CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở XÃ CAM AN HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ CAM AN-
2.2.1. Thực trạng chung về lao động nông thôn của xã Cam An
2.2.1.3. Thực trạng về việc làm của lao động việc làm của xã Cam An
Theo kết quả điều tra lao động việc làm 2009, thực trạng lao động của xã Cam
An như sau:Đại học Kinh tế Huế
Biểu 7: Thực trạng việc làm cho lao động xã Cam An năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
Tổngsố người tham gia hoạt động kinh tế Người 2931
1. Số người có việc làm Người 2844
-Đủ việc làm Người 2359
Tỷ lệ so với người có việc làm % 82,95
-Thiếu việc làm Người 485
Tỷ lệ so với người có việc làm % 17,05
2. Số người không có việc làm Người 87
Tỷ lệ so với số người hoạt động kinh tế % 2,96 (Nguồn: Số liệu UBND xã 2010) Cam An là một xã có nguồn lao động dồi dào, đó là tiềm năng vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế của xã. Tuy nhiên nguồn lao động vẫn chưa được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, chất lượng cũng như năng suất lao động rất thấp tỷ lệ lao động không có việc làm mà đặc biệt là tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng trở nên phổ biến. Việc làm của xã chủ yếu là trong từng lĩnh vực nông nghiệp do vậy hầu hết các lao động vẫn có việc làm nhưng hiệu quả sử dụng lao động rất thấp nếu lực lượng này được chuyển sang hoạt động ở các ngành khác thì sản lượng trong nông nghiệp vẫn không hề giảm sút. Hàng năm, xã vẫn tìm mọi biện pháp để tạo việc làm tại chỗ, chuyển và mở các ngành nghề mới, tạo các điều kiện thuận lợi để khơi dậy và phát huy các ngành nghề truyền thống, đi xây dựng vùng kinh tế mới hoặc xuất khẩu lao động. Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau như tiềm lực kinh tế thấp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các chính sách chủ trương của nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ và linh hoạt, thì trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định và trình độ văn hoá và chuyên môn của lao động vẫn còn ở mức thấp nên hàng năm những việc làm mới tạo ra không đáp ứng được yêu cầu, đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn, các tệ nạn xã hội và thời cơ phát triển.
Sự mất cân đối lớn giữa các ngành kinh tế, việc tập trung một lực lượng lao động quá lớn vào ngành nông nghiệp đã làm cho diện tích đất canh tác/người ngày càng thu hẹp lại, thêm vào đó sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao nên tình
Đại học Kinh tế Huế
trạng thiếu việc làm ngày càng gia tăng. Vậy vấn đề mà xã đang phải đối mặt là giải quyết việc làm cho người nông thôn, với một lực lượng lao động dồi dào nhưng tỷ lệ thờigian làm việc rất thấp chỉ có khoảng 71%. Muốn tăng thời gian làm việc của một người lao động trong nông nghiệp cần phải rút bớt ở đó một bộ phận lao động sang hoạt động ở các ngành khác. Tuy nhiên, do trình độ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp thì lại quá thấp không đáp ứng được với những yêu cầu của các ngành nghề khác, những sản phẩm tạo ra chứa hàm lượng chất xám thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán rẻ, ít có khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của vùng khác đã làmđe doạ đến tínhổn định của công việc.
Kết quả giải quyết việc làm cho lao động xã Cam An năm 2009 và năm 2010 được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 8: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động xã Cam An qua 2 năm 2009- 2010
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Kết quả 2010/2009 2009 2010 ±|%
Số lao động được giải quyết việc làm mới Người 264 341 -
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động phi nông nghiệp % 17,2 16,4 -0,8 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn % 68,9 74,6 6,5
(Nguồn: Số liệu UBND xã 2010) Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể trong 2 năm (2009- 2010) đã giả quyết việc làm cho 605 lao động. Tỷ lệ thât nghiệp của lao động phi nông nghiệp có xu hướng giảm cụ thể qua 2 năm đã giảm 0,8%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông nghiệp qua 2 năm tăng 6,5 %.
Như vậy bình quân mỗi năm mới chỉ giải việc làm cho khoảng 302 lao động.
Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có giảm hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn có tăng nhưng chưa vững chắc. Số người thất nghiệp vẫn còn chiếm 16,4%
ở các lao động phi nông nghiệp, 25,4% quỹ thời gian lao động ở khu vực nông thôn chưa được sử dụng, đáng chú ý là thiếu việc làm và việc làm thu nhập còn thấp toàn tỉnh còn 87 người.không những thế hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động có
Đại học Kinh tế Huế
nhu cầu việc làm cần phải giải quyết việc làm của xã khoảng 1.800 người. Do đó vấn đề giải quyết việc làm của xã trong những năm tới còn gặp nhiều khó khăn.