CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ CAM AN – CAM LỘ
3.1. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA XÃ CAM AN TRONG THỜI GIAN TỚI
Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn bao gồm: Sản xuất thủ công mỹ nghệ;
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn (như chế biến bảo quản nông, lâm, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, may mặc, cơ khí nhỏ; xử lý chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề ở nông thôn), xây dựng, vận tải nội bộ liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn. Các ngành nghề nông thôn được coi là động lực trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
Phát triển ngành nghề xã Cam An có nhiều thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù chịu khó, thị trường tiêu thụ lớn, phù hợp với lao động thủ công. Có thể nói phát triển ngành nghề thủ công, các làng nghề ở xã là một hướng đi đúng. Tuy nhiên phát triển ngành nghề ở xã còn có một số khó khăn : vốn và khoa học kỹ thuật còn thiếu, trìnhđộ người lao động còn thấp, đa số ngại đầu tư phát triển ngành nghề, kiến thức về thị trừng còn kém, phát triển ngành nghề mang tính tự phát thiếu sự hỗ trợ của cán bộ ký thuật… Chính vì những lý do trên đã làm cho phát triển ngành nghề của xã trong nhưng năm qua gặp rất nhiều khó khăn và chưa đóng góp nhiều cho thu nhập người lao động trong xã.
Phát triển ngành nghề tại xã là phát huy thế mạnh của xã, khắc phục những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội.Các ngành nghề ở nông thôn phải tạo mọi điều kiện khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, cũng như các thành phần kinh tế để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường và giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn. Ngành nghề nông thôn phải được phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp và công nghiệp, trong tỉnh và cả nước;
Phát triển nhiều loại hình sản xuất kinh doanh với nhiều qui mô và trìnhđộ công nghệ thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.
Đại học Kinh tế Huế
3.1.1. Định hướng phát triển theo ngành
- Phải phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút nhiều và nhanh lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nhất là đời sống của nông dân. Phát triển các làng nghề truyền thống: làng bún Cẩm Thạch, làng vôi Phổ Lại…
- Phát triển các ngành thủ công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn: phát triển ngành nghề dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ ở địa phương, hình thành những xưởngsản xuất cơkhíở hai bên quốc lộ 1A, thu hút các công ty sản xuấtvà buôn bán máy móc nông nghiệp
- Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, một mặt cung cứng vật tư, hàng hoá cho sản xuất và đời sống, mặt khác tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Ở nông thôn xã Cam An hiện nay cần chú trọng phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, phát triển các loại hình dịch vụ về tư vấn tiếp thị, chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật... cho người lao động.
3.1.2. Định hướng phát triển theo vùng
Cam An là một xã cóđịa hình tương đối đa dạng vừa có địa hình đồng bằng vừa co địa hình đội núi, lại có đường quốc lộ 1A đi qua nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện gồm : nông nghiệp –lâm nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Qua cơ cấu này chúng ta thấy rằng trong cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp vẫn là chủ yếu.Vì vậy chuyển dich cơ cấu kinh tế , nâng cao hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo trước hết phải thực hiện chuyền đổi từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Phát triển nông nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và thị trường nông thôn. Thay đổi cách thức làm ăn, cơ cấu cây trồng, con giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của mỗi khu vực. Tiến hành quy hoạch vùng kinh tế để thuận lợi cho việc khoanh vùng nguyên liệu, đầu tư sản xuất với quy mô lớn và đặc biệt hơn nữa là tạo điều kiện thuận lợi cho từng vùng có điều kiện phát huy được các thế mạnh của mình. Đưa nền kinh tế xã hội phát triển tương xứng với tiềm năng thực sự của mỗi vùng. Dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế cũng như đặc điểm sản xuất của mỗi khu vực trong huyện.
