Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 47)

PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN

2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn

2.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra

Đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất nào cũng đều hướng tới mục tiêu duy nhất là làm thế nào để sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hợp lý và hiệu quả nhất để giảm bớt gánh nặng chi phí sản xuất. Trong sản xuất lúa cũng vậy cũng cần phải tính toán sao cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón,.. một cách phù hợp nhất với từng loại đất cũng như mỗi giống lúa điều kiện tự nhiên của

Đại học Kinh tế Huế

mỗi vùng nhằm đem lại năng suất cao nhất mà không gây lãng phí. Để thấy rõ tình hình đầu tư thâm canh của các nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện chúng tôi tiến hành phân tích trên 2 mặtvề mặt hiện vật và về mặt chi phí đầu tư.

Tình hìnhđầu tư cho sản xuất lúa của các hộ tính theo hiện vật

Tình hìnhđầu tư về mặt hiện vật của các hộ nông dân cho quá trình sản xuấtlúa là lượng giống cũng như lượng phân bón, số công lao động mà các nông hộ đầu tư trên 1 đơn vị diện tích nhất định trong vụ đông xuân 2010.

Bảng9: Tình hìnhđầu tư cho sản xuất lúa của các hộ

(Bquân/sào)

Chỉ tiêu ĐVT Nam Thái Nam Nghĩa Nam Tân BQC

- Giống Kg 1,63 2,80 6,29 3,57

-Phân

chuồng Kg 182,00 227,54 174,54 194,69

- Urê Kg 9,63 8,06 10,55 9,86

- Lân Kg 4,66 5,25 6,27 5,39

- Kali Kg 6,36 6,00 4,37 5,58

- NPK Kg 7,82 8,07 7,13 7,67

- Công

LĐGĐ Công 5,14 5,90 2,45 4,51

-Công LĐ

thuê ngoài Công 1,67 1,10 1,20 1,32

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Giống là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến năng suất và sản lượng lúa. Với mỗi giống lúa thì có mật độ gieo trồng khác nhau, cụ thể đối với các giống lúa lai vụ đông xuân trên địa bàn huyện thì mật độ gieo thưa hơn so với các giống lúa thuần truyền thống. Tuy nhiên giống lúa lai hay lúa thuần thì nếu gieo cấy với mật độ quá dày thì đều làm cho cây lúa không đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường, sâu bệnh có điều kiện thuận lợi để ủ bệnh và phát bệnh ngược lại nếu gieo trồng với mật độ quá thưa thì năng suất cá thể của cây lúa cao nhưng năng suất tổng thể trên một đơn vị diện tích không đạt được mức tối ưu. Vì vậy trong sản xuất cần sử dụng giống một cách hợp lý để đem lại kết quả tốt nhất.

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn về lượng giống mà các hộ sử dụng trên 1 đơn vị diện tích cụ thể chỉ có 1,63kg/1 sào đối với các hộ ở Nam Thái nhưng lại lên đến 6,29kg/ 1 sào đối với các hộ trồng lúa ở Nam Tân nên đã làm lượng giống sử dụng trên một sào của bình quân chung toàn huyện khá cao 3,57kg/sào, có sự khác biệt khá lớn này là do có sự khác nhau về giống lúa sử dụng ở mỗi xã, lúa lai là giống lúa được trồng chủ yếu trên cánh đồng của Nam Thái đặc điểm của giống lúa lai là sinh trưởng và đẻ nhánh nhanh và mạnhnên mỗi khóm lúa chỉ từ 1 đến 2 cây bên cạnh đó mật độ cấy của các giống lúa lai cũng khá thấp chỉ từ 45-50 khóm/m2, nên lượng giống cần cho một đơn vị diện tích thấp hơn rất nhiều so với các giống lúa thuần truyền thống.

Lúa thuần lại được đại đa phần các nông hộ ở Nam Tân sử dụng. Tuy lượng giống sử dụng bình quân trên một sào cao 6,29 kg nhưng do giá các giống lúa thuần này thấp hơn và cũng có thể tận dụng giống từ các vụ trước để lại, giúp giảm chi phí. Ưu điểm của các giống lúa thuần này là khả năng thích ứng cao với điều kiện tù nhiên trên địa bàn khả năng chống chịu cao tuy nhiên năng suất lại thấp cũng như thời gian sinh trưởng kéo dài hơn so với các giống lúa lai. Vì vậy trong thời gian tới các nông hộ nên tiến hành đầu tư đưa vào sản xuất rộng rãi các giống lúa lai để tăng năng suất cũng như rút ngắn thời gian sinh trưởng để tiến hành sản xuất vụ hè thu sớm tránh thiệt hại do lũ lụt.

