PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN
2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn
Nam Đàn là huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó cây lúa chiếm một tỷ lệ lớn. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn đã có
Đại học Kinh tế Huế
những bước chuyển biến lớn. Huyện đã mạnh dạn đưa vào sản xuất nhiều giống lúa lai mới cho năng suất sản lượng cao cũng như chất lượng gạo ngon để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường,đồng thời nâng cao thu nhập cho người trồng lúa.
Bảng6 : Diện tích gieo trồng lúa của huyện qua các năm
(Đơn vị tính: Ha)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 10/08
(+)/(-) %
Lúa cả năm 12821 13090 13033,9 212,9 1,66
- Lúa đông xuân 6383,1 6572,1 6681,7 297,9 4,67
- Lúa hè thu 6367,8 6425,7 6227 (-140,8) (-2,21)
- Lúa mùa 11,0 92,0 125,2 114,2 1103,13
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Đàn) Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy: Tổng diện tích lúa của huyện có xu hướng tăng. Nếu năm 2008 tổng diện tích lúa là 12.821 ha thì đến năm 2010 đã tăng lên 13.033,9 ha, tăng 166%.
Trong cơ cấu diện lúa, lúa đông xuân và hè thu là 2 vụ sản xuất chính của huyện chiếm 98,5% tổng diện tích gieo trồng cả năm. Tuy diện tích gieo trồng có sự gia tăng đáng kể qua 3 năm nhưng lúa mùa ít được người dân quan tâm do phù thuộc nhiều vào thời tiết, năng suất và sản lượng thường thấp, hiệu quả kinhg tế mang lại là không cao. Diện tích lúa mùa biến động khá lớn năm 2008 chỉ có 11,0ha đến năm 2010 diện tích lúa mùa đã tăng lên 125,2ha. Năm 2010 diện tích lúa hè thu có sự giảm sút lớn 2,21% giảm 140,8ha so với năm 2008. Về cơ cấu các loại giống ta quan sát số
liệu ở bảng dưới đây:Đại học Kinh tế Huế
Bảng7: Quy mô cơ cấu các giống lúa sử dụng trên địa bàn huyện trong vụ đông xuân 2010
Gống lúa Diện tích gieo trồng (ha) % diện tích
Tổng diện tích 6681,7 100
1. Lúa lai 2938,5 43,98
- Khải Phong 1498,5 22,43
- Nhị Ưu 834,9 12,50
-Đắc Ưu 47,8 0,72
- Sin 6 226,8 3.39
- B0404 223,9 3,35
- BH7 8,00 0,12
- Lai Khác 98.7 1,47
2. Lúa thuần 3743,2 56,02
-Hương thơm số 1+7 391,6 5,87
- Khang Dân 2408,8 36,05
- Nếp 632,0 9,45
- AC5, 13/2 147 2,20
- X21,23,25 92,3 1,38
- Thuần khác 71,5 1,07
(Nguồn: Phòng thống kê huện Nam Đàn)
Đại học Kinh tế Huế
Trong những năm vừa qua một số giống lúa lai đưa vào trồng thử nghiệm những năm trước đã thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của huyện cho năng suất khá. Diện tích lúa lai chỉ chiếm 43,98%, trong các giống lúa lai thì Khải Phong và Nhị Ưu là những giống lúa lai chủ yếu. Trong năm 2010 huyện đã mạnh dạn nhân rộng ra diện tích lớn như Khải Phong với 2938,5ha cho năng suất 66,1 tạ/ha, hay giống lúa Nhị Ưu 986 trong năm 2010 toàn huyện đã gieo cấy với diện tích là 1498,5ha tổng sản lượng của giống lúa này trong vụ xuân năm 2010 là 5474,9 tạ.
Một số giống lúa lai khác được huyện sử dung như Đắc Ưu, Thuyên Nguyên, Sin 6, B0404, BH71… cũng cho năng suất từ 60 tạ/ha trở lên. Tuy nhiên hiện nay giá của các giống lúa lai còn khá cao, nếu nhà nước chính quyền địa phương không có chính sách hỗ trợ về giá cho người nông dân thì sẽ đẩy chi phí đầu vào của người trồng lúa lên, trong khi do đa phần trên địa bàn huyện lúa được thu mua bởi các tư thương nhỏ nên giá lúa lai so với vớilúa thuần không cao hơn là mấy, do đó người dân cũng chưa mặn mà lắm với các giống lúa lai.
Bên cạnh các giống lúa lai thì các giống lúa thuần vẫn còn chiếm một phần lớn trong cơ cấu sản xuất của huyện, tổng diện tích lúa thuần chiếm 56.02% tổng diện tích lúa vụ xuân năm 2010 của huyện, các giống như Khang Dân, Hương thơm số1+7, nếp vẫn được đưa vào sản xuất trên diện tích lớn, trong đó thì Khang Dân là giống thuần đã được sử dụng từ lâu và đến nay vẫn chiếm 36,05% diện tích gieo trồng trong vụ đông xuân do đây là giống có khả năng chống chịu tốt, mà có thể tận dụng lúa từ vụ trước để làm giống. Tuy năng suất không cao như lúa lai nhưng những giống lúa thuần vẫn được sử dụng nhiều là do giá giống lúa thuần thấp hơn so với giống lúa lai, bà con có thể tận dụng lúa từ vụ trước để làm giống, mặt khác các giống lúa thuần này còn có khả năng thích nghi cao hơn, bên cạnh đó do tập quán canh tác của người dân vốn quen với các giống lúa truyền thống chưa giám mạnh dạn đưa các giống lúa lai mới vào sản xuất sợ rủi ro.