Đại học Kinh tế Huế
3.1.3.Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn Lực lượng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn xã Cam An, thường nằm trong độ tuổi từ 15 đến 24 chủ yếu là lực lượng lao động mới bổ sung hàng năm, chưa có nghề nghiệp ổn định. Chính vì vậy nhu cầu được đào tạo nghề đối với những đối tượng này là rất lớn.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của xã Cam An có nhiều bước phát triển. Chính quyền xã cũng đã phối hợp với các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề cho người lao động và bước đầu cũng đã mang lại một số kết quả tốt, giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để nâng cao sức mạnh cạnh tranh về nguồn lao động, nhất là lực lượng ở nông thôn và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, công tác đào tạo nghề cho người lao động ở xã Cam An cần phải gắn với chiến lược phát triển nguồn lao động của địa phương và của cả nước cũng như chiến lược phát triển nguồn lao động trong các ngành nghề và doanh nghiệp. Vì vậy, phải mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn theo hướng sau:
- Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong địa phương và các địa phương trong huyện, tỉnh và ra ngời tỉnh, để tăng số lượng lao động được đào tạo.
- Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế thông qua các trương trình để tranh thủ trình độ kỹ thuật công nghệ, nguồn vốn... cho công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo.
-Liên kế với các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh để thống nhất nội dung, chương trìnhđào tạo, phát huy thế mạnh của cơ sở, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm, thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở đào tạo lớn.
- Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm huy động kinh phí và gắn đào tạo với sử dụng. Kinh nghiệm dạy nghề cho nông dân của các địa phương cho thấy: dạy nghề cho nông dân phải đảm bảo mục đích người lao động phải được học và học được, làm được và được làm. Các đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là trung tâm thực hành vừa là nơi đưa ra các đơn đặt hàng cho cơ sở đào tạo.
Đại học Kinh tế Huế
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình dạy học, cập nhật những phương pháp mới giúp cho người dân dễ tiếp thu ; Có sự liên kết giữa các loại hìnhđể tạo ra các hình thức và mô hìnhđa dạng, năng động, đáp ứng cầu của thị trường lao động. Đồng thời có sự liên thông giữa các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đáp ứng nhu cầu tìm việc và tự tạo việc làm cho người lao động nhất là người lao động ở nông thôn.
3.1.4. Phát triển các hình thức hợp tác với các địa phương trên trong xã và huyện,tỉnh về giải quyết việc làm cho người lao động ở nôngthôn
Trong khi, nền kinh tế của tỉnh chưa đủ khả năng phát triển đào tạo việc làm thu hút hết lực lượng lao động đó. Vì vậy, phải tăng cường hợp tác với các địa phương trên trong xã với huyện,tỉnh về giải quyết việc làm cho người lao động.
* Tăng cường quan hệ ký kết hợp đồng cung ứng lao động
Hiện nay thị trường lao động trên cả nước phát triển không đều giữa các vùng.ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc, các thành phố lớn, thị trường lao động phát triển mạnh, cung - cầu lao động diễn ra sôi động. Cầu lao động không chỉ trong vùng mà còn thu hút laođộng ở nơi khác.
Xã lại nằm trong vùng có môi trường đầu tư khó khăn, số doanh nghiệp phát triển chậm nên thị trường lao động không mấy phát triển. Chính vì vậy trong thời gian tới, thị trường lao động ở xã phải được phát triển theo hướng đa dạng hoá các hình thức tổ chức và phương thức giao dịch việc làm để các tổ chức, cá nhân trong xã có khả năng nhận bao thầu cung ứng lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở khu công nghiệp Nam Đông Hà, và sắp tới là khu công nghiệp Hòa Khánh ( Đà Nẵng) khu công nghiệp Phú Bài (Huế) , khu công nghiệp Quán Ngang và các hãng chủ thầu quốc tế. Các cơ sở giới thiệu việc làm phải được qui hoạch và nâng cấp, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại làm tốt vai trò trung gian thực hiện giao dịch lành mạnh giữa các bên một cách hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực nhất là lừa đảo người lao động. Mặt khác phải mở rộng và tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động, đáp ứng nhanh nhu cầu giữa người tìm việc và việc tìm người.
Đại học Kinh tế Huế
* Tăng cường hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động
Nhằm tạo việc làm cho người lao động chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm ở khu vực nông thôn, theo kinh nghiệm của cả nước là phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đó chính là chủ trương “ly nông, bất ly thương”. Đề án phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã nêu rõ nội dung chủ yếu là: Thực hiện hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, phát triển hệ thống dịch vụ, phát triển cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp và nông thôn. Chương trình này sẽ thu hút được khoảng 3.0 đến 3.5 triệu lao động nông thôn trên cả nước.
