Những giải pháp thiết yếu để phát triển sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 69)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG

3.3. Những giải pháp thiết yếu để phát triển sản xuất lúa

Để khai thác lợi thế vốn có của vùng, phát huy những thành quả đã đạt được đồng thời hạn chế khắc phục những khó khăn nhược điểm đang tồn tại đối với hoạt động sản xuất lúa của địa bàn huyện, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa trên địa bàn cần thiết phải có các biện pháp tác động một cách đồng bộ có khoa học.

3.3.1. Giải pháp về đất đai

Như chúng ta đã biết đất đai có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa nói riêng và sản xuấtnông nghiệp nói chung. Vì vậy các giải pháp về đất đai có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao năng suất cũng như sản lượng lúa trong thời gian tới trên địa bàn huyện Nam Đàn. Việc giao khoán đất nông nghiệp cho người dân là một việc làm đúng đắn và đã phát huy hiệu quả trong thời gian vừa qua, tạo ra những tác động tích cực cho quá trìnhđầu tư sản xuất của nhân dân.Tuy nhiên diện tích đất đai giao cho nhân dân còn mang tính mang mún,chưa có liên kết vùng nên chưa tao ra được một nền sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hóa lớn. Do đó trong thời gian tới chính quyền địa phương phải tập trung cho công tác dồn điền đổi thửa song song với đó bản thân mỗi người nông dân cũng phải ý thức được lợi ích của việc dồn điền đồi thửa. Bên cạnh đó cần đầu tư cho sản xuất cải tao đất đai tránh làm mất đi độ phì nhiêu của đất, không quá

Đại học Kinh tế Huế

lạm dụng phân hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, tiến hành cải tao những diện tích đất đai hoang hóa chưa sử dụng đưa vào sản xuất, góp phần nâng caosố lượng cũng như chất lượng đất.

3.3.2. Giải pháp về công tác diệt trừ chuột hại, sâu bệnh

Sâu bệnh hại làm cho cây lúa bị tổn thương, yếu đi, sinh trưởng và phát triển không theo quy luật đã biết trước, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất lúa. Đa phần các hộ được điều tra trên địa bàn huyện cũng gặp khó khăn trong công tác phòng trừ sâu bênh do càng ngày tình hình sâu bệnh càng có những diễn biến phức tạp trong khi trình độ của người dân lại có hạn.Việc phòng trừ sâu bệnh kịp thời giúp cây lúa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy công tác dự báo nhằm phòng chống dịch bệnh bất thường và lây lan trên diện rộng là rất cần thiết, khuyến khích nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, biện pháp, công thức luân canh mới vào sản xuất.

Bên cạnh đó công tác diệt chuột bảo vệ mùa màng cũng cần phải được quan tâm đúng mức. Nên khuyên khích người dân tiến hành nuôi mèo để diệt chuột, song song bên cạnh đó phải tiến hành bắt chuột thủ công, tránh dùng các loại thuốc hóa học vì nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, gây ô nhiễm. Nên tiến hành tập huấn hướng dẫn cho người nông dân về phương thức phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM để hạ chi phí và bảo vệ môi trường.

3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật

Qua quá trìnhđiều tra, phân tích thực trạng sản xuất lúa của các nông hộ đã cho ta thấy người nông dân trên địa bàn các Xã đã biết sử dụng tương đối có hiệu quả các yếu tố đầu vàođể nâng cao năng suất lúa. Song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào thì các giải pháp kỹ thuật là hết sức quan trọng, và cần thực hiện nhưsau:

+Đối với giống lúa: Giống lúa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay trên địa bàn đã và đang gieo trồng các loại giống lúa lai như Nhị Ưu, Khải Phong …phù hợp với thổ nhưỡng và năng suất cao đạt trên 60tạ/ha/vụ . Ngoài ra địa phương cần tiếp tục thử nghiệm loại giống có năng suất cao hơn mà phù hợp với điều kiện thỗ nhưỡng tại địa phương.

+ Phân bón: Nó là yếu tố dầu vào quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất

Đại học Kinh tế Huế

lúa. Theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học, phân bón quyết định 60-70% năng suất ở vùng đất xấu và 40-50% năng suất ở vùng đất tốt. Để đảm bảo nâng cao năng suất lúa, việc bón phân đúng và đủ là điều hết sức quan trọng. Bón đúng và đủ tức là bón cânđối các loại phân vàđúng thời điểm cây yêu cầu.

+ Chăm sóc làm cỏ: Qua thực tế cho thấy những hộ đầu tưnhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Vì vậy việc tăng cường chăm sóc thăm ruộng là cần thiết để nâng cao năng suất lúa. Mặc dù đầu tư thêm công lao động là không có hiệu quả, nhưng nó sẽ dẫn đến nhiều tác hại nếu không theo dõi kịp thời các loại sâu bệnh gây hại, thì không chữa trị kịp và đúng lúc. Điều này sẽ làm giảm sản lượng rất đáng kể có thể bị mất trắng.

