PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN
2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn
2.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn huyện
2.2.5.2. Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến kết quả và hiệu quả sản xuất
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụvừa làcăn cứ, vừa là mục tiêu của quá trình sản xuất. Giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra sẽ thúc đẩy pháttriển sản xuất. Cũng giống như các
Đại học Kinh tế Huế
hoạt động sản xuất kinh doanh khác, giá cả sản phẩm luôn được các hộ sản xuất lúa quan tâm hàng đầu trong khâu tiêu thụ vì nó quyết định thành bại trong hoạt động sản xuất của hộ. Sản xuất lúa trên địa bàn huyện chưa phải là ngành sản xuất theo hướng hàng và giá cả tuântheo quy luật thị trường. Nhưnggiá cả luôn biến động dựa theo quan hệcung cầu nên thông tin về giá lúaluôn là bài toán khó cho các hộ sản xuất.
Khâu tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện còn khá khó khăn do chưa có nhà máy thu mua sản phẩm trực tiếp cho người dân mà chủ yếu người dân chỉ bán lúa thông qua các tư thương nhỏ, thường bị ép giá. Các hộ gia đình thường bán lúa ngay tại nhà để thuận tiện không mất công vận chuyển mặt khác giá lúa bán tại nhà và tại chợ không chênh lệch nhau.
Bảng14: Tình hình thị trườngtiêu thụ lúa trên địa bàn
Chỉ tiêu Tỷ trọng trong tổng lượng bán(%)
Bán cho tư thương nhỏ 100
- Bán tại nhà 86,55
- Bán tại chợ 13,45
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010) Do sản xuất lúa trên địa bàn huyện chưa mang tính hàng hóa, sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của gia đình chỉ đưa ra thị trường phần dư thừanên thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn huyện còn nhỏ, số lượng người mua ít, nên nông dân rất dễ bị tư thương ép giá, mặt khác vào những thời điểm không có các nhà mày thu mua thì tư thương không mua lúa cho người dân hoặc ép giảm giá làm cho người nông dân gặp nhiềukhó khăn trong việc trả các khoản nợ đầu tư. Bên cạnh đó thông thường vào những lúa chính vụ lượng lúa bán ra nhiều thì nông dân lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Biến động của giá
Biến động về giá bao gồm cả giá đầu vào và giá đầu ra. Đầu vào bao gồm giá phân bón, giá công lao động thuê ngoài, giá giống, giá các công tác dịch vụ đầu ra là giá lúa.
Thời gian gần đây, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước đã có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất lương thực cũng như đời sống của người
Đại học Kinh tế Huế
nông dân. Giá nhập khẩu Urê bình quân từ mức 292 USD/ tấn năm 2009 đã tăng lên mức 322 USD/tấn năm 2010và hiện ở mức khoảng 380 USD/tấn (năm 2011). Giá bán lẻ Urê trong nước cũng tăng liên tục, từ mức 6.000-6.500 đ/kg (năm 2009) đã tăng lên mức 8.000-9.500 đ/kg (cuối năm 2010 đầu năm 2011). Mà như chúng ta đã biết chi phí về phân đạm là chi phí cao nhất trong các khoản chi phí về phân cho sản xuất lúa giá phân đạm tăng sẽ đẩy chi phí tăng lên cao, trong khi giá lúa có tăng nhưng với biên độ nhỏ hơn rất nhiều so với giá phân bón, từ đó làm giảm hiệu quả của người trồng lúa.Giá lúa bình quân trong vụ đông xuân 2008-2009 là 3500đ-3700đ/kg đến vụ Đông xuân 2009-2010 thì giá lúa cũng chỉ lên mức 4700-5000đ/kg.Bên cạnh phân đạm thì các loạiphân khác cần cho sản xuất lúa như phân Lân, phân Kali, NPK cũng tăng giá rất nhanh qua các vụ sản xuất nhất là vào nhữngthời điểm chính vụ giá phân bóntăng với tốc độnhanh mà nông dân không hiểu nguyên nhân của việc tăng giá là từ đâu.
Tuy nhà nước đã đưa phân bón vào trong danh mục các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá, áp dụng nhiều biện pháp điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp như: điều hòa cung cầu, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 0%, ưu đãi giá đầu vào đối với một số loại phân bón sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn giá còn có những bất cập nên thị trường phân bón nhiều năm qua đã xảy ra những diễn biến không bình thường: có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc có lúc giá giảm xuống quá thấp, không hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế.
Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu, phân bón sẽ tiếp tục bất ổn kể cả về giá và nguồn cung vì biến động tỷ giá ngoại tệ và nguồn nhập từ Trung Quốc đang khó khăn. Hiện nay, nhu cầu phân bón khu vực phía Bắc đang dần tăng do tới thời vụ, tình trạng khan hiếm và tăng giá phân bón nếu tiếptục kéo dài sẽ tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp phía Bắc và khu vực miền Trung.