Ở xã Cam An nói riêng và huyện Cam Lộ nói chunghiện nay, để phát huy được tiềm năng và lợi thế của địa phương, tìm phương hướng chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn thì phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở liên kết công nghiệp chế biến ở địa phương với các địa phương khác trong khu vực và trong cả nước theo cácđịnh hướng cơ bản sau:
+ Phải tạo sự liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong khu vực về nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh các doanh nghiệp trong khu vực, phải có sự hợp tác, phối hợp với chuyển giao lợi thế cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy thế mạnh của nhau, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển chuyên sâu và đi vào đổi mới.
+ Tăng cường mối liên hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ xã Cam An với các doanh nghiệp lớn trong khu vực và cả nước thông qua việc hình thành sự phân công theo chuyên môn hoá. Các doanh nghiệp của địa phương có thể cung cấp nguyên liệu và góp phần tiêu thụ đầu ra cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp lớn sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực đào tạo, trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo nhiều việc làm cho người lao động khu vực này.
Đại học Kinh tế Huế
+ Tăng cường hợp tác giữa các ngành nghề có cùng sản phẩm của địa phương với các tỉnh bạn trong tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư để tranh thủ sự ách tắc trong lưu thông và tránh đầu tưphát triển phong trào dàn trải, hiệu quả thấp.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho sản xuất và đời sống theo qui hoạch vùng kinh tế của địa bàn và có sự liên kết với các vùng lân cận và vùng kinh tế trọng điểm. Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn như: Bê tông hoá đường liên thôn, liên xã,nội đồng, xây dựng trường trại với mở rộng thị tứ, chợ nông thôn, để tạo điểm thu hút đầu tư, thu hút lao động, tạo nhiều việc làm, nhất là các xã có giao thông thuận tiện.
3.1.5. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức thực hiện kinh doanh trong nông nghiệp nông thôn.
- Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông thôn:
nhằm mục đích khai thác, huy động được nhiều tiềm năng về vốn, kỹ thuật: đồng thời sử dụng được nguyên tắc lợi ích trong kinh tế để tạo mở việc làm (do có các chính sách thích hợp). Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp hiện nay gồm có: Hộ kinh tế gia đình (đại diện kinh tế trang trại), tổ sản xuất, hiệp hội ngành nghề (người ta, tiểu thủ công nghiệp, thủ công nghiệp), hợp tác xã, nông trường quốc doanh, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Kinh tế nhà nước (nông trường quốc doanh), hiện nay đang đảm nhiệm những ngành nghề cần thiết cho xã hội mà kinh tế tư nhân, kinh tế thực tế không muốn làm hoặc không có khả năng làm.
- Kinh tế hợp tác (hợp tác xã), tuy có bị thu hẹp so với trước, hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng nó còn giữ vị trí quan trọng là một cứu cánh cho các hộ nông dân, kinh tế trang trại các khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất.
- Kinh tế cá thể (hộ gia đình mà đại diện là kinh tế trang trại), tư nhân là khu vực kinh tế năng động đã và đang thu hút hàng chục triệu lao động làm ra nhiều của cải cho xã hội mà nhà nước không cần bỏ vốn đầu tư. Phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn: Hiện nay trong nông thôn đang tồn tại hai loại: ngành nghề truyền thống và ngành nghề mới.
Đại học Kinh tế Huế
Ngành nghề nông thôn phần lớn có nguồn nguyên liệu khá dồi dào, trước hết là sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và một số nguyên liệu phi nông nghiệp. Vùng nguyên liệu này thường gắn với các nghề truyền thống, gắn với các làng nghề, với các cơ sở thủ công. Nhờ đó mà ngành nghề nông thôn thường chủ động về nguyên liệu, chi phí sản xuất thấp, ngoài sản xuất có lợi. Nhiều sản phẩm của ngành, của làng nghề truyền thống đã được nhiều thị trường chấp nhận nhưbún Cẩm Thạch, vôi Phổ Lại….
Tuy nhiên cái khó lớn nhất hiện nay không còn là vốn, không phải là sản xuất mà là việc tiêu thụ sản phẩm. Thị trường của ngành nghề trong nước gắn với gần 80%
dân số sống ở nông thôn, vì vậy cần phải mở rộng việc xuất khẩu ra nước ngoài thúc đẩy phát triển hơn nữa so với hiện nay, tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.