Tình hình chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN

2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn

2.2.2. Tình hình chung của các hộ điều tra

Trong bất cứ hoạt động sản xuất nào thì cũng cần nguồn lực để tiến hành sản xuất, sản xuất lúa cũng không ngoại lệ. Nguồn lực của các hộ bao gồm các nguồn lực

Đại học Kinh tế Huế

tự nhiên sẵn có hay còn gọi là ngoại lựcvà những nguồn lực mà các nông hộ phải đầu tư để cóhay gọi là nội lực bao gồm vốn, lao động…

Để đánh giá tình chung của các nông hộ tôi đã tiến hành điều tra và phân tích qua các nhân tố: tình hình nhân khẩu và lao động, thứ hai là diện tích đất đai sử dụng trong mục đích nông nghiệp và tình hình trang bị một số tư liệu sản xuất cần thiết phục vụ cho mục đích sản xuất lúa của các nông hộ. Để thấy rõ năng lực của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện ta quan sát bảng số liệu sau:

Đại học Kinh tế Huế

Bảng8: Năng lực sản xuất của các nônghộsản xuất lúa trên địa bàn huyện

(Bình quân/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT Nam Thái Nam Nghĩa Nam Tân BQC

-Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 5,06 4,47 4,43 4,66

-Lao động/hộ LĐ/hộ 2,93 3,4 3,27 3,02

- Diện tích đất sản xuất

nông nghiệp Sào/hộ 5,14 7,19 5,54 5,96

+ Diện tích đất trồng

lúa Sào/hộ 4,6 6,86 3,52 4,99

-Tư liệu sản xuất

+ Trâu bò cày kéo

Con/hộ 1,38 1,37 1,47 1,40

+ Cày bừa tay Cái/hộ 2,69 2,97 3,07 2,97

+ Bình phun thuốc

Cái/hộ 1,00 1,03 1,03 1,02

+ Nông cụ nhỏ 1000đ/hộ 355,00 325,33 303,33 327,89

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra

Như đã biết để tiến hành hoạt động sản xuất nông nghiệp thì 3 yếu tố cần thiết phải có đó là đất đai, lao động và vốn. Trong đó nghiên cứu về nhân khẩu và lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quy mô sản xuất cũng như thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và năng lực lao động. Qua kết quả điều tra tại 3 xã trên địa bàn huyện Nam Đàn tôi đã thu thập được những số liệu sau về tình hình nhân khẩu và laođộng:

Với 90 hộ điều tra tổng số nhân khẩu là 419 người bình quân chung có 4,66 khẩu/hộ. Trong đó Nam Tân là xã có tổng số nhân khẩu nhiều nhất với 152 người và đây cũng là xã có bình quân nhân khẩu trên hộ cao nhất 5,06 người. Có thể thấy trên địa bàn huyện thì số nhân khẩu bình quân hộ còn khá cao, đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức cho quá trình phát triển.

Lực lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất lúa gạo nói riêng, bởi đặc điểm củasản xuất nông nghiệp là đa phần người dân đều lấy công làm lãi. Nguồn lao động dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động gieo cấy, thu hoạchkịp thời và giúp giảm sức ép vào những thời gian mùa vụ căng thẳng. Qua kết quả điều tra trên địa bàn 3 xã Nam Thái, Nam Nghĩa, Nam Tân với 90 hộ thì bình quân mỗi nông hộ điều tra có3,02 lao động. Nam Thái là xã có số lao động bình quân thấp nhất chỉ có 2,93 lao động, do vậy trong quá trình sản xuất trên địa bàn xã các hộ thường phải thuê thêm lao động ở các vùng lân cận như Thanh Khai-Thanh Chương và Nam Hưng để đáp ứng được nhu cầu lao động trong những thời điểm mùa vụ. Số lượng lao động như vậytuy là khá có thể giải quyết phần nào lượng lao động cần vào thời điểm mùa vụ tuy nhiên lại tao ra một lượng lớn lao động dư thừa vào lúc nông nhàn, vì vậy trong thời gian tớicần có chính sách đưa thêm các hoạt động sản xuấttiểuthủ công nghiệp hoặc ngành nghề truyền thống nhằm tăng thu nhập cũng như tạo việc làm cho lao động trong thời điểm nông nhàn.

Tình hình sửdụng đấtcủa các hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. chúng ta không thể tiến hành sản xuất nếu không có đất đai, vì vậy mà đất đai chính là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay

Đại học Kinh tế Huế

thế được.Diện tích gieo trồng bình quân hộ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quy mô và năng lực sản xuất cũng như vấn đề sử dụng đất của các nông hộ.

