ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã cam an huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở XÃ CAM AN HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Cam An là một xã nằm về phía Bắc Thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị, phía Đông của huyện Cam Lộ, cách trung tâm huyện 15 km .Xã có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế làng xã. Với hơn 3 km đường bộquốc lộ 1A đi qua. Hiện xã có 11 thôn.

- Cam An tiếp giáp

+ Phía Bắc giáp vớixã Gio Quang huyện Gio Linh.

+ Phía Tây giáp vớixã Cam Thành.

+ Phía Nam giáp với TP Đông Hà + Phía Đônggiáp với thị trấn Cửa Việt

Khí hậu xã Cam An mang đặc điểm nền khí hậu vùng đồng bằng duyên hải. Đó là tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm phân hóa mạnh mẽ, diễn biến thất thường, chịu ảnh hưởng hỗn hợp giữa khí hậu biển và khí hậu lục địa là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu Bắc và Nam. Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình nên khí hậu ở đây có hai mùa rõ rệt, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa phân bố không đều nên thường xảy ra hạn hán lũ lụt gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.

2.1.1.1 Tình hình đất đai của xã

Cam An là một xã nằm dọc theo quốc lộ 1 A với hơn 3 km đường quốc lộ, thuộc đồng bằng duyên hải miền Trung có diện tích tự nhiên là 14,84 km2. Xã có 11 thôn với tổng số nhân khẩu là 5334 nhân khẩu .

Về địa hình tương đối bằng phẳng, hệthống giao thông thuỷ lợi tương đối thuận lợi, đường quốc lộ chạy qua chiều dài của xã nên thuận thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của xã.

Xã có diện tích đất canh tác hàng năm được bù đắp một lượng phù sa màu mỡ thuận tiện cho việc sản xuất cây rau màu các loại và phát triển ngành nghề phụ. Cam An nằm trên đầu mối giao thông quan trọng, lại tiếp giáp với thành phố Đồng Hà, một

Đại học Kinh tế Huế

trung tâm thương mại lớn của tỉnh Quảng Trị. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra diện tích canh tác trong đồng tương đối bằng phẳng, có hệ thống kênh mương tưới tiêu chảy qua phần lớn diện tích canh tác của toàn xã nên rất thuận lợi cho việc thâm canh gieo cấy lúa và phát triển cây vụ đông hàng năm cho năng suất cao

Bảng1: Tình hìnhđất đai năm 2010 của xã Cam An

Loại Đất Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

Tổng 1484.44 100

Đất nông nghiệp 703.52 47,4

Đất phi nông nghiệp 602.26 40,6

Đất chưa sử dụng 179.53 12,0

(Nguồn: Số liệu UBND xã năm 2010) Cơ cấu đất đang sử dụng là 1305,78 ha chiếm 88 % tổng diện tích tự nhiên toàn xã. Trongđó diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 703,52 ha chiếm tỷ lệ 47,4

% trên tổng diện tích tự nhiên.

Ngoài ra xã còn có 179,53 ha đất chưa sử dụng, chiếm 12% chủ yếu là diện tích đồi núi. Đây cũng là một diện tích khá lớn , nếu được quy hoạch đưa vào sản xuất thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế rất cao. Vì vậy trong những năm tới xã cần có những kế hoạch quy hoạch đưa diện tích này vào sử dụng để bị không lãng phí, đặc biệt là chú trọng trồng rừng, phát triển mô hình trang trại VACR ( vườn- ao - chuồng- rừng) 3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.

Kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của xã tương đối nhanh và toàn diện trong đó được thể hiện qua bảng chỉ tiêu sau.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội xã Cam An 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

Thu nhập bình quânđầu người Triệu đồng/người/năm 7,5–8

Sản lượng lương thực Tấn 1949

Năng suất lúa Tạ/ha 38,25

Tỷ lệ hộ nghèo % 16,74

Dân số Người 5488

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,01

(Nguồn: Sốliệu UBND xã năm 2010) - Cơ cấu kinh tế, ngành sản xuất chính là sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và một số ngành nghề khác như nghề may, xây dựng, ngành nghề truyền thống… cũng khá phát triển, giúp cho thu nhập bình quânđầu người cũng ở mức cao so với nhiều vùng trong cả nước.

- Cơ sở hạ tầng: Các đường liên thôn, liên xãđược bê tông hoá 10 km. Hệ thống điện lưới được củng cố nhằm đáp ứng các nhu cầu nhu sử dụng ngày càng tăng của nhân dân.

Hệ thống trường lớp được đầu tư nâng cấp và xây mới, xãđã có 1 trường THPT, 1 trường THCS và 2 trường tiểu học. Tổng số cháu trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến lớp là 239 với 9 lớp, có 17 giáo viên mầm non. Công tác khuyến học cũa có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào ngày càng lan rộng trên khắp địa bàn xã. Trạm y tế cũng được quan tâm cải tạo, thường xuyên đảm bảo chế độ thường trực khám bệnh, phục vụ khám, chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã.

2.1.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của xã Cam An

Qua phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ta rút ra một số thuận lợi khó khăn có ảnh hưởng tới tình trạng đói nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo như sau:

2.1.2.1. Thuận lợi

- Xã Cam An nằm có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường chính của cả nước, vành đai của thành phố nên có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, giao lưu buôn bán trao đổi hàng hóa tiếp thu khoa học kỹ thuật.

Đại học Kinh tế Huế

- Đất đai khá đa dạng màu mỡ, có cả đất nông nghiệp đất lâm nghiệp thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây khác nhau có giá trị kinh tế cao.

- Bộ máy chính quyền đang từng bước được hoàn thiện đảm bảo cho sự phát triển sắp tới của xã.

- Nhân dân cần cù chịu khó lao động, đoàn kết, trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, tương than tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

2.1.2.2. Khó khăn

- Thời tiết diễn biến thất thường. Mùa hè thì khô nóng mùa mưa bão lụt ngập úngảnh hưởng không nhỏ cho công tác sản xuất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng cho việc phát triển kinh tế của xã.

- Địa hình bán sơn địa, mùa mưa nước tràn xuống gây xói mòn và lỡ mạnh, bào mònđi độ phì nhiêu của đất. Về mùa khô thì lại gây ra hiện tượng thiếu nước cho sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân trong xã.

- Diện tích canh tác lâm nghiệp tuy đãđược chính sách hóa khoán hộ trồng rừng về cơ bản chính sách khoán còn chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng đồi trọc, đất bạc màu còn chưa được sử dụng chiếm một diện tích khá lớn. Đây là một sự lãng phí lớn.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, các cơ chế điều hành quản lý, chính sách còn nhiều bất cập lớn chưa được giải quyết nên vẫn gây cản trở một phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình lao động và việc làm tại xã cam an huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)