành nông nghiệp đã lạc hậu.
Qua đó ta thấy sự mất cân đối giữa các ngành kinh tế trong xã, việc tập trung một lực lượng lao động khá lớn và ngày càng lớn vào ngành nông nghiệp đã làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm và cùng với nó việc sản xuất nông nghiệp ở đây còn mang tính thời vụ cao đã dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ngày càng tăng.
Đại học Kinh tế Huế
Do lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào các ngành nông nghiệp mà trong ngành này thì mô hình kinh tế hộ gia đình lại chiếm tỷ trọng chủ yếu với lực lượng lao động chủ yếunên việc quản lý và sử dụng các huyện còn mang nặng tính tự phát, thiếu tổ chức và trình độ phân công lao động rất thấp. Việc sử dụng lao động ở các ngành còn lại cũng rất kém hiệu quả, phân công lao động chưa rõ ràng và chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các ngành do một mặt là sự quản lý và hướng dẫn lỏng lẽo kém chặt chẽ giữa các cấp chính quyền; mặt khác do trình độ quản lý chuyên môn của người sử dụng lao động, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động, hoạt động đào tạo và đào tạo lại chưa được bắt đầu ở xã.
2.2.1.2.3.Phân bố lao động theo khu vực kinh tế( năm 2010).
- Tổng số: 2931 người, trong đó:
- Quốc doanh : 115 người chiếm 3,92%.
- Ngoài quốc doanh: 2810 người chiếm 95,87%
- Có vốn đầu tư nước ngoài : 6 người chiếm 0,21%
Việc phân bố lao động giữa các ngành, các vùng, các khu vực kinh tế phản ánh lực lượng lao động được tập trung chủ yếu ở khu vực trong nông thôn nông nghiệp.
Lao động ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ ít phát triển. Tổng sản phẩm GDP do ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn 57,37%, ngành công nghiệp xây dựng 12,63% và thương mại dịch vụ 30% đã phản ánh sự phát triển kinh tế còn lạc hậu và mang nặng tính tự cung, tự cấp cao, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu phát triển xã hội của xã .