+ Bố trí thời vụ: Kế hoạch thời vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất lúa. Một giống lúa tốt chỉ phát huy hết tiềm năng của nó ở một điều kiện khí hậu nhất định. Vì vậy công tác chỉ đạo kế hoạch thời vụ trong sản xuất là rất quan trọng và phải chủ động dựa vào thời tiết của từng năm để bố trí mùa vụ cho hợp lý. Phòng nông nghiệp huyện, phòng khuyến nông cần phối hợp với HTX chỉ đạo các nông hộ thực hiện gieo cấy đúng thời vụ nhằm đảm bảo 100% diện tích lúa trổ vào lúc thời tiết thuận lợi nhất. Nhất là trong vụ đông xuân rét đậm rét hại kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp đủ mạ cho gieo cấy vì vậy trong vụ này chính quyền địa phương, phòng khuyến nông cũng như phòng nông nghiệp cần theo dõi bố trí lịch thời vụ một cách hợp lý nhất. Bên cạnh đó cũng cần có nhũng biện pháp mạnh tay dối với các HTX các hộ nông dân có tình gieo cấy sai thời vụ mà huyện đãđề ra.

3.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ là động lực cho sản xuất lúa trong thời gian tới. Trong thời gian qua sản xuất lúa trên địa bàn huyện chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, thị trường tiêu thụ không ổn định. Hầu hết các đầu mối thu mua là tư thương, người buôn bán nhỏ nên các hộ sản xuất bị ép giá. Bên cạnh đó thì người trồng lúa cũng có phần thụ động trong việc tiêu thụ lúa nếu các tư thương không tìm được nơi tiêu thụ thì sẽ không thu mua lúa cho người dân. Vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có chính sách quan tâm thích đáng đến việc tìm thị trường tiêu thụ cho người trồng lúa trên địa bàn, mặt khác thì các HTX cũng nên tiến hành thu

Đại học Kinh tế Huế

mua lúa tập trung cho người dân, để người trồng lúa yên tâm trong việc sản xuất của mình, mạnh dạn đầu tư trong quá trình sản xuất.

3.3.5. Cơ sở hạ tầng

Cơsở hạ tầng nông thôn làđiều kiện hết sức quan trọng cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trong thời gian qua huyện đã rất cố gắng để xây dựng kiên cố hoá kênh mương, phát triển hệ thống giao thông nội đồng, song chưađồng bộ và chưađáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện nay. Mặt khác qua quá trình đi thực tế tại địa bàn cũng như phản ánh của các nông hộ thì hiện nay một bộ phân lớn kênh mương bê tông và đường giao thông nội đồng xây dựng từ lâu đã bị xuống cấp nặng do đó làm thất thoát nước cũng như làm giảm hiệu quả của công tác tười tiêu. Dođó trong thời gian tới các dự án về đầu tưphát triển cơsở hạ tầng dặc biệt là quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh mương thuỷ lợi, giao thông nội đồng, nhất là các kênh chính phải được ưu tiên hàngđầu.

3.3.6. Giải pháp về công tác khuyến nông

Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay bởi vì thông qua công tác này các tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ đến với người nông dân. Đây làđiều kiện quan trọng để người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất. Thông qua các lớp tập huấn người nông dân sẽ biết cách sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sản xuất của mình. Bên cạnh đó thông qua các buổi tập huấn thì sẽ làm cho người nông dân thấy được hiệu quả từ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật các giống lúa mới từ đó sẽ áp dụng vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cũng như sản lượng hiệu quả của cây lúa trên địa bàn.

3.3.7. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch

Công nghệ sau thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau này, hầu hết các hộ nông dân chỉ quan tâm đến khâu sản xuất, sau khi thu hoạch các hộ cũng chỉ chú ý đến khâu tuốt lúa sau đó sử dụng sân phơi của gia đình để phơi lúa bằng phương pháp thủ công, sử dụng những phương tiện thô sơ như trang, cào… phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nếu mưa kéo dài thì chất lượng sản phẩm thu được sẽ rất thấp. Sau khi lúa được phơi khén đa số các nông hộ được điều tra chủ yếu cho vào bao bìđể lưu trữ nên một và chuột rất dễ phá hoại. Do vậy cần quan tâm và hỗ trợ

Đại học Kinh tế Huế

công nghệ sau thu hoạch cho các hộ nông dân, giúp người dân bảo quản sản phẩm được tốt hơn là việc làm rất cần thiết đối với chính quyền địa phương bằng cách xây dựng sân phơi, đầu tư mua sắm máy sấy, kho lưu trữ nông sản được trang bị kỹ thuật bảo quản, thóc phải được bảo quản nơi thông thoáng, tránh chỗ bị ẩm ướt, tránh mưa nắng hắt vào. Quá trình bảo quản phải kiểm tra định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những hiện tượng bất lợi xảy ratrong quá trình bảo quản.

Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)