Bên cạnh giống thì phân bón bao gồm loại phân và lượng bón cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như sản lượng lúa. Phân bón là những chất dinh dưỡng được đưa vào đất nhằm làm tăng độ phì nhiêu cho đất, làm cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa từ giai đoạn mạ đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác phân bón cung cấp cho cây lúa nguồn nguyên liệu để tạo ra các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin…

Mỗi chân ruộng lại cần một lượng phân bón riêng, tuy nhiên không phải cứ cung cấp nhiềuphân bón cho cây lúa là tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao mà chúng ta cần phải bón mộtcách hợp lý và cân đối. Ngày nay cùng với thành tựu của công nghiệp hóa và khoa học kỹ thuật phát triển vai trò của phân hóa học ngày càng quan trọng đối với quá trình sản xuất lúa nói riêng cũng như các loại cây trồng nói chung. Các loại phân hóa học được sử

Đại học Kinh tế Huế

dụng trong sản xuất lúa bên cạnh phân chuồng bao gồm đạm Urê, Kali, Phân Lân và phân tổng hợp NPK. Thiếu đạm gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây vàảnh hưởng tới năng suất, thừa đạm thì gây hiện tượng cây lúa mềm khả năng chống chịu với sâu bệnh kém, cây dễ đổ. Lân lại có ảnh hưởng rất lớn tới bộ rễ và tính chống chịu ngoại cảnh của cây lúa vì vậy trong vụ đông xuân trên địa bàn huyện các nông hộ thường sử dụng lân khi xuống mạ để cây lúa chống chịu được với rét đậm rét hại. Kali có vai trò cải tạo đất, làm giảm độ mặn của đất và thúc đòng. Theo kinh nghiệm trồng lúa của người dân trên địa bàn huyện thì NPK vẫn là loại phân được sử dụng nhiều, vìđây là loại phân tổng hợp nên nó có thể bổ sung cùng lúa một số chất dinh dưỡng mà cây lúa đang thiếu.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy phân chuồng vẫn được người dân sử dụng khá phổ biến, do đa phần các hộ điều tra đều tiến hành hoạt động chăn nuôi nên các nông hộ đã tận dụng để bón cho ruộng. Lượng phân chuồng được các hộ sử dụng cũng có sự khác nhau giữa các vùng, lượng bón nhiều nhất là Nam Nghĩa với227,54kg/ sào, do trên địa bàn xã có số lượng đàn trâu bò khá đông. Tuy phân bón vô cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất lúa nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhân vai trò của phân bón hữu cơ, vì phân hữu cơ không làm ô nhiễm môi trường cũng như không làm thoái hóa đất mà vẫn cung cấp cho cây lúa những chất dinh dưỡng quan trọng cho qúatrình sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Bên cạnh phân hữu cơ thì các loại phân vô cơ cũng được các nông hộ chú trọng, theo bảng số liệu trên thì bìnhquân 1 sào người nông dân bón 9,42kg đạm. Lượng bón này có thấp nhưng do thời tiết vụ đông xuân của miền bắc là mưa phùn nhiều kéo dài nên cây lúa có thể hấp thu đạm từ tự nhiên hơn nữa với thời tiết mưa nhiều độ ẩm cao nếu chúng ta bón nhiều phân đạm thì sẽ làm cho cây lúa rợp lá đây là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh sinh trưởng và phá hoại.

Bên cạnh phân đạm thì phân lân và phân kali cũng dược người dân sử dụng khá phổ biến trong đó thì phân kali vẫn được sử dụng nhiều hơn do nông dân trên địa bàn huyện chủ yếu sử dụng phân kali trong lần bón thúc thứ 2 do đặc điểm của phân kali là kích thích làm đòng và trỗ bông nhanh lượng phân kali các hộ sử dụng ở mức 5,58kg/sào , còn do tập quán canh tác lâu nay của nông dân trên địa bàn huyện là ít sử dụng phân lân tuy là giá phân lân có rẻ hơn nhiều so với các loại phân hóa học khác, một số hộ thậm chí còn không sử dụng phân lân trong suốt quá trình sản xuất của mình.