Do vậy, theo các chuyên gia kinh tế, để chủ động hơn trong việc kiểm soát sự biến động của giá bán lẻ phân bón, các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát chặt các yếu tố hình thành giá, tổ chức xây dựng hành lang pháp lýđể các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được hệ thống phân phối minh bạch từ khâu bán buôn đến bán lẻ đến tay người nông dân. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón cần chủ
Đại học Kinh tế Huế
động dự trữ phân bón để sẵn sàng cung ứng khi thị trường biến động lớn hoặc mất cân đối cung cầu. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần linh hoạt trong việc kiềm chế lạm phát cũng như chính sách về tỷ giá để bìnhổn thi trường.
Chính sách Nhà nước
Các chính sách Nhà nước có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Đó là những tác động ở tầm vĩ mô của Nhà nước.
Nó có khả năng phát triển nền kinh tế nếu chính sách đúng và phù hợp, ngược lại, nếu chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm nền kinh tế. Đặc điểm của chính sách là mang tính giai đoạn, chỉ phù hợp với từng giai đoạn tương ứng với một điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Do vậy các chính sách cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Đối với việc phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các hộ gia đình các chính sách của Nhà nước có vai trò quan trọng. Ngoài ra các hộ cũng phải có nguồn vốn để đầu tư các tư liệu sản xuất cũng như các yếu tố đầu vào. Yếu tố tiếp theo mà các hộ sản xuất quan tâm là kỹ thuật sản xuất và công tác tiêu thụ . Để đáp ứng các nhu cầu trên, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của các hộ về vốn, đất đai và kỹ thuật, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ giá: Bao gồm chính sách hỗ trợ giá lúa giống, giá phân bón, thu mua lúa tạm trữcho nông dân.
Trong thời gian vừa qua chính phủ đã có những chính sách khá mạnh tay và linh hoạt để bình ổn giá phân bón, bên cạnh đó để tăng giá lúa chính phủ cũng đã thực hiện chính sách thu mua dự trữ lúa với giá lúa cao để nâng giá lúa trên thị trường. Đây là một chính sách lớn và được nông dân rất đồng tình và nó đã tạo ra được những chuyển biến lớn trên thị trường lúa gạo. Công tác hỗ trợ giá giống lúa đặc biệt là các giống lúa mới, các giống lúa lai năng suất cao để nhân dân đưa vào sản xuất thử, do đa phần các giống lúa lai hiện nay đang sử dụng đều phải nhập khẩu nên giá giống rất cao.
- Hỗ trợ về đất đai
Để giúp các hộ có quỹ đất tương đối lớn và thời gian sử dụng ổn định lâu dài để yên tâm sản xuất, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trong
Đại học Kinh tế Huế
việc đo đạc, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đóng lệ phí để làm thủ tục. Cụ thể là: phòng Tài nguyên & MT, đã quy hoạch đo đạc tham mưu cho UBND huyện cấp đất cho hàng ngàn hộ kịp thời có điều kiện vay vốn. Bên cạnh đó cũng tiến hành dồn điền đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dung máy móc trong sản xuất nông nghiệp. Giao đất nông nghiệp với thời hạn sử dụng dài để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất trên thửa ruộng của mình.
Chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh (bắt đầu từ Khoán 10) đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước... và chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư, đặc biệt đầu tư mạnh về thuỷ lợi đã tạo cú hích ban đầu cho nền nông nghiệp hàng hoá: từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực trong những năm cuối thập kỷi 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, chúng ta đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, đứng vào một trong những nước hàng đầu thếgiới về xuất khẩu các nông phẩm nhiệt đới như cà phê, cao su, hạt tiêu, điều... và gần đây, xuất khẩu thuỷ sản cũng chiếm vị trí cao. Tuy nhiên, về cơ bản, sản xuất nông nghiệp nước ta còn phát triển thiếu bền vững, manh mún và tự phát, kém sức cạnh tranh và chưa đủ tầm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu bức thiết hiện nay là nhanh chóng chuyển từ nền nông nghiệp trình độ thấp sang trình độ cao. Điều đó đòi hỏi phải có bước đột phá về chính sách để giải quyết các mâu thuẫn và rào cản phát triển, đưa nền nông nghiệp truyền thống chuyển sang quỹ đạo hàng hoá và thị trường hiện đại; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tạo ra nền nông nghiệp giá trị cao và chất lượng cao dựa trên việc ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học công nghệ và phát triển bền vững.
Công tác thủy lợi:
Đặc điểm của cây lúa là cần nhiều nước, đòi hỏi ngâm chân trong nước vì vậy nước là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong sản xuất lúa. Vì vậy mà công tác thủy lợi cần được đầu tư đúng mức.
Là huyện ven sông nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng rất lớn của các đợt lũ lụt, công tác thủy lợi được nhân dân cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm.
Trong những năm qua huyện đã tập trung vào công tác kiên cố hóa kênh mương, bê
Đại học Kinh tế Huế
tông hóa theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân đóng góp một phần nhà nước hỗ trợ một phần. Bên cạnh việc kiên cố hóa kênh mương , giảm thiểu tối đa thất thoát nước không đáng có trong quá trình tưới,huyện cũng đầu tư xây dựng các hồ chứa nước để đấp ứng công tác tưới vào mùa khô.