Trên địa bàn các xã điều tra thì diện tích đất nông nghiệp của các hộ là 5,96 sào/hộ. Đây là con số còn khá thấp vì chủ yếu các hộ lấy sản xuất nông nghiệp là kế sinh nhai chủ yếu song diện tích đất lại rất hạn hẹp. Những năm qua, do dân số tăng nhanh vì vậy diện tích đất nông nghiêp phân cho các nhân khẩu cũng giảm đi rất nhiều bên cạnh đó thì nhu cầu đất ở cũng như đất cho các công trình công cộng, các nhà máy tăng nhanh nên một bộ phận khá lớn diện tích đất nông nghiệp đã phải nhường chỗ cho các mục đích khác làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất trồng lúa chiếm đến 83,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ. Trong 3 xã điều tra thì Nam Tân là xã có diện tích đất sản xuất lúa bình quân hộ thấp nhất 3,52 sào/hộ.

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra

Trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong các hoạt động sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân thì tư liệu sản xuất đóng vai trò rất quan trọng. Khác với các ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp là ngành bị chi phối bởi tính mùa vụ tạo ra những giai đoạn sản xuất căng thẳng, do đó nếu không trang bị đầy đủ tư liệu sản xuất thì sẽ gây ra những khó khăn, lãng phí trong sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động.Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, ngành nông nghiệp cũng dần có những thay đổi trong sản xuất đưa các thành tựu của khoa học kỹ thuậtáp dụng vào quá trình sản xuất.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng trên địa bàn huyện Nam Đàn các nông hộ vẫn tiến hành chăn nuôi trâu bò để phục vụ cho việc cày kéo cũng như sinh sản.

Tuy nhiên theo các hộ điều tra thì trong thời gian vừa qua thì diện tích đồng cỏ chăn thả bị thu hẹp, dịch bệnh lở mồm long móng diễn biến phức tạp cho việc phát triển đàn đại gia súcgặp nhiều khó khăn.

Các nông hộ điều tra cũng trang bị khá đầy đủ các tư liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, tuy nhiên các tư liệu sảnxuất này còn chưa có mức độ đầu tư lớn nhưng nó đã góp phần làm tăng năng suất lao động. Trên địa bàn huyện nhất là trong vụ đông xuân do thời gian chuẩn bị đất khá dài do cả 3 xãđều không tiếnhành sản xuất lúa trong vụ thu-

Đại học Kinh tế Huế

mùa nên các hộ đều tự làm đấtbằng cầy bừa thủ công, cũng có một bộ phân người dân đã tiến hành thuê máy cày liên hợp làm đất, có thể thấy trìnhđộ trang bị máy móc tiến bộ của khoa học vào sản xuất của người nông dân trên địa bàn vẫn cònở mức thấp. Trong những năm vừa quacùng với quá trình phát triển chung của nền kinh tế đời sống của người dân đãđược cải thiện phần nào cũng như trình độ dân trí tăng lên người dân ngày càng được tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông nên đã thấy được hiệu quả mà các máy móc nông nghiệp mang lại nên các nông hộ có điều kiện cũng đã tiến hành đầu tư mua máy gặt lúa để phục vụ cho nhu cầu gia đình và cho thuê, tuy số lượng cònđang hạn chế nhưng đây cũnglà những dấu hiệu khả quan.

Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm là hiện nay trên địa bàn huyện việc sử dụng các trang thiết bị nông nghiệp tiên tiến cũng còn gặp phải những khó khăn nhất định, như diện tích đất sản xuất còn phân tán nhỏ lẻ. tập quán sảnxuất của người dân khó thay đổi..

Về lâu về dài thì việc đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học máy móc vào sản xuất, cơ giới hóa hiện đại hóa trong nông nghiệp đóng vai trò quyết định đến năng suất và hiệu quả của sản xuấtlúa, nên trong thời gian tới để sản xuất lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thì nhân dân trên địa bàn huyện cần tiến hành đầu tư mua sắm thêm các tư liệu sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó thì cần tiến hành dồn điền đổi thửa, tập huấn hướng dẫn cách sử dụng máy móc cho nhân dân để nâng cao hiệu suất sử dụng tư liệu sản xuất. Bên cạnh đó thì chính quyền địa phương cũng như nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ về vốn để các hộ có điều kiện mua swams các loại máy móc hiện đai phục vụ cho sản xuất, mặt khác cũng cần tiến hành các buổi tập huấn cho người dân cách sử dụng máy móc sao cho có hiệu quả cao nhất và tuổi thọ của máy được kéo dài.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)