Đại học Kinh tế Huế

NPK là loại phân hóa học được các hộ sử dụng với số lượng 7,67kg/sào,người dân trong huyện thường sử dụng NPK để bón trong dọt bón lót, do đặc điểm của phân này là loại phân tổng hợp cung cấp đồng thời nhiều chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân đối. trong quá trình sản xuất nông dân đã sử dụng đạm, lân, Kali nên lượng NPK sử dụng như vậy là đã phù hợp.

Do đặc điểm của hoạt dộng sản xuất lúa là sử dụng nhiều lao động, lao động tham gia hầu hết các công đọan trong quá trình sản xuất, từ làm đất, gieo cấy, chăm sóc đến thu hoạch. Bên cạnh lao động gia đình dược tận dụng tối đa thì lao đông thuê ngoài cũng được các nông hộ sử dụng để đáp ứng nhu cầu lao động vào những thời diểm thời vụ căng thẳng. Lượng lao động gia đình được các hộ sử dụng vào khoảng 4,51 công/sào, còn số công lao động thuê ngoài là 1,32 công/sào, có thể lao động gia đình vẫn là chủ yếu trong quá trình sản xuất lúa của các hộ điều tra.

Tình hìnhđầu tư chi phí cho sản xuất lúa

Đểthấy rõ được tình hình đầu tư thâm canh cho quá trình sản xuất lúa của các nông hộ chúng ta sẽ phân tích chi phí của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.

Chi phí là một yếu tố quyết định ảnh hưởng lớn để phản ánh kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất.

Bảng10: Tình hìnhđầu tư chi phí cho sản xuất lúa ( ĐVT: 1000 đ)

(Bquân/sào)

Chỉ tiêu Nam Thái Nam Nghĩa Nam Tân BQC

1. Chi phí trung

gian 542,4 489,76 514,16 514,4

- Giống 93,68 62,79 40,86 65,78

- Urê 67,41 56,42 73,85 65,94

- Lân 16,32 18,37 18,80 17,83

- Kali 63,61 60,04 43,68 55,77

- NPK 35,97 37,12 32,8 35,28

- Thuốc BVTV 15,58 13,02 11,69 13,31

- Thủy lợi phí 18,00 18,00 18,00 18,00

-Lao động thuê

ngoài 133,28 88,00 96,00 105,6

- Chi phí khác 20 54,9 97,33 57,41

2. Lao động gia

đình 411,22 472,06 195,68 360,99

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)

Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chi phí giống cũng như lượng giống các hộ điều tra sử dụng có sự khác biệt khá lớn, trong đó ta có thể thấy chi phí giống của các hộ điều tra ở xã Nam Thái là cao nhất 93,68 nghìn đồng/1 sào điều này là do xã Nam Thái trong vụ đông xuân 2010 chủ yếu sử dụng giống lúa lai Nhị Ưu 986 với giá giống mà hợp tác xã cung cấp cho người dân là 62.000đ/1kg. Qua quá trình sản xuất giống Nhị Ưu 986 cũng như tính toán của các nhà kỹ thuật thì vụ đông xuân lượnggiống phù hợp là khoảng 1,5kg/ sào, như vậy lượng giống mà các nông hộ sử dụng là cao hơn so với kỹ thuật, đây cũng do tâm lý phòng trước của các hộ vì đặc điểm của vụ đông xuân trên địa bàn là thời điểm xuống mạ thường gặp phải rét đậm rét hại làm cho cây mạ chết.

Đối với các hộ điều tra ở xã Nam Nghĩa thì các nông hộ ở đây sử dụng cả 2 giống lúa song song trong vụ đông xuân 2010 là giống Khang Dân và giống Nhị Ưu 986, vì Khang Dân là giống lúa thuần và nhân dân có thể sử dụng lúa từ các vụ trước để lại để làm giống, nếu mua giống mới thì giá giống cũng vào khoảng 18.000đ/1kg nên tuy lượng giống sử dụng trên 1 sào cao hơn nhưng chi phí giống trên địa bàn Nam Nghĩa lại thấp hơn so với Nam Thái chỉ62,79 nghìnđồng/1 sào.

Trong các loại phân bón mà các hộ sử dụng thì phân chuồng đa phần đều được người dân tận dụng trong quá trình chăn nuôikhông tốn tiền mua, nên trong đề tài này tôi không tính đến chi phí cho loại phân này.