Tổng chiều dài kênh mương dẫn nước trên địa bàn huyện là 574,5 km, trong đó kênh mương đãđược kiên cố hóa là 265,5 km đạt 46,2%. Về kết cấu kênh mương toàn huyện có 69,5km kênh cấp 1, 132km kênh cấp 2, kênh cấp 3 dài 59km, 144km kênh cấp 4 và 170km mương kênh chân rết. Thời gian tới huyện chủ trương sẽ tiến hành kiên cố hóa hết toàn bộ kênh mương trên địa bàn và sẽhoàn thành việc xây dựng cống Bara NamĐàn 2, để nâng cao khả năng tiêu úng cũng như dự báo được tình hình lũ lụt trên địa bàn huyện giúp giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của lũ lụt đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Công tác cungứng giống cho nông dân
Trên địa bàn huyện, phòng nông nghiệp, phòng khuyến nông và trạm giống huyện đã tiến hành cung cấp giống đến từng hợp tác xã dịch vụ. Nông dân tiến hành đăng ký loại cũng như số lượng giống đến các xóm trưởng sau đó HTX tập hợp và đăng ký lên trên. Việc tiến hành cung cấp như trên có các ưu điểm sau:
- Đáp ứng được đầy đủ về số lượng giống cho nông dân vào lúc thời điểm xuống giống.
- Đảm bảo được chất lượng giống tốt có nguồn gốc rõ ràng cho nông dân sản xuất, tránh các loại giống kém phẩm chất.
- Nắm được số lượng xuống giống, đảm bảo xuống giống đúng lịch thời vụ của huyện đề ra.
Hướng dẫn kỹ thuật đầu tư thâm canh
Có thể nói kỹ thuật đầu tư thâm canh là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa. Đa phần các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện đều tiến hành đầu tư cho sản xuất dựa vào kinh nghiệm từ trước để lại, chưa biết cách đầu tư như thế nào để giúp hạ thấp chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết bà con đều có tâm lý cứ đầu tư nhiều thì sẽ mang lại hiệu quả cao.
Đại học Kinh tế Huế
Trong những năm gần đây, phòng nông nghiệp cùng với phòng khuyến nông đã tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân về kỹ thuật đầu tư thâm canh sản xuất lúa nhất là các giống lúa lai cho các hộ sản xuất lúa trên địa bàn. Cụ thể trong năm 2009 huyện tổ chức được 29 buổi tập huấn chocác hộ nông dân tại 29 HTX trên tổng số 36 HTX trong huyện. Năm 2010 tổ chức được 23 buổi tập huấn về kỹ thuật đầu tư thâm canh cho nông dân. Thông qua các buổi tập huấn này đã giúp cho nông dân nâng cao được trìnhđộ hiểu biết cũng như nắm được kỹ thuật thâm canh sao cho hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc mở các lớptập huấn thì trong vụ đông xuân 2010 huyện còn đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn thực tiễn tại 4 HTX xã Nam Thái, Vân Diên 2, Hùng Tiến 1 và Nam Kim 2. Tại các mô hình này có sự tham gia của cán bộ và nông dân, nông dân được hỗ trợ toàn bộ chi phí về giống phân bón bên cạnh đó còn được cán bộ khuyến nông của huyện trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, nông dân thực hiện ngay tại chân ruộng của mình. Mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt các hộ tham gia năng suất lúa đều cao hơn bình quân chung từ 5-7%.
Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp(IPM)
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO), “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Đây là biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa chủ yếu bằng việc sử dụng các biện pháp sinh học, các ký sinh trùng, các loại thiên địch, giúp hạchi phí cho nông dân mà còn thân thiện với môi trường xung quanh.Thông qua việc tổ chức các lớp học về IPM sẽ giúp nông dân nhận biết và phát hiện sớm các loại sâu bệnh trên cây lúa, áp dụng các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt sâu bệnh bằng việc sử dụng các loại thiên địch như: ong đen ký sinh trên trứng bọ xít, ong xanh ký sinh trên trứng sâu đục thân, ruồi đầu toký sinh trên rầy, ong đen kén trắng ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ…, hay sử dụng các động vật ăn thịt như mèo, rắn để bắt chuột. Bên cạnh đó thì IPM cũng hướng dẫn cho nông dân cách sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV:
Đại học Kinh tế Huế
- Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.
- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúngchủng loại, đúng liều lượng và nồng độ, đúng thời điểm (đúng lúc), đúng kỹ thuật (đúng cách).
Thông qua việc mớ các lớp học về IPM bao gồm các lớp dài hạn và ngắn hạn, hàng năm phòng khuyến nông huyện đều tiến hành cử cán bộ của phòng, thuê thêm giáo viên từ các trường về nông nghiệp để tham gia giảng dạy trong các lớp IPM cho nông dân.
Các lớp học này bước đầu đã mang lại hững thành công bước đầu, công tác phát hiện phòng trừ, tiêu diệt sâu bệnh hại lúa trên dịa bàn huyện đã có những chuyển biến lớn, hạn chế tối đa ảnh hưởng của sâu ại đến năng suất và sản lượng lúa của huyện.