Trong các chi phí cho phân bón thì chi phí cho phânđạmlà lớn nhất 65,94nghìn đồng/sào, vì đây là loại phân được nông đân sử dụng ở cả 2 lần bón thúc nên lượng dùng cũng nhiều hơn, mặt khác trong vụ đông xuân 2010 giá đạm cũng tăng lên khá cao 7 nghìn đồng/kg trong khi trong các vụ trước giá đạm Urê chỉ từ 4-5 nghìn đồng/kg. Bên cạnh đó chi phí cho các loại phân khác cũng chiếm một tỷ trọng lớn, chỉ có chi phí phân lân là thấp do các nông hộ rất ít sử dụng loại phân này, đặc biệt nhiều nông hộ còn không sử dụng phân lân vào quá trình sản xuất lúa, mặt khác chi phí phân lân thấp cũng do giá của phân lân cũng thấp hơn so với các loại phân khác chỉ từ 3-3,5 nghìnđồng/1kg.

Có thể nói rằng việc bón phân của các hộ điều tra đã phản ánh được trình độ thâm canh cây lúa trên địa bàn huyện. Người dân ngày càng nắm được tầm quan trọng

Đại học Kinh tế Huế

của phân vô cơ và việc bón phân một cách hợp lý. Tuy nhiên cũng cần tập huấn cho người dân về cách bón và lượng bón một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn huyện.

Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một phần trong cơ cấu chi phí của các nông hộ, với mức bình quân 1 sào là 13,31 nghìn đồng. Đặc biệt đối với Nam Thái là xã có chi phí thuốc bảo vệ thực vật trên sào cao nhất 15,58 nghìn đồng do trên địa bàn xã chủ yếu trong vụ đông xuân 2010 là sử dụng các giống lúa lai nên sâu bệnh nhiều vì vậy mà người dân phải phun phòng trừ thường xuyên.

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất sản lượng lúa là nước, vì vậy công tác thủy nông rất được xem trọng các hợp tác xãđã tiền hành cung cấp, điều tiết nước đến các chân ruộng các khoảng đồng trên địa bàn huyện, để có kinh phí phục vụ cho quá trình tưới tiêu các hợp tác xã đã tiến hành thu thủy lợi phí với mức bình quân chung của cả huyện là 18.000đ/1 sào trong vụ đông xuân 2010.

Trên địa bàn huyện nói chung cũng như các hộ điều tra thì đa phần người dân còn tự túc trong việc chuẩn bị đất chăm sóc, cũng như thu hoạch. Rất ít hộ nông dân được điều tra tiến hành thuê làm đất và vận chuyển cũng như tuốt lúa, vì vậy trong đề tài này tôi không đưa chi phí dịch vụ vào phân tích. Đối với các nông hộ có thuê làm đất và vận chuyển cũng như tuốt lúa thì tôi đưa vào chi phí khác của nông hộ trong vụ đông xuân năm 2010.

Trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung cũng như trên địa bàn huyên Nam Đàn nói riêng đều diễn ra với quy mô nhỏ chưa mang tính thâm canh và sản xuất hàng hóa lớn, sản xuất chủ yếu đáp ứng nhu cầu của gia đình, chỉ đưa ra thị trường phần dư thừa. Nên trong quá trình sản xuất lao động gia đình được các nông hộ tận dụng tối đa, bên cạnh đó do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ở nước ta là mang tính thời vụ nên có những thởi điểm rất thiếu lao động có thời điểm lại dư thừa lao động, các nông hộ điều tra trên địa bàn huyện có mức thuê lao đông khá cao 1,32 công trên một sào, với chi phí là80.000đ/1 công trong vụ đông xuân, các nông hộ thông thường thuê thêm lao động để phục vụ cho công đoạn cấy và công đoạn thu hoạch là những công đoạn cần nhiều lao động. Trong các xã thì Nam Thái là xã có mức thuê lao đông ngoài cao nhất, do các nông hộ ở đây có số lao động bình quân họ thấp, nhưng có các

Đại học Kinh tế Huế

khoản thu khác từ tiền lương trợ cấp cũng như hoạt động chăn nuôi ở đây khá phát triển nên người dân có điều kiện để thuê thêm lao động ngoài, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho lao động gia